IFA 2024

IFA 2024


Những điều kỳ lạ về động vật năm 2023

27/12/2023 7:50Phản hồi: 8
Những điều kỳ lạ về động vật năm 2023
Thế giới động vật không thiếu những điều bất ngờ kỳ lạ và tuyệt vời, và năm nay các nhà sinh vật học đã mang đến cho chúng ta một số điều thú vị. Tất cả các kiểu sinh vật, từ vi khuẩn siêu nhỏ đến các loài giáp xác khổng lồ đều có những thích nghi đáng chú ý và đa dạng, và càng hiểu rõ cách động vật tương tác với môi trường, chúng ta càng có nhiều cơ hội để ngăn ngừa sự tuyệt chủng của các loài.

Bạch tuộc ngủ giống con người và phát hiện mới trên da của mực nang

z5014263837417-788abff1c76670970411606482892b51.jpg
[📷 Hình ảnh: Depositphotos]
Các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa (OIST) và Đại học Washington đã nghiên cứu hoạt động não bộ và hành vi khuôn mẫu của loài bạch tuộc thường (Octopus laqueus) và phát hiện ra rằng nó trải qua một giai đoạn ngủ tích cực tương tự như giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). Hơn nữa, hành vi của loài vật trong thời gian này cho thấy, giống như con người trong giấc ngủ REM, bạch tuộc có thể đang mơ, cung cấp cái nhìn mới mẻ về khả năng nhận thức của loài vật này.
Các nhà khoa học của OIST và Viện Nghiên cứu Não Max Planck đã khai quật những phát hiện mới đầy hấp dẫn về cách mực nang có thể kiểm soát chính xác và hiệu chỉnh màu sắc các kiểu ngụy trang của nó, cho thấy chức năng não bộ cao hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Những con dơi với bộ phận sinh dục hình trái tim khổng lồ

z5014264575402-fc1c1ed8dceecb8c3e0064b224ad8568.jpg
[📷 Hình ảnh: Alona Shulenko]
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Lausanne, Thụy Sĩ, đã phát hiện ra một số điều thú vị về một nhóm dơi sống trong mái nhà của một nhà thờ ở Hà Lan. Những con dơi này đã được ghi lại trên camera khi tham gia vào các phiên làm tình kéo dài, điều này có vẻ hơi kỳ lạ. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, họ phát hiện ra rằng con dơi đực (Eptesicus serotinus) có dương vật hình trái tim, khi cương cứng, chiều dài chiếm một phần năm của cơ thể dài 2,75 inch (7 cm) của nó và dài hơn bảy lần so với âm đạo của đối tác. Chính vì điều này mà các nhà khoa học đã phát hiện ra, những con dơi này đang có quan hệ tình dục không xâm nhập, sử dụng dương vật của chúng như một cánh tay để đẩy đuôi của con cái sang một bên để giao phối theo cách tương tự như quan hệ tình dục tiếp xúc bề ngoài trong thế giới loài chim. Đây là lần đầu tiên có báo cáo về việc giao phối tiếp xúc ngoài trong các loài động vật có vú.

Loài bọ này sở hữu một bộ phận sinh dục có hình dạng giống như dụng cụ mở chai bia.

z5014265008451-0a28c606eee5613567dea878a58be55d.jpg

[📷 Hình ảnh: University of Copenhagen]
Để không thua kém loài dơi trên, loài bọ cánh cứng châu Âu này được phát hiện có một cái "dụng cụ" kỳ lạ, trông giống hệt như một dụng cụ mở chai bia. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Copenhagen, những người đã thực hiện khám phá này trên loài bọ cánh cứng mới được tìm thấy, đã khéo léo đặt tên cho nó là Loncovilius carlsbergi, như một sự tri ân đến hãng bia nổi tiếng Carlsberg của Đan Mạch. Vào thời điểm công bố, các nhà nghiên cứu đang tiến hành sản xuất một dụng cụ mở chai dựa trên bộ phận sinh dục của loài bọ cánh cứng này, nhằm nâng cao nhận thức về côn trùng (loài động vật đông nhất hành tinh), nhưng cũng bị gạt sang một bên khi nói đến vấn đề bảo tồn.

Ếch cái giả chết để tránh những con đực không hấp dẫn

z5014265795678-08aadbeb71c8782bd81f48f676d2a47c.jpg
[📷 Hình ảnh: Depositphotos]
Trong thế giới tự nhiên, việc các loài cái có cơ chế lựa chọn bạn tình khắt khe là điều thường thấy, và các nhà khoa học từ Viện Konrad Lorenz thuộc Viên, Áo, đã phát hiện ra một trường hợp đặc biệt ấn tượng vào năm nay. Khi đối mặt với sự "tấn công" rầm rộ của các con đực trong mùa sinh sản bùng nổ, con cái của loài ếch đồng châu Âu (Ranat emporaria) sẽ giả chết để tránh giao phối với những con đực không mong muốn. Các nhà khoa học tin rằng chiến thuật này phát triển từ hành vi lăn lộn trong nước, vốn có thể khiến cả ếch đực và cái bị chết đuối. Vì vậy, việc giả chết này vừa hiệu quả vừa tiết kiệm năng lượng.

Một nhóm kiến cũng được phát hiện là những diễn viên giỏi

z5014266285724-af1677b8616e8f825e80a51a50dca1ff.jpg
[📷 Hình ảnh: S. 'Topa' Petit]
Trong một khám phá chưa từng có, các nhà khoa học đã quan sát thấy không chỉ một mà là cả một nhóm kiến giả chết đồng thời. Mặc dù hiện tượng kiến giả chết đơn lẻ đã được ghi nhận trước đây, nhưng chưa bao giờ được thấy ở một nhóm động vật. Cảnh tượng này được phát hiện tình cờ khi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Nam Úc đang điều tra các hộp làm tổ cho động vật bản địa trên Đảo Kangaroo. Ban đầu, các nhà khoa học nghĩ rằng những con kiến đã chết trong các hộp, cho đến khi một con kiến Polyrhachis femorata "lộ tẩy" khi di chuyển. Họ đã chứng kiến hành vi kỳ lạ này trong suốt quá trình nghiên cứu thực địa, với một số con kiến kích hoạt “diễn xuất” ngay lập tức trong khi những con khác mất thời gian lâu hơn để "nhập vai".

Phân bố DNA cho thấy sao biển không có đầu và tay riêng biệt, mà toàn bộ cơ thể chúng đều có chức năng giống nhau

z5014266845767-b8c55eb5a9e663aa779c38f1d74fa22b.jpg
[📷 Hình ảnh: Laurent Formery]
Trong một nghiên cứu lật ngược hiểu biết của các nhà sinh học về sao biển, nhóm nghiên cứu từ Chan Zuckerberg Biohub San Francisco, hợp tác với các phòng thí nghiệm tại Đại học Stanford và Đại học California Berkeley, đã phát hiện ra rằng sao biển chỉ mang các dấu hiệu di truyền của phần đầu, nhưng hoàn toàn không có dấu hiệu di truyền nào cho phần thân hay đuôi. Dấu hiệu di truyền của phần đầu được định vị ở giữa mỗi "cánh tay" của loài vật.

Hành vi của loài rắn đang đe dọa đến đa dạng của chính giống loài của chúng

z5014267323701-418dd213732e65e3c232b8a8b25d7ee9.jpg
[📷 Hình ảnh: Nick Stock/Australian Wildlife Conservancy]
Trong khi hành vi ăn thịt đồng loại không hoàn toàn bất thường trong thế giới của rắn, việc ghi lại nó lại là một câu chuyện khác. Nick Stock từ Piccaninny Plains Wildlife Sanctuary ở Úc, đã chụp ảnh một con trăn đầu đen lớn đang thưởng thức bữa ăn kích cỡ lớn từ một con trăn đầu đen khác. Mặc dù trăn đầu đen thường có hành vi siết chặt con mồi đến chết trước khi ăn, nhưng con mồi này thực sự đã bị tiêu thụ khi nó vẫn còn sống. Trăn đầu đen không độc, siết rất chặt (Aspidites melanocephalus) được biết là chúng ăn các loài bò sát khác và sẽ tận dụng cơ hội để ăn thịt đồng loại chưa trưởng thành nếu có thể.

Di truyền tiết lộ cách bọ cánh cứng uống nước bằng mông

z5014287138383-14a1eec0c9c80c34f9d08c3d448d5f06.jpg
[📷 Hình ảnh: Depositphotos]

Quảng cáo


Các nhà khoa học đã khám phá ra cơ chế di truyền giúp bọ cánh cứng dễ dàng chiết xuất nước khan hiếm từ môi trường và hấp thụ qua trực tràng. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen, Đại học Edinburgh và Đại học Glasgow đã phát hiện ra rằng loài bọ bột đỏ (Tribolium castaneum) có một gen được biểu hiện nhiều hơn 60 lần ở trực tràng so với bất kỳ nơi nào khác trong cơ thể của loài vật này, và nó được định vị trong một nhóm tế bào đặc biệt, đóng vai trò then chốt trong quá trình "uống bằng mông" này.

Một loài côn trùng sử dụng cơ chế vật lý để bắn nước tiểu với cự ly xa

z5014268435638-d9caff850428a8be20673d0fba39a068.jpg
[📷 Hình ảnh: Georgia Tech]
Các nhà khoa học tại Georgia Tech đã sử dụng video tốc độ cao và kính hiển vi để khám phá cách con bọ cánh kính thủy tinh (Homalodisca vitripennis), mỗi ngày chúng tiểu lượng tương đương khoảng 300 lần trọng lượng cơ thể của nó, có thể bắn tiểu đi xa như thế nào.
tải xuống.gif
[📷 Hình ảnh: Georgia Tech]
Con bọ này có một phần phụ trợ ở hậu môn được gọi là "butt flicker," hoạt động như một lò xo và đòn bẩy để bắn giọt nước tiểu với gia tốc 40 lực G, sử dụng các nguyên lý vật lý chưa từng thấy trong tự nhiên. Các nhà khoa học tin rằng sự thích nghi tự nhiên này cũng có những ứng dụng thực tế lấy cảm hứng từ sinh học.

Con bọ này đã tách rời một phần cơ thể của nó để thực hiện quá trình sinh sản.

z5014269678719-ce917c44f22d38e6fb68b59318fbf180.jpg
[📷 Hình ảnh: Nakamura et al/(CC By 4.0)]
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo đã giải mã bí ẩn di truyền đằng sau cách con giun biển Nhật Bản (Megasyllis nipponica) phát triển một 'bản sao nhỏ' ở phần đuôi của nó, sau đó nó triển khai để có thể bơi đi một mình để tìm kiếm một cái đuôi tự chủ tương tự của giới tính đối lập để sinh sản. Trong khi đó, bản thân con giun vẫn tiếp tục sống và phát triển thành một “bản sao” khác, để triển khai cho việc giao phối một lần nữa.

Các nhà khoa học phát hiện ký sinh trùng điều khiển chế độ "xác sống" ở kiến

z5014270567287-6628a68d535688639af95e330ad6b05b.jpg
[📷 Hình ảnh: Depositphotos]

Quảng cáo


Trong một khám phá mới, các nhà khoa học Đại học Copenhagen đã phát hiện ra cách một loài giun ký sinh xảo quyệt có thể bật, tắt "chế độ xác sống" ở kiến, thực hiện những cuộc tấn công gián đoạn khi điều kiện thuận lợi nhất. Loài giun dẹp này, có tên gọi là sán lá gan (Dicrocoelium dendriticum), chiếm quyền điều khiển não của kiến thợ châu Âu khi ở nhiệt độ lý tưởng, đưa kiến leo lên ngọn cỏ và chờ đợi với hy vọng được bò hoặc cừu (vật chủ cuối cùng của giun) gặm phải. Nếu thất bại và nhiệt độ thay đổi, kiến sẽ lấy lại ý thức... giun ký sinh sẽ chờ đến cuộc tấn công tiếp theo.

Ký sinh trùng biến tôm thành “xác sống” nổi bật giữa đám đông

z5014270928842-64cadcb29cf3e33421fe1ba0c4725b58.jpg
[📷 Hình ảnh: David Johnson]
Các nhà khoa học tại Đại học Brown đã phát hiện ra cách ký sinh trùng Levinseniella byrdi, chỉ có thể sinh sản trong ruột của một số loài chim vùng đầm lầy, chúng xâm nhập vào bộ gen của vật chủ là loài giáp xác để thay đổi hành vi và màu sắc của chúng, biến chúng thành con mồi dễ dàng cho loài chim (vật chủ mà chúng cần). Bằng cách sử dụng giải trình tự RNA, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng giun ký sinh kích hoạt các gen liên quan đến sắc tố, cản trở vào khả năng phát hiện các kích thích bên ngoài và ức chế nhiều gen tham gia vào phản ứng miễn dịch, vốn thường chống lại ký sinh trùng. Điều này không tốt cho loài giáp xác thường hay lẩn trốn và được ngụy trang, nhưng lại tuyệt vời cho ký sinh trùng.

Các nhà nghiên cứu ghi lại hành trình 700 dặm (1.127 km) khó tin của loài chim biển

z5014271318336-9bda3099ef2c22b64dfc2bd30450355b.jpg
[📷 Hình ảnh: lin-sun-fong/iNaturalist/(CC By SA 4.0)]
Nhờ những thiết bị theo dõi sinh học GPS gắn trên 14 cá thể của một loài chim biển (Calonectris leucomelas) trưởng thành, các nhà khoa học Đại học Tohoku đã phát hiện ra một trường hợp ngoạn mục: một con chim trống gan dạ bất chấp nguy hiểm, bay trên bão Faxai khi cơn bão đang hoành hành dữ dội ở đông nam Nhật Bản. Đây là khởi đầu của một hành trình điên rồ kéo dài 11 giờ, 1.146 km (712 dặm), đưa chú chim bay cao hơn 4,5 km (15.000 ft) so với bình thường và với tốc độ gấp ba lần thông thường. Chú chim đã sống sót và các nhà nghiên cứu đã thu được những hiểu biết mới đáng kinh ngạc về các mô hình di cư của loài chim biển này và cách chúng có thể thích nghi với các sự kiện thời tiết khắc nghiệt ngày càng thường xuyên hơn.

Theo: New Atlas
8 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thực trạng xã hội ngày nay nè anh chị em 🙂🙃
8225312-z5014265795678-08aadbeb71c8782bd81f48f676d2a47c.jpg
@mig29f
Cười vô mặt
@mig29f Ý của Mig là some đó hả 😃
@Tú Bán Sách Ý là đè đầu cỡi cổ nhau đó anh.

Mà em cũng thích cách nghĩ của anh
Khôn như mày :D
Bài này k thấy con vật nào đẹp hết.
@Tú Bán Sách Có hình sao biển đẹp đó anh
Nhưng không đẹp bằng anh Tú 😝😝😝
@Huy Nguyễn 1995 thôi thôi Tú xin đừng gạ tình kiểu này nữa, Huy có thể buông tha cho Tú được ko? Tú có làm gì Huy đâu, Tú chỉ lỡ tay gọi điện thoại nhầm cho Huy vào lúc 3h sáng thôi mà.
@Tú Bán Sách Ai biểu anh đòi video call với Hy 🤣🤣🤣

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019