Đa phần mỗi quốc gia đều sở hữu một sân bay quốc tế riêng biệt, phục vụ cho việc di chuyển của cư dân nước đó. Tuy nhiên, ở một số quốc gia nhỏ hơn, với các lý do đặc biệt hơn, một sân bay sẽ phục vụ cho không chỉ 1 mà cùng lúc nhiều quốc gia. Tại những sân bay này, nếu không cẩn thận du khách có thể sẽ vô ý đi sang địa phận nước khác. Hầu hết những nước này đều có chính sách nhập cảnh không quá gắt gao, nhưng trong trường hợp dịch như hiện nay, các nước sẽ có biện pháp y tế riêng biệt và sẽ khá phiền nếu đi nhầm sang quốc gia khác.
Nằm ngay điểm giao nhau tại biên giới Pháp, Thuỵ Sĩ và Đức, sân bay Euroairport phục vụ cho 3 thành phố ở 3 quốc gia khác nhau gồm: Basel (Thuỵ Sĩ), Mulhouse (Pháp) và Freiburg (Đức). Mặc dù sân bay nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước Pháp, thế nhưng Thuỵ Sĩ vẫn được hưởng một số quyền lợi nhờ vào hiệp ước song phương đặc biệt. Điều này về nhiều khía cạnh đã khiến Euroairport trở thành sân bay của Thuỵ Sĩ cũng như của Pháp. Kể từ năm 1980, chính quyền nước Đức cũng thoả thuận để đặt một số đại diện tại cơ quan quản lý sân bay của Euroairport.
1. Euroairport (BSL)- Sân bay phục vụ cùng lúc 3 quốc gia Pháp, Thuỵ Sĩ, Đức
Nằm ngay điểm giao nhau tại biên giới Pháp, Thuỵ Sĩ và Đức, sân bay Euroairport phục vụ cho 3 thành phố ở 3 quốc gia khác nhau gồm: Basel (Thuỵ Sĩ), Mulhouse (Pháp) và Freiburg (Đức). Mặc dù sân bay nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước Pháp, thế nhưng Thuỵ Sĩ vẫn được hưởng một số quyền lợi nhờ vào hiệp ước song phương đặc biệt. Điều này về nhiều khía cạnh đã khiến Euroairport trở thành sân bay của Thuỵ Sĩ cũng như của Pháp. Kể từ năm 1980, chính quyền nước Đức cũng thoả thuận để đặt một số đại diện tại cơ quan quản lý sân bay của Euroairport.
Về mặt thực tế, trong sân bay sẽ có từng khu vực của từng quốc gia được phân chia cắt ngay giữa nhà ga. Mỗi quốc gia đều có biên giới và các điểm kiểm tra hải quan riêng biệt với nhân viên chuyên biệt của nước đó. Thế nhưng, Euroairport vẫn nằm trong lãnh thổ thuộc chủ quyền nước Pháp, nên lực lượng cảnh sát nước này sẽ phụ trách phần an ninh về tổng thể.
Hầu hết các dịch vụ trong nhà ga đều được chú thích bởi tiếng Pháp và tiếng Thuỵ Sĩ, đôi khi điều này cũng còn tuỳ thuộc vào khu vực quốc gia trong sân bay nữa. Các cửa hàng và quán cà phê trong khu vực Pháp sẽ giao dịch bằng đồng Euro, trong khi bên Thuỵ Sĩ sẽ là đồng Franc.
2. Geneva (GVA) - Sân bay phục vụ cho Thuỵ Sĩ và Pháp
Sân bay Geneva hay thường được gọi với cái tên cũ là Cointrin nằm trên lãnh thổ Thuỵ Sĩ, nhưng lại có phần rìa đường băng nằm ngay trên đất Pháp. Nguyên nhân cho sự kỳ lạ này là vào những năm 1950, các nhà chức trách Thuỵ Sĩ mong muốn mở rộng đường băng của sân bay, lựa chọn khả thi duy nhất khi đó là lấn sang lãnh thổ Pháp. Vì thế, Thuỵ Sĩ đã ký kết một hiệp ước quốc tế với Pháp để trao đổi các mãnh lãnh thổ có quy mô tương đương. Người Thuỵ Sĩ có thể mở rộng đường băng và đổi lại, Pháp sẽ được phép sử dụng 1 phần của sân bay.
Trong sân bay sẽ có một khu vực riêng với 4 cổng lên máy bay, được kết nối thông qua một lối đi dành riêng cho các du khách Pháp. Cư dân Pháp của vùng có thể lên các chuyến bay đến Paris và các nơi khác ở Pháp mà không cần phải thông qua hải quan Thuỵ Sĩ. Cũng như Euroairport, các doanh nghiệp bên trong khu vực Pháp vẫn sẽ giao dịch bằng đồng Euro và áp dụng mức thuế của Pháp.
3. Cross Border Xpress (CBX) - làm thủ tục ở Mỹ, bay ở Mexico
Quảng cáo
Kể từ năm 2016, nhà ga Cross Bordex Xpress (CBX) trị giá 120 triệu USD được xây dựng như một giải pháp kết nối quận Otay Mesa của San Diego, California với nhà ga chính của sân bay quốc tế Tijuana, Mexico thông qua một cầu vượt dành cho người đi bộ từ trên cao. CBX giúp du khách có thể làm thủ tục chuyến bay của họ trên đất Mỹ, sau đó đi bộ sang biên giới Mexico và lên máy bay từ nước đó. Giá vé một chiều để đi qua cây cầu này là 16 USD, vé khứ hồi là 30 USD. Trước khi xuất hiện dịch bệnh, năm 2019 đã có gần 3 triệu vé được bán ra.
4. Sân bay quốc tế Gibraltar (GIB)
Trong khi các sân bay phía trên bài viết là do sự hợp tác quốc tế của các nước thì Gibraltar là một trường hợp gây khá nhiều tranh cãi. Do tranh chấp chủ quyền đang diễn ra giữa nước Anh và Tây Ban Nha đối với phần lãnh thổ hải ngoải của nước Anh. Sân bay Gibraltar được xây dựng trước Thế chiến thứ 2 tại rìa eo đất Gibraltar, chỉ cách biên giới Tây Ban Nha vài m và trên vùng đất mà quốc gia này tuyên bố không hề có trong Hiệp ước Utrecht.
Năm 2006, trong thời gian mối quan hệ 2 nước đã phần nào hoà hoãn vì thoả thuận Cordoba, Anh và Tây Ban Nha đã đồng ý rằng nha ga sân bay mới của Gibraltar sẽ có thể được tiếp cận từ phía Tây Ban Nha, một số thoả thuận còn cho phép các công ty liên doanh vận hành các dịch vụ ở đây. Tuy nhiên, không có sáng kiến nào trong số đó có kết quả. Cuối cùng chỉ có một phần của nha ga được hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2012.
Sự tranh chấp cũng ảnh hưởng khá nhiều đến không phận của Gibraltar, khi mà sáng kiến về bầu trời chung châu Âu bị Tây Ban Nha bác bỏ. Dù vậy, các chuyến bay từ Gibraltar hay từ các sân bay Tây Ban Nha khác vẫn được duy trì tuỳ theo thoả thuận của nước này với nước Anh. Hãng hàng không của Tây Ban Nha đã khai thác tuyến từ Gibraltar đến Madrid trong một vài năm, nhưng cuối cùng đã bị ngừng vào năm 2008.
Quảng cáo
5. Các sân bay của Mỹ nằm ở biên giới Canada
Vào năm 1846, khi Mỹ đưa ra quyết định dùng vĩ tuyến 49 làm biển giới giữa nước này và Canada, rõ ràng khi đó họ chưa lường trước được nhu cầu của ngành hàng không trong tương lai. Đường biên giới dài nhất thế giới này thực tế lại là nơi tập trung rất nhiều “sân bay”, công bằng mà nói “sân bay” được dùng ở đây có phần hơi quá, bởi hầu hết những sân bay ở đây chỉ có một đường băng không trải nhựa được xây dựng giữa thảo nguyên mà thôi. Tuy nhiên, chúng vẫn là nơi nhập cảnh tuân theo các thủ tục của quốc gia.
- Avey Field, Washington: có phần đường băng kéo dài sang đất Canada 150m. Cả 2 trụ sở hải quan Mỹ và Canada đều được đặt ngay gần đường băng.
- Sân bay quốc tế Del Bonita: sân bay nằm trên biên giới giữa làng Del Bonita, tỉnh Alberta, Canada và Del Bonita, bang Montana, Mỹ. Đây cũng là đường băng không trải nhựa duy nhất nằm ngay trên đường biên giới.
- Sân bay Coronach: Nằm cách sân bay Del Bonita vài km về phía nam, sân bay này được phân loại là cảng nhập cảnh chính thức của Canada.
- Sân bay quốc tế Peace Garden: Được đặt tên theo một công viên nằm gần đó, sân bay quốc tế được thành lập vào năm 1932 để kỷ niệm tình hữu nghị giữa 2 nước Canada và Mỹ. Hầu hết diện tích sân bay và cả đường băng đều nằm ở lãnh thổ nước Mỹ, chỉ một phần nhỏ kéo dài sang biên giới nước láng giếng, để giúp máy bay có thể hoạt động đến và đi từ Canada.
- Sân bay Piney-Pinecreek, Minnesota: Ban đầu sân bay này chỉ nằm gọn ở phần đất Mỹ. Nhưng trong những năm 1970, khi nhu cầu sử dụng tăng trường, các nhà chức trách đã thoả thuận với Canada và mở rộng thêm diện tích sang phần đất nước láng giềng. Từ đó, Piney-Pinecreek đã trở thành một sân bay của cả 2 quốc gia.
Theo CNN