Máy bay là một phương tiện cực kỳ tinh vi và được cho là an toàn hơn phương tiện giao thông mặt đất. Tuy nhiên hàng năm vẫn có những vụ tai nạn máy bay lớn nhỏ xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Và cũng có những vụ tai nạn máy bay hi hữu bởi những nguyên nhân ít ai có thể ngờ tới mà mình tìm hiểu và tổng hợp sau đây. Mình không phải phi công hay kỹ sư hàng không, nên trong quá trình phân tích nếu có sơ suất mong anh chị em góp ý giúp mình nhé.
1. Máy bay gặp tai nạn vì một mẫu băng dính.
Máy bay Boeing 757 (ảnh: pixabay)
Ngày 2/10/1996, máy bay Boeing 757 của Aeroperu hạ cánh sân bay Lima, Peru dừng chân để rửa sạch thân máy bay và kiểm tra kỹ thuật trước khi hoàn thành chuyến hành trình. Do việc tẩy rửa thân máy bay có dùng rất nhiều chất hoá học, nên quy trình bắt buộc phải dùng băng dính màu đỏ để dán các cảm biến nhạy cảm. Và sau khi hoàn thành, các băng dính này sẽ được tháo ra trước khi máy bay cất cánh. Nhưng vì một lý do nào đó, nhân viên kỹ thuật đã dùng băng keo trong để dán các cảm biến này, dẫn đến việc quên tháo các băng keo này ra.
Cận cảnh cảm biến trên máy bay
1. Máy bay gặp tai nạn vì một mẫu băng dính.

Máy bay Boeing 757 (ảnh: pixabay)
Ngày 2/10/1996, máy bay Boeing 757 của Aeroperu hạ cánh sân bay Lima, Peru dừng chân để rửa sạch thân máy bay và kiểm tra kỹ thuật trước khi hoàn thành chuyến hành trình. Do việc tẩy rửa thân máy bay có dùng rất nhiều chất hoá học, nên quy trình bắt buộc phải dùng băng dính màu đỏ để dán các cảm biến nhạy cảm. Và sau khi hoàn thành, các băng dính này sẽ được tháo ra trước khi máy bay cất cánh. Nhưng vì một lý do nào đó, nhân viên kỹ thuật đã dùng băng keo trong để dán các cảm biến này, dẫn đến việc quên tháo các băng keo này ra.

Cận cảnh cảm biến trên máy bay
Quảng cáo
Các cảm biến bị dán băng keo này rất quan trọng do được kết nối với ống đo tốc độ Pitot nhằm đo độ cao, gió, áp suất,... sau đó đưa các thông số này vào buồng lái của máy bay. Phi công sẽ phải dựa vào đó để điều khiển, bởi việc vận hành một chiếc máy bay trên không trung sẽ phức tạp hơn lái một chiếc xe hơi rất nhiều. Nếu tốc độ bay quá chậm, lực nâng sẽ không đủ, dẫn tới việc rơi máy bay, nếu tốc độ bay quá nhanh, lực cản không khí có thể làm gãy cánh hay tệ hơn là làm nổ tung máy bay do chênh lệch áp suất lớn.
Khi chiếc máy bay này cất cánh để tiếp tục hành trình, việc các cảm biến bị miếng băng keo che đã dẫn đến các thông số bị sai lệch. Một loạt các cảnh báo quá tốc độ được đưa ra bởi máy tính của máy bay, trong khi thực tế máy bay đang bay chậm và có nguy cơ bị rơi. Không may là chuyến bay diễn ra vào ban đêm, các phi công không thể nhìn ra bên ngoài để dự đoán được tốc độ, nên họ đã quyết định giảm công suất động cơ. Tốc độ quá chậm gây ra tình trạng thiếu lực nâng, chiếc máy bay đã rơi ngay sau đó, toàn bộ 70 người thiệt mạng.
2. Máy bay rơi vì vài con ong.

Máy bay Boeing 757 (ảnh: pixabay)
Ngày 6/2/1996 một máy bay Boeing 757 được kiểm tra kỹ thuật tại sân bay quốc tế Birgenair. Do sơ suất, sau khi kiểm tra bảo trì, nhân viên kỹ thuật đã quên đóng ba ống Pitot của máy bay trong vài ngày. Việc này vô tình trở thành cơ hội cho vài chú ong đất làm tổ bên trong các ống Pitot.

(Ảnh: pixabay)
Các ống Pitot này vốn được sử dụng để đo vận tốc, sau đó dữ liệu về tốc độ sẽ được nạp vào hệ thống lái tự động của máy bay. Chúng cũng cung cấp thông số để hiển thị vận tốc trên đồng hồ trong khoang lái, giúp các phi công dễ dàng nắm bắt khi vận hành máy bay.
Sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã gặp một loạt các chỉ số sai lệch về vận tốc. Mặc dù vậy, cả cơ trưởng và cơ phó đều bỏ qua vấn đề này và đưa máy bay vào chế độ bay tự động.

Quảng cáo
Vị trí các ống Pitot thường ở mũi máy bay (đánh dấu đỏ, phía trên)
Việc ống Pitot đo sai về tốc độ đã dẫn đến việc hệ thống máy tính xử lý sai tốc độ thực tế. Cảnh báo cho rằng tốc độ quá nhanh vang lên, trong khi thực tế chiếc máy bay đang bay quá chậm. Phi hành đoàn đã xử lý tình huống bằng cách giảm công suất động cơ. Hậu quả chiếc máy bay bị thất tốc, mất thăng bằng và đâm xuống, toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng.
3. Máy bay súyt rơi vì ghi nhầm 1 con số.

Ngày 20/3/2009, một máy bay Airbus A340 cũng súyt bị tai nạn vì cơ phó ghi sai 1 con số. Trong quá trình nạp nhiên liệu, cơ phó đã tính ra nhiên tổng trọng tải khi cất cánh là 362.9 tấn, nhưng anh đã ghi nhầm thành 262.9 tấn.
Khi đó hệ thống máy tính của máy bay đã tính ra vận tốc cất cánh là khoảng 266km/h, và công suất động cơ là 83.5% khi chạy đà (dựa theo số liệu 262.9 tấn được cơ phó nhập vào máy tính). Trong khi thực tế cần một vận tốc và công suất động cơ cao hơn vì trọng tải nó mang thực tế là 362.9 tấn.

Thêm một số thông tin cho anh chị em nào chưa biết, là các đường băng cho máy bay cất cánh sẽ có một độ dài cụ thể. Khi máy bay chạy đà trên đường băng này, vận tốc và công suất động cơ phải đạt đủ để tạo lực nâng giúp máy bay cất cánh trước khi hết đường băng.
Trở lại chuyến bay, rất may là khi cất cánh, cơ trưởng đã kịp nhận ra vấn đề là chiếc máy bay quá nặng và thiếu vận tốc. Ông đã kịp tăng công suất động cơ lên 100% và may mắn cất cánh được chiếc máy bay. Lúc đó máy bay đã chạy vượt khỏi đường băng gần 150 mét và chỉ còn khoảng 100 mét là đâm vào rừng thông phía trước. Tuy không có thương vong, nhưng đây cũng được xếp vào tai nạn, bởi tính chất nghiêm trọng của vụ việc.
Quảng cáo
Nhìn chung, mặc dù công nghệ ngày này phát triển cao và tinh vi. Tuy nhiên một phương tiện bay ở tốc độ cao, hình dáng quá lớn và quá phức tạp, thì máy bay vẫn sẽ có những sự cố tiềm tàng. Rất mong các hãng sản xuất máy bay sẽ cải tiến, khắc phục những hạn chế để giúp những chuyến bay ngày càng an toàn hơn.
Anh chị em có từng mắc những lỗi nhỏ mà từ đó gây ra những hậu quả nghiệm trọng không ạ ? Xin chia sẻ ở phần bình luận nhé.
Xin cảm ơn anh chị em đã quan tâm và theo dõi bài viết.
#boeing
#boeing757
#airbus
#airbusa340
#maybay
#mig29f
#tainanmaybay