Niềm vui khi học tập ở trẻ nhỏ ?

pro-k
2/4/2022 8:58Phản hồi: 36
Niềm vui khi học tập ở trẻ nhỏ ?

Học là phải vui


Chủ đề đang được bàn tán khá nhiều và trong quá trình đi học của mình rồi cả sau này mình cũng đi dạy, và mình làm video chia sẻ về câu chuyện Niềm vui lẫn áp lực học tập mà mình đã trải qua.



Mình có gì ?

Chính bản thân mình là người có khả năng học tập, tìm thấy được niềm vui học tập, cũng thích áp lực cho bản thân, cũng gặp áp lực từ gia đình và cũng là nạn nhân bị áp lực rất lớn cho thành tích “dạy” của giáo viên cấp 2.


Áp lực học tập từ đâu:

15.jpg



Áp lực nó đến từ sự kì vọng, bản thân mình tự mình cũng kì vọng lên bản thân và tự nỗ lực nên việc áp lực từ gia đình trong suốt 16 năm đi học là có nhưng nó không phải là quá khó với mình.

nhung mình nhìn thấy được nhiều trẻ nhỏ thật sự chúng nó không kì vọng bản thân ở việc học, nhưng chính gia đình thầy cô lại kì vọng vượt mức nên tạo ra áp lực rất lớn.

Áp lực từ cha mẹ giỏi:

Cha mẹ giỏi nếu không khéo thì có thể sẽ biến thành một áp lực rất lớn, một cái bóng đè nặng lên vai con cái vì sự kì vọng được như cha mẹ, nhưng thời đại khác, môi trường khác sở thích cũng sẽ khác, cha mẹ giỏi nhưng nếu áp đặt những tiêu chí vượt quá sự mong đợi của trẻ mà không chia sẻ cho chúng thấy ý nghĩa thì rất nguy.


Áp lực từ cha mẹ không giỏi:

có một sự thật là cha mẹ ở đời không hơn được ai nhưng lúc nào cũng muốn con mình hơn con của người khác, rất vô lý và làm cho đứa trẻ nó chạy theo ước mơ của người lớn thay vi theo đuôi ước mơ của chính nó và hầu hết những đứa trẻ có cha mẹ không giỏi sẽ được thừa hưởng di truyền cái “khả năng không giỏi kia”, cha mẹ bắt nó chạy theo một thứ chính bản thân mình thất bại thay vì cho nó được chọn lựa một con đường khác của riêng nó chính là đem cả 2 thế hệ vào bế tắc.


Áp lực từ những giáo viên coi “học sinh là tài sản của giáo viên”

Cũng có một số giáo viên mắc bệnh thành tích rất nặng và họ coi học sinh là tài sản của mình, là công cụ thể hiện khả năng, thi thố của mình, họ ép học sinh học theo cách của họ, làm những thứ mang rất nặng tính hình thức kỉ luật vô lý thay vì chấp nhận sự đa dạng tính cách, nhận thức và khả năng của từng học sinh, mình từng là nạn nhân của loại giáo viên này vào xui 1 cái là 3 trong 4 năm cấp 2 của mình đều gặp phải loại giáo viên nay, may mắn của mình là cha mẹ mình biết cách tạo niềm vui trong học tập cho mình, học cùng mình từ khi mình còn nhỏ, cho mình thấy ý nghĩa của việc học, nên dù mình là dạng “học sinh hư” trong mắt giáo viên nhưng thành tích học tập của mình không hề tệ tí nào vì ít nhất mình học cho mình.


Áp lực con nhà người ta

chả hiểu đâu ra luôn, nhưng đúng là dù bạn là ai thì khi còn nhỏ bạn cũng sẽ phải đối mặt với con nhà người ta, bạn có thể bị đem ra so sánh với con nhà người ta một cách khó chịu, sẽ thật may mắn nếu cha mẹ bạn không như vậy, nhưng nếu bạn biết rằng chính những đứa trẻ mang danh “con nhà người ta” cũng gặp một áp lực vô hình khi phải gánh cái danh hiệu vô duyên đó, đời mình gặp đúng 2 “con nhà người ta" chính hiệu đó là chị mình và thằng bạn học hàng xóm, việc chạy theo thành tích lẫn hạnh kiểm của 2 nhân vật đó quả thực rất phê, bản thân mình cũng thích áp lực nên cũng ráng dí theo, dù sao cũng cám ơn 2 nhân vật con nhà người ta đó làm cái đích cho mình cắm đầu đua thành tích, mình đua là vì mình muốn chứ ba mẹ mình không hề ép, tự mình muốn điều đó vì ba mẹ mình đã gieo được cái niềm vui khi đi học cho mình.

Quảng cáo




Học nó giống như chơi game

học nó không khác chơi game là mấy, có người giỏi có người dở có người thích có người không.


có người chơi game vì muốn tận hưởng hành trình của game có người chơi game cố gắng lấy điểm số HighScore để khoe, có người thì chơi hay, biết nhiều chiêu nhưng mãi mãi không bao giờ có điểm số cao, không phải cứ chơi game hay là thành game thủ.

Trẻ con khi đi học cũng vậy, đi học là một hành trình với nhiều chi tiết nhỏ lẻ, mỗi một môn học là một cái nhiệm vụ nhỏ nhỏ trong game, sẽ có cái hay cái dở với từng đứa trẻ, trẻ con cần người lớn gieo niềm vui và ý nghĩa, nếu không mọi thứ chỉ là 1 đống đáng ghét.

Học là một thử thách đầu đời

16.jpg

Quảng cáo


học là một công việc kéo dài 15 - 16 năm, nó là một thử thách đầu đời của mỗi con người, ở đó trẻ nhỏ được:
  • thu thập kiến thức
  • được học sự kiên nhẫn
  • được học cách tổ chức sắp xếp thời gian
  • được luyện xã giao
  • được có cơ hội yêu thương
  • được tập luyện thể thao

rất nhiều thứ trẻ được tiếp cận khi đi học chứ không phải là những thứ trong sách vở, nó phải chiếm đến hơn 70% lượng tiếp thu của trẻ, vậy mà gia đinh, nhà trường lẫn xã hội chỉ coi trọng 30% phần tiếp thu từ trường lớp là sách vở chữ nghĩa.

Học tập thật ra nó cũng gian nan lắm, nó cần cha mẹ ở cạnh bên giúp trẻ nhỏ đi qua.

Người lớn từng là trẻ con chứ trẻ con thì chưa từng là người lớn


Người lớn đã từng là đứa trẻ từng hiểu từng trải qua cái dở của một đứa trẻ thì mới lớn khôn, còn mỗi đứa trẻ thì lại chưa, thay vì giúp nó lớn lên, nhiều người lớn lại gia tăng thêm độ khó cho sự trưởng thành của chúng bằng những thứ chúng không thể hiểu nổi mà thậm chí chính người lớn cũng không hiểu.

Học vui đến dường nào ?

17.jpg


Việc học của mình rất vui vì ở những năm đầu mình có ba mẹ ở bên cạnh nói cho mình nghe về những niềm vui như:
  • ý nghĩa của điểm 10
  • niềm vui khi được lên bục nhận thưởng
  • đọc một thứ và được dẫn đi xem tận mắt ( ba mình đã cố gắng đưa cho mình 1 cuốn sách chỉ mình đọc và tìm cách dẫn mình đến những nơi trong sách hoặc mua những thứ trong đó cho mình)
  • niềm vui khi được sử dụng kiến thức: ba mình khi nhậu với bạn bè cũng thường hỏi vài thứ trong sách ba đưa để mình được nói được kể, có được sự khen ngợi của bạn ba mẹ, từ đó mình hiểu kiến thức làm nên giá trị.

Cho đến hiện tại mình vẫn học, mình cũng thường xuyên mua sách mà hồi nhỏ mình không có đủ tiền để học và coi như là kho sách khởi đầu cho con mình sau này.

Học qua TV, Smartphone, Tablet,….

nhiều tranh cãi việc nên hay không nên cho con trẻ xem cái này xem cái kia, mình cũng thấy rât nhiều và thật sự quan điểm của mình là, cái nào coi cũng được hết quan trọng là “cha mẹ hãy coi cùng chúng, học và hiểu chung với chúng” đừng dùng smartphone, TV, ipad như là công cụ giữ cho trẻ nhỏ im lặng để mình được làm việc riêng.


Ví dụ về câu chuyên tạo niềm vui học tập cho con


Mình có xem bài Về mô phỏng động cơ đốt ngoài ở đây của một ông bố mua về cho con xem, đây chính là một ví dụ điển hình của việc tạo niềm vui khi học cho trẻ nhỏ, khi cha mẹ cố gắng học với trẻ, đem cho trẻ nhiều kiến thức và cách tiếp cận kiến thức bổ ích.

[​IMG]

https://tinhte.vn/thread/tren-tay-dong-co-stirling-do-choi-dung-de-trang-tri-hoat-dong-duoc-luon.3497379/

chắc chắn đứa trẻ có 1 ông bố ngon cơm vậy nó sẽ đem đi khoe cái đó khắp nơi, tự hào và muốn học thêm.

trẻ nhỏ cần cha mẹ học cùng, đồng hành cùng chứ không phải ngồi sofa sau lưng lải nhải khi chúng học.

Tóm lại nhé

học là phải có niềm vui thì mọi khó khăn nó đều như thử thách trong game vậy, hi vọng cha mẹ các bậc phụ huynh cố gắng tạo niềm vui khi học tập cho trẻ trước khi đòi hỏi trẻ những điều vĩ đại.
36 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Trẻ nhỏ đi học là để tiếp thu kiến thức thì nên để cho chúng được vui vẻ học và tiếp thu kiến thức, những người trực tiếp dạy cho trẻ cần phải tận tình, làm cho chúng có hứng thú học tập, tiếp thu kiến thức và không nên khiến cho chúng cảm thấy việc học là nỗi sợ hãi, là niềm đau khổ.
@đất mũi uhm, chủ yếu vẫn là ưu tiên cho sự thoải mái của con cái là trên hết. Trẻ nhỏ có quyền được nuông chiều, quyền được vui vẻ đến trường tiếp thu kiến thức, bọn trẻ không đáng để chịu những khổ sở, đắng cay mà có liên quan đến việc học.
@lehuuthe1202 Giáo viên lại bị áp lực từ trên xuống pro ơi.
@lamtien338 Uhm, bởi vậy nhiều khi cũng khó khăn một xíu.
@lehuuthe1202 Ước chi nó như nước ngoài, đằng này bắt chước nửa vời
Xã hội 4.0 nhiều áp lực quá nhỉ, chứ hồi đó học thấy bình thường, thi lên lớp hay thi đậu là xong, cứ nghĩ học sau này có công ăn việc làm đàng hoàng vậy thôi. Nhà hù có câu hù hoài: không học mốt bán vé số nha mậy.
@xecatang ko hẳn đâu, mình dạo quanh một số tài liệu học tập của trẻ nhỏ thời nay, thật sự nó đã hơn thời xưa nhiều lắm, cơ bản là xã hội vận động nhanh quá không ai học với chúng
@pro-k Một phần do bệnh thành tích và một phần là do xã hội vận động nhanh quá như bạn nói. Từ khi có con mình phải bàn với vợ là nghỉ việc để có nhiều thời gian dành cho con. Nhưng đi cùng với đó là hàng vạn áp lực bức xúc: gạo tiền + gia đình nội ngoại phản đối... Những mình chấp nhận vậy là hàng ngày con mình đc hưởng những thú vui nhỏ nhỏ mà rất nhiều đứa nhỏ trong khu phố mình không có.
Phải thừa nhận là chúng ta cũng đã trải qua thời đó, và rất nhiều người chúng ta ko thích học, ko thích bị bố mẹ ép... vậy sao nhiều người lại ép con mình. Học tập đâu phải là con đường quyết định dẫn tới thành công. Học tập là quá trình cả đời chứ không phải chỉ ở bậc phổ thông. Những người tỉ phú họ ko ngừng học bằng cách này hay bằng cách khác.
@airwalker Tỉ phú chưa bao giờ ngừng học họ toàn chọn cách học riêng, nhưng nhiều người cứ tưởng họ bỏ học.
@pro-k Ừa, họ đọc sách nhiều, cũng là cách học tập thôi. Học đâu có nghĩa là phải đến trường.
hppl
TÍCH CỰC
3 năm
@airwalker do thời bao cấp + chiến tranh + đông con+ nghèo đói nên không ai quan tâm tới giáo dục cả ,ngay cả bố mẹ cũng dạy con theo cách của ông bà ,họ cứ nghĩ ông bà dạy đúng nên áp dụng cho con mình
Học với hoạt động thể chất quan trọng lắm nha ... xưa tui chơi thể thao ngoài trời nhiều nên học cũng dc khá khá: đi câu, đá banh ruộng, bơi sông ... mò cua bắt ốc... đại học là vui nhất và kỉ niệm nhất..mà hồi đó nghèo thấy bà luôn .. đi xe đạp từ củ chi lên sài gòn mỗi tuần 🤣🤣🤣🤣
@Bão Xì Phố Học thể chất ở đh ( hoặc cấp3) có các chỉ tiêu khá ngu.
Thí dụ nhảy xa thì 4m2 (hay 4m5 ấy), nhảy cao thì 1m2
Đứa cao 1m8 với 1m5 chung nhau tiêu chuẩn à.
Chung thì cũng ok nhưng nó phù hợp thằng 1m5 là đc.
Chạy và nhảy xa mình ok nhưng nhảy cao rất nhọc.
Xin xỏ ko cho bắt học lại thi lại.
Ok học thì học. Sau đó nhảy qua đc nên nhảy mẹ nó 2 lần cho bõ tức.
_oct31st_
TÍCH CỰC
3 năm
Để đời dạy nó 1 bài học.
Còn tao dạy m bằng bạt tay 💪
quá hay, tuổi ăn tuổi học, nhưng lúc nào cũng bắt học và bắt đạt kỳ vọng của bản thân mình. Thật không công bằng cho trẻ nhỏ
Người lớn từng là trẻ con chứ trẻ con thì chưa từng là người lớn

Ưng câu này quá trời luôn. Hãy ở cùng, hạ mình xuống thành đứa trẻ để có thể hiểu được con trẻ.
Việc học giờ thực sự rất áp lực từ gia đình + lớp +trường ,cá nhân mình nghĩ do bệnh thành tích nó ăn vào máu rồi. Con mình đi học đc bầu làm lớp trưởng mình kêu nó xin nghỉ , chuẩn bị đi thi thì học sinh giỏi thì cô giáo và ph có con đi thi nhắn tin í ới miết. Mình nói con cứ cố gắng làm bài , còn làm đc bao nhiêu cũng đc tối về ba vẫn thưởng cho cái pizza vậy là nó cười típ mắt . Mình luôn quan niệm con cái học hành chỉ cần đạt mục đích cơ bản là đc. Như học xong lớp 1 thì biết đọc viết, tới lớp 2 làm toán cộng trừ... miễn đừng lưu ban là được.
Nếu ko học đh sau ra làm cn thì vất cái thân nó.
Đọc mấy bài lương tối thiểu chỉ đủ ko chết chứ ko phải đủ "sống" sẽ thấy họ khó khăn như nào.

Thế nhưng sung túc nó lại là chuyện khác: trong cùng lớp đh thì đa số nhóm học dốt ra đời nó đua bơi hay hơn phe học giỏi.

Vn trọng bằng cấp, kể cả bằng giả (dĩ nhiên ko tính lúc xuống chó bị phanh phui). Do đó áp lực học hành cha mẹ ép con cái là khá cao. Với ai ko ép, thì ở lớp của chúng nó cũng có thể vẫn bị ép.
@T.NC Đi học toàn cố gắng học giỏi nhưng tự hỏi để làm gì, sau này như thế nào thì không biết
@T.NC Ok bạn bằng cấp rất quan trọng vì không có nó khi đi xin việc chỉ ứng tuyển vào vị trí lao động phổ thông thôi . Và cái giá chúng ta phải trả cho cái bằng đó thì tùy vào hoàn cảnh + tư duy và đôi khi là sự may rủi nữa.
niềm vui học tập của mình là lớp có gái xinh, ngày nào có người ấy đi học là vui hẳn, ^^
Học tiếng anh, tin học và một chút toán là đủ cho tương lai. Còn lại thì thích môn nào học môn đó
Theo trend ghê
Quan trọng là phải hiểu con mình. Mình thấy con mình giỏi hay dốt k quan trọng. Quan trọng là phải giao tiếp đc với con. Con cái có thể tự nhiên chia sẻ suy nghĩ, thắc mắc với cha mẹ là cha mẹ đã thành công rồi. Phải hiểu con thích jh k thích jh rồi dần dần định hướng cho con thì trẻ sẽ vừa thích học vừa giỏi cái nó học.
Vậy nên quan điểm của mình là ko cho trẻ dưới 7tuổi sờ vào smp hay tablet.
Niềm vui của mình hồi đó đi học là học cùng bạn bè, bài k quá khó và quá nhiều, giáo viên k dạy mà là chia sẽ kiến thức.
đơn giản trẻ phải biết học vì mục đích tích cực là gì, và đơn giản là nó phải thích
Bọn trẻ đang học vì cái chế độ này muốn thế chứ không phải vì chính bọn trẻ.
Con mình năm nay lớp 1, là đứa học trội hơn một chút với đám cùng đợt này. Bị lôi đi thi đủ thứ trạng nguyên toán, văn, anh, toàn tài, olympic toán quốc tế TIMO rồi HIMIO, đủ điểm để vào thi huyện, tỉnh, toàn quốc, quốc tế. Học thêm, ôn thi các kiểu, đợt đầu ngày học ở trường tối bố mẹ lại cho ôn ở nhà giờ thì kệ cô cho ôn thế nào thì ôn, có lúc hỏi con chán thi chưa hay bỏ thì đỡ vào vòng sau. Thế mà nó vẫn thi, lại còn suốt ngày học phần mềm tiếng anh duolingo để tranh top leo hạng đấu. Bố mẹ thì chán, định cho con bỏ thi thì cô giáo bộ môn, cô giá chủ nhiệm, hiệu trưởng lại gọi điện. Con mình thành gà trọi của trường cũng ko vui vẻ cho lắm.
@troibietdatbiet cũng ko hẳn, nếu bố mẹ khuyên con bỏ thì nó cũng ko hay, mình nghĩ bác nên đưa nó thêm 1 vài option về chuyện nó sử dụng kiến thức như thế nào.

cho nó thêm một số lựa chọn giải trí, từ đó nó sẽ có lựa chọn của nó
Hay quá bác, cũng đang làm ba của 2 đứa nhỏ. Cũng tự dặn lòng cố gắng tạo niềm vui và động lực (thay vì áp lực) học tập cho con

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019