Hiện tượng nhật thực toàn phần hiếm thấy ở Nam Cực vào ngày 4/12 vừa qua đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, những người đang muốn tìm hiểu thêm về tác động của những hiện tượng như vậy đối với thời tiết vũ trụ.
Nhật thực bắt đầu lúc 07:00 GMT và chỉ có thể nhìn thấy được ở Nam Cực, với đường đi chạy qua thềm băng Ronne và vùng Ellsworth của xứ sở băng tuyết này.
Thời tiết vũ trụ là một lĩnh vực mô tả cách từ trường, các hạt mang điện và phân tử khí tương tác với nhau ở khu vực gần Trái đất, và là một chủ đề khá quan trọng hiện nay, vì khả năng ảnh hưởng đến các chức năng vệ tinh, thông tin liên lạc quốc tế và thậm chí cả lưới điện quốc gia, cũng như làm phát sinh cực quang ở 2 đầu cực của Trái đất.
Nhật thực bắt đầu lúc 07:00 GMT và chỉ có thể nhìn thấy được ở Nam Cực, với đường đi chạy qua thềm băng Ronne và vùng Ellsworth của xứ sở băng tuyết này.
Thời tiết vũ trụ là một lĩnh vực mô tả cách từ trường, các hạt mang điện và phân tử khí tương tác với nhau ở khu vực gần Trái đất, và là một chủ đề khá quan trọng hiện nay, vì khả năng ảnh hưởng đến các chức năng vệ tinh, thông tin liên lạc quốc tế và thậm chí cả lưới điện quốc gia, cũng như làm phát sinh cực quang ở 2 đầu cực của Trái đất.
Không có gì ngạc nhiên khi mặt trời đóng một vai trò quan trọng trong thời tiết và sự tương đồng của cực từ ở Nam Cực tạo ra các tương tác cục bộ mạnh mẽ, vì vậy các nhà nghiên cứu đã phát động một chiến dịch đa quốc gia nhằm nghiên cứu tác động của việc giảm bức xạ từ mặt trời từ mặt trăng, trên phạm vi toàn bộ khu vực cũng như toàn Trái đất.
Chiến dịch này dựa vào 8 máy đo từ trường năng lượng thấp (LPM) của Cục khảo sát Nam Cực của Vương quốc Anh (BAS). Một trong số này nằm trực tiếp trên đường đi của hiện tượng nhật thực và 7 chiếc còn lại nằm rải rác khắp lục địa, điều này sẽ cho phép nghiên cứu những thay đổi trong các biến thể từ trường, khi những biến đổi về điện trở trong bầu khí quyển làm thay đổi các dòng điện ở phạm vi độ cao đó. Điều này có thể tạo ra "nhiễu động tầng điện ly du hành", có thể gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và ảnh hưởng đến hệ thống định vị vệ tinh.
John Law, nhà khoa học nghiên cứu khí quyển Nam Cực tại trạm Rothera cho biết: “Nhóm nghiên cứu ở đây thực sự hào hứng với việc có thể chứng kiến nhật thực vào sáng thứ bảy vừa qua. Chúng tôi đã đặt đồng hồ báo thức vào những giờ đầu, lượng ánh sáng mặt trời tối đa bị mặt trăng che khuất sẽ vào khoảng 94% vào khoảng 4 giờ sáng (theo giờ địa phương). Trong suốt mùa hè, mặt trời không bao giờ lặn xuống dưới đường chân trời, vì vậy ngay cả khi vào lúc 4 giờ sáng, chúng ta sẽ thấy hiệu ứng của hiện tượng nhật thực toàn phần."
Quảng cáo
Nguồn: BAS