Không cố định như phần cứng từ lúc mua máy, điện thoại mà chúng ta dùng ngày nay có chất lượng phần mềm luôn được cập nhật và bổ sung thêm các tính năng mới. Nhiều người mua thường chú ý tới khoảng thời gian mà họ được nhận các bản vá, bản cập nhật phần mềm. Vậy nếu điện thoại của chúng ta không cập nhật phần mềm thì có sao không?
Dĩ nhiên rồi, bản cập nhật phần mềm lớn (thường là một năm ra một lần) sẽ bổ sung rất nhiều tính năng mới cho điện thoại. Khả năng hoạt động của smartphone dựa trên phần cứng mà nó có là rất bao la và dường như vô tận, các bản cập nhật phần mềm tung ra là để tận dụng những thứ đó. Ví dụ như Android 12 ra năm ngoái, Google đã trang bị một giao diện hoàn toàn mới. Hay iOS 15 thì có thêm widget, còn tới iOS 16 sắp ra mắt Apple sẽ làm lại hoàn toàn cái màn hình khóa của người dùng.
Google còn có cách đổi xử khá hay ho với điện thoại Pixel của riêng họ, thông qua các gói tính năng mới (Pixel Feature Drops). Đây là những bản cập nhật nhỏ để bổ sung tính năng mới cho điện thoại.
Không chỉ bổ sung tính năng mới, các bản cập nhật còn cung cấp bản vá lỗi cho phần mềm hiện hành của máy. Android thường có các bản vá lỗi và được cam kết hỗ trợ trong vòng vài năm (tùy hãng điện thoại), hay kể từ iOS 16 mới ra mắt Apple cũng sẽ có các bản cập nhật bảo mật, nó sẽ tự động cập nhật cho máy điện thoại mà người dùng không phải làm gì cả.
Có rất nhiều cách để kẻ xấu lợi dụng các lỗ hỏng trên điện thoại để khai thác, có thể là đánh cắp dữ liệu, chiếm quyền điều khiển, cài malware vào máy hoặc giám sát từ xa. Theo Kaspersky, 98% vụ tấn công ngân hàng di động là thực hiện trên Android, do cơ chế mở của mình mà Android cũng dễ phơi nhiễm hơn iOS. Tuy vậy, iOS cũng không an toàn 100%, năm ngoái Apple đã phải tung bản vá lỗi về phần mềm gián điệp Pegasus có thể được cài trên máy người dùng.
Các bản cập nhật không chỉ mang tính năng mới mà nó còn cải thiện và sửa lỗi hiệu năng hệ thống, hoặc nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Tất cả mọi thứ đang hoạt động hoàn hảo không lỗi nhưng một ngày đẹp trời nào đó, vài lỗi (bug) có thể khiến ứng dụng bị hỏng hoặc crash (văng). Đôi khi các bản cập nhật cũng đem lỗi đến cho hệ thống, như tính năng xóa vật thể (Magic Eraser) trên Pixel 6 đã bị lỗi sau khi cập nhật phần mềm, Google nhận thấy lỗi và lập tức tung ra bản vá cho nó. Vì vậy anh em cũng nên cập nhật thường xuyên nhé.
Lời khuyên là bật tính năng tự động cập nhật phần mềm, khi đó khỏi lo kiểm tra cập nhật hay sạc pin đầy rồi mới cập nhật phần mềm (sợ lỗi giữa chừng). Mình thường bật tự động cập nhật và chọn “không tải bản cập nhật thông qua 3G/4G (vì file nặng tốn data và thời gian)”, khi này máy sẽ tự động tải về và cài đặt, có thể qua một đêm, sáng hôm sau dậy máy đã cài xong xuôi và chỉ việc dùng.
Tham khảo: Slash Gear
Bỏ lỡ các tính năng mới
Dĩ nhiên rồi, bản cập nhật phần mềm lớn (thường là một năm ra một lần) sẽ bổ sung rất nhiều tính năng mới cho điện thoại. Khả năng hoạt động của smartphone dựa trên phần cứng mà nó có là rất bao la và dường như vô tận, các bản cập nhật phần mềm tung ra là để tận dụng những thứ đó. Ví dụ như Android 12 ra năm ngoái, Google đã trang bị một giao diện hoàn toàn mới. Hay iOS 15 thì có thêm widget, còn tới iOS 16 sắp ra mắt Apple sẽ làm lại hoàn toàn cái màn hình khóa của người dùng.
Google còn có cách đổi xử khá hay ho với điện thoại Pixel của riêng họ, thông qua các gói tính năng mới (Pixel Feature Drops). Đây là những bản cập nhật nhỏ để bổ sung tính năng mới cho điện thoại.
Dễ bị tấn công hơn
Không chỉ bổ sung tính năng mới, các bản cập nhật còn cung cấp bản vá lỗi cho phần mềm hiện hành của máy. Android thường có các bản vá lỗi và được cam kết hỗ trợ trong vòng vài năm (tùy hãng điện thoại), hay kể từ iOS 16 mới ra mắt Apple cũng sẽ có các bản cập nhật bảo mật, nó sẽ tự động cập nhật cho máy điện thoại mà người dùng không phải làm gì cả.
Có rất nhiều cách để kẻ xấu lợi dụng các lỗ hỏng trên điện thoại để khai thác, có thể là đánh cắp dữ liệu, chiếm quyền điều khiển, cài malware vào máy hoặc giám sát từ xa. Theo Kaspersky, 98% vụ tấn công ngân hàng di động là thực hiện trên Android, do cơ chế mở của mình mà Android cũng dễ phơi nhiễm hơn iOS. Tuy vậy, iOS cũng không an toàn 100%, năm ngoái Apple đã phải tung bản vá lỗi về phần mềm gián điệp Pegasus có thể được cài trên máy người dùng.
Nguy cơ lỗi hiệu năng, ứng dụng
Các bản cập nhật không chỉ mang tính năng mới mà nó còn cải thiện và sửa lỗi hiệu năng hệ thống, hoặc nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Tất cả mọi thứ đang hoạt động hoàn hảo không lỗi nhưng một ngày đẹp trời nào đó, vài lỗi (bug) có thể khiến ứng dụng bị hỏng hoặc crash (văng). Đôi khi các bản cập nhật cũng đem lỗi đến cho hệ thống, như tính năng xóa vật thể (Magic Eraser) trên Pixel 6 đã bị lỗi sau khi cập nhật phần mềm, Google nhận thấy lỗi và lập tức tung ra bản vá cho nó. Vì vậy anh em cũng nên cập nhật thường xuyên nhé.
Lời khuyên là bật tính năng tự động cập nhật phần mềm, khi đó khỏi lo kiểm tra cập nhật hay sạc pin đầy rồi mới cập nhật phần mềm (sợ lỗi giữa chừng). Mình thường bật tự động cập nhật và chọn “không tải bản cập nhật thông qua 3G/4G (vì file nặng tốn data và thời gian)”, khi này máy sẽ tự động tải về và cài đặt, có thể qua một đêm, sáng hôm sau dậy máy đã cài xong xuôi và chỉ việc dùng.
Tham khảo: Slash Gear