Được phát hiện từ năm 1906, tuy nhiên, bệnh Alzheimer còn khá xa lạ với chúng ta. Alzheimer là gì? Bệnh Alzheimer có nguy hiểm không?
Alzheimer là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên sa sút trí tuệ, một thuật ngữ chung mô tả sự mất trí nhớ và khả năng nhận thức, hạn chế khả năng sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60 – 80% các trường hợp sa sút trí tuệ.
Yếu tố nguy cơ lớn nhất được biết đến là do tuổi tác, lão hóa và đa số những người bệnh Alzheimer đều trên 65 tuổi.
Bệnh Alzheimer tiến triển nặng dần theo thời gian
Alzheimer là một căn bệnh tiến triển, khi triệu chứng sa sút trí tuệ dần trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Ở những giai đoạn đầu, chứng mất trí nhớ còn nhẹ, nhưng đến những giai đoạn sau, bệnh nhân sẽ dần mất đi khả năng giao tiếp và phản ứng với thế giới bên ngoài.
Bệnh Alzheimer không có cách chữa khỏi, nhưng cũng có phương pháp điều trị: aducanumab (Aduhelm) là liệu pháp đầu tiên nhằm loại bỏ amyloid, nhằm giảm tình trạng suy giảm nhận thức và chức năng ở người bệnh Alzheimer giai đoạn sớm.
1. Bệnh Alzheimer là gì?
Alzheimer là một căn bệnh về não, ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Triệu chứng dần trở nên nghiêm trọng khiến người bệnh gặp khó khăn với sinh hoạt hàng ngày.Alzheimer là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên sa sút trí tuệ, một thuật ngữ chung mô tả sự mất trí nhớ và khả năng nhận thức, hạn chế khả năng sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60 – 80% các trường hợp sa sút trí tuệ.
Yếu tố nguy cơ lớn nhất được biết đến là do tuổi tác, lão hóa và đa số những người bệnh Alzheimer đều trên 65 tuổi.
Bệnh Alzheimer tiến triển nặng dần theo thời gian
Alzheimer là một căn bệnh tiến triển, khi triệu chứng sa sút trí tuệ dần trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Ở những giai đoạn đầu, chứng mất trí nhớ còn nhẹ, nhưng đến những giai đoạn sau, bệnh nhân sẽ dần mất đi khả năng giao tiếp và phản ứng với thế giới bên ngoài.
Bệnh Alzheimer không có cách chữa khỏi, nhưng cũng có phương pháp điều trị: aducanumab (Aduhelm) là liệu pháp đầu tiên nhằm loại bỏ amyloid, nhằm giảm tình trạng suy giảm nhận thức và chức năng ở người bệnh Alzheimer giai đoạn sớm.
Các phương pháp điều trị khác có thể tạm thời làm giảm nhẹ những triệu chứng sa sút trí tuệ và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân Alzheimer. Cho đến ngày nay, cả thế giới vẫn đang nỗ lực tìm kiếm phương pháp để điều trị, trì hoãn sự khởi phát và ngăn chặn bệnh phát triển.
2. Triệu chứng của Alzheimer
Triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của Alzheimer là khó tiếp thu, khó nhớ những thông tin mới. Cũng như những bộ phận khác trên cơ thể, trí não của chúng ta thay đổi khi chúng ta già đi. Hầu hết chúng ta đều nhận thấy việc suy nghĩ chậm chạp và đôi khi có vấn đề với việc ghi nhớ những điều nhất định, gần như không có khả năng tiếp thu thêm thông tin mới. Tuy nhiên, việc mất trí nhớ một cách trầm trọng, nhầm lẫn và có những thay đổi lớn trong cách trí não hoạt động có thể là dấu hiệu cho thấy tế bào não đang bị lỗi.Những thay đổi điển hình của bệnh Alzheimer bắt đầu ở phần não ảnh hưởng đến khả năng học hỏi. Khi Alzheimer tiến triển, những triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm sự mất phương hướng, thay đổi hành vi và cảm xúc, nhầm lẫn về các sự kiện, thời gian và địa điểm, không nhận ra gia đình, bạn bè và những người chăm sóc thân quen, suy giảm trí nhớ trầm trọng và khó khăn trong việc nói, nuốt và đi lại. Người bệnh mất dần khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, dễ bị ngã.
Những người bị suy giảm trí nhớ và những dấu hiệu khác của bệnh Alzheimer có thể khó nhận ra họ đang có vấn đề. Dấu hiệu của sa sút trí tuệ có thể được nhận ra rõ ràng hơn bởi những thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Bất kì ai gặp các triệu chứng như chứng sa sút trí tuệ nên đi khám càng sớm càng tốt. Việc chẩn đoán sớm và các biện pháp can thiệp sẽ cải thiện một cách đáng kể, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Alzheimer và bộ não
Những thay đổi trong não bắt đầu từ rất lâu trước khi có những dấu hiệu đầu tiên của việc mất trí nhớ.
Bộ não có 100 tỉ tế bào thần kinh. Mỗi tế bào thần kinh kết nối với nhiều tế bào khác để tạo thành mạng lưới liên lạc. Các nhóm tế bào thần kinh có những chức năng chuyên biệt. Một số nhóm có vai trò quan trọng trong việc suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ. Trong khi một số khác có thể giúp chúng ta nhìn, nghe và ngửi.
Để thực hiện công việc của mình, các tế bào não hoạt động như những công xưởng. Chúng nhận nguồn cung cấp, tạo ra năng lượng, xây dựng và loại bỏ chất thải. Tế bào cũng xử lý và lưu trữ thông tin, kết nối với các tế bào khác. Để mọi thứ hoạt động trơn tru, đòi hỏi sự phối hợp cũng như nguồn lượng lớn nhiên liệu với oxy.
Các chuyên gia cho rằng bệnh Alzheimer cản trở hoạt động của những công xưởng này. Các bản sao lưu và sự cố trong một hệ thống nào đó gặp vấn đề sẽ dẫn tới trục trặc ở những bộ phận khác. Khi sự cố lan rộng, các tế bào mất khả năng thực hiện công việc của mình và chết đi, gây ra những thay đổi không thể phục hồi trong não bộ.
3. Bệnh Alzheimer có nguy hiểm không?
Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh Alzheimer có thể đối mặt với những nguy cơ sau:- Mất khả năng sinh hoạt hàng ngày, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc;
- Khả năng ngôn ngữ giảm, cuối cùng dẫn đến mất hoàn toàn ngôn ngữ;
- Thoái hóa các khối cơ khiến người bệnh phải nằm liệt giường;
- Bệnh nhân Alzheimer thường tử vong do các nguyên nhân như: Nhiễm trùng vết loét do tì đè, viêm phổi, thiếu dinh dưỡng, v.v.
4. Nhật Bản phát hiện đặc điểm của người dễ mắc bệnh Alzheimer
Cho đến nay, vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân dẫn tới bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, Nhật Bản vừa phát hiện các đặc điểm di truyền của những người có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer thông qua việc nghiên cứu các tế bào thần kinh não được tạo ra từ tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS).Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào iPS của Đại học Kyoto đã sử dụng các tế bào iPS để tạo ra các tế bào não ở 102 người được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer, đồng thời tiến hành phân tích tình trạng của các protein và gene, cùng các yếu tố khác.
Các thành viên nghiên cứu đã phát hiện ra 496 liên kết của các đột biến gene có liên quan đến các protein bất thường. Đồng thời, xác định được 8 gene kiểm soát số lượng các protein bất thường này.
Quảng cáo
Theo nhóm nghiên cứu, việc nghiên cứu các đặc điểm của các gene kiểm soát số lượng protein bất thường có thể sẽ giúp dự đoán sự phát triển của bệnh Alzheimer và tìm ra các phương pháp điều trị mới.
Giáo sư Haruhisa Inoue, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết bằng cách xác định chính xác các gene gây bệnh Alzheimer, việc chẩn đoán và điều trị sớm căn bệnh này có thể sẽ khả thi.
Tại châu Á, Nhật Bản là một trong những quốc gia tiên tiến có trình độ chuyên môn cao hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực y khoa.