Năm 2007, iPhone mở ra kỷ nguyên của màn hình cảm ứng khiến hầu hết các nút vật lý trên điện thoại dần dần biến mất. Nhưng có một khoảnh khắc ngắn trong thời điểm đó xuất hiện một nỗ lực kết hợp giữa nút bấm vật lý và màn hình cảm ứng. BlackBerry phân biệt sự khác biệt bằng cách mạnh dạn hỏi: “điều gì sẽ xảy ra nếu màn hình cảm ứng cũng là một nút bấm vật lý?”.
Và chiếc BlackBerry Storm ra đời. Thiết bị này có màn hình vừa cảm ứng vừa là một nút bấm vật lý nhờ vào một công tắc cơ học ở dưới chính giữa màn hình. Storm là một trong những nỗ lực đầu tiên (và cũng là cuối cùng) để kết nối thế giới cũ của bàn phím vật lý và thế giới hiện đại của màn hình cảm ứng. Vậy lý do cho sự ra đời của Storm là gì?
Thời hoàng kim của Dâu Đen gắn liền với bàn phím vật lý: một bàn phím QWERTY kéo dài ở 1/3 dưới của điện thoại, với các phím nhỏ nhưng bằng một cách nào đó vẫn có thể gõ một cách hoàn hảo. Một chiếc BlackBerry không có bàn phím vật lý để gõ tin nhắn và email BBM hoàn toàn không phải là một chiếc “BlackBerry”. Ngay cả logo của công ty cũng gợi lên hình ảnh những phím chiclet đã tạo nên thương hiệu của mình.
Nhưng những nút vật lý có được yêu thích đến đâu thì cũng không thể đánh bại làn sóng tiến bộ đang ào đến: màn hình cảm ứng là tương lai và BlackBerry phải thay đổi. Steve Jobs đã nói trong buổi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên rằng những chiếc điện thoại như BlackBerry hay Palm Treo “đều có bàn phím dù bạn có cần hay không, và tất cả chúng đều có các nút được cố định bằng nhựa” do đó chúng không thể thích ứng với các app hoặc UI cụ thể.
Và chiếc BlackBerry Storm ra đời. Thiết bị này có màn hình vừa cảm ứng vừa là một nút bấm vật lý nhờ vào một công tắc cơ học ở dưới chính giữa màn hình. Storm là một trong những nỗ lực đầu tiên (và cũng là cuối cùng) để kết nối thế giới cũ của bàn phím vật lý và thế giới hiện đại của màn hình cảm ứng. Vậy lý do cho sự ra đời của Storm là gì?
Đối với BlackBerry, bàn phím vật lý chính là lẽ sống
Thời hoàng kim của Dâu Đen gắn liền với bàn phím vật lý: một bàn phím QWERTY kéo dài ở 1/3 dưới của điện thoại, với các phím nhỏ nhưng bằng một cách nào đó vẫn có thể gõ một cách hoàn hảo. Một chiếc BlackBerry không có bàn phím vật lý để gõ tin nhắn và email BBM hoàn toàn không phải là một chiếc “BlackBerry”. Ngay cả logo của công ty cũng gợi lên hình ảnh những phím chiclet đã tạo nên thương hiệu của mình.
Nhưng những nút vật lý có được yêu thích đến đâu thì cũng không thể đánh bại làn sóng tiến bộ đang ào đến: màn hình cảm ứng là tương lai và BlackBerry phải thay đổi. Steve Jobs đã nói trong buổi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên rằng những chiếc điện thoại như BlackBerry hay Palm Treo “đều có bàn phím dù bạn có cần hay không, và tất cả chúng đều có các nút được cố định bằng nhựa” do đó chúng không thể thích ứng với các app hoặc UI cụ thể.
BlackBerry đã nhận thức được thông điệp này. Và vào năm 2008, công ty đã ra mắt chiếc BlackBerry Storm, chiếc điện thoại màn hình cảm ứng đầu tiên của mình. Thiết bị này có màn hình 3,25 inch, lớn hơn nhiều so với 2,5 inch tiêu chuẩn lúc đó. Và quan trọng là, nó không có bàn phím vật lý.
Màn hình nhấn SurePress
Thay vào đó, Storm có một màn hình “SurePress” độc đáo: thay vì các nút bàn phím thì màn hình lúc này là một “nút khổng lồ” có thể nhấn xuống giống như một cái trackpad trên laptop. Trên iPhone, bạn chỉ đơn giản là nhấp vào bàn phím ảo và không có dấu hiệu gì để nhận biết bạn đang nhấn, nhưng trên Storm bạn phải nhấn một cách “vật lý” với âm thanh “click” cực kỳ vui tai nhờ công tắc cơ học bên dưới.
Ý tưởng này tuyệt vời trên lý thuyết, nhưng trên thực tế thì gõ phím trên Storm rất tệ. Màn hình phản hồi rất chậm và khi gõ phải nhấn xuống rồi nâng ngón tay lên trước khi có thể nhấn một phím khác. Thao tác gõ phím nhanh như chớp mà những người dùng BlackBerry thường sử dụng đã bị thay bằng nhịp độ gõ từng chữ cái một.
Công ty sau đó đã điều chỉnh lại trên chiếc Storm2 một năm sau đó, thay thế một công tắc cơ học duy nhất bằng 4 công tắc ở các góc của màn hình – cho phép nhấn nhiều phím cùng một lúc. Ngoài ra bàn phím QWERTY full size cũng được thêm vào theo hướng dọc thay cho bàn phím 2 chữ-1 phím trước đó. Nhưng ngay cả như vậy thì công nghệ SurePress vẫn chưa đủ tốt để tái tạo cảm giác gõ như trên bàn phím vật lý thông thường của BlackBerry.
Bài học về sự kết hợp của 2 thứ trái ngược nhau
BlackBerry đã cố gắng mang đến cho khách hàng của mình những điều họ cho là tốt nhất của cả 2 thế giới khi tạo ra Storm, nhưng cuối cùng lại chỉ đang khai thác những trải nghiệm tồi tệ nhất của cả bàn phím vật lý và khả năng gõ trên màn hình cảm ứng.
Quảng cáo
Các yếu tố vật lý tạo ra âm thanh to hơn và gây cảm giác mệt mỏi hơn cho người dùng so với bàn phím QWERTY truyền thống, ngoài ra cảm giác gõ cũng không thể sánh được với với phím vật lý. Bên cạnh đó, ma sát tăng thêm từ công tắc vật lý cũng làm giảm đi lợi ích của màn hình cảm ứng khi gõ phím. Tất cả những điều này dẫn đến trải nghiệm chậm lag và hoàn toàn không dễ để gõ.
Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi BlackBerry đã từ bỏ công nghệ SurePress của mình ngay sau đó. Vào năm 2010, hãng ra mắt chiếc BlackBerry Torch có màn hình cảm ứng cùng kích thước với Storm nhưng đi kèm với bàn phím trượt vật lý.
BlackBerry sau đó cũng không dứt khoát hoàn toàn giữa việc chỉ trang bị màn hình cảm ứng hoặc bàn phím vật lý quen thuộc trong nhiều năm sau đó (thậm chí còn trang bị cả 2 trên một số thiết bị).
Các nút vật lý có thể là một phương thức tốt để sử dụng điện thoại, màn hình cảm ứng cũng vậy. Nhưng sự kết hợp giữa chúng hoá ra lại là một ý tưởng vô cùng khủng khiếp.
Theo: The Verge