Trong bản cập nhật hệ điều hành iOS 9.3, Apple bổ sung một tính năng mới đáng chú ý là “Night Shift” - giải pháp giúp thay đổi màn hình ngả sang vàng, nhằm hạn chế lượng ánh sáng xanh đi vào mắt chúng ta. Khi được kích hoạt, tiện ích này sẽ tự động có hiệu lực khi mặt trời lặn, làm cho điện thoại trông “ấm hơn”. Mô tả về Night Shift, Apple cho rằng nó được thiết kế để giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, trong trường hợp bạn thức khuya để sử dụng điện thoại hay máy tính bảng. Về cơ bản, Night Shift cũng có chức năng và mục đích tương tự như f.lux hay một số phần mềm khác, đã được sử dụng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, khi Apple chính thức trang bị cho sản phẩm của họ, tính năng này mới được phổ biến rộng rãi.
Tìm hiểu sơ về ánh sáng
Trước khi sử dụng và nắm rõ Night Shift, có lẽ sẽ rất hữu ích nếu chúng ta bắt đầu từ việc tìm hiểu ánh sáng hoạt động như thế nào. Trước hết, có rất nhiều loại ánh sáng, và không phải tất cả trong số chúng đều có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Như đã học từ hồi phổ thông, trên dải quang phổ, tia cực tím, tia gamma và tia X nằm ở một đầu; còn đầu kia là tia hồng ngoại và sóng vô tuyến. Ánh sáng khả kiến (có thể thấy được) là một dải rất hẹp, và theo thứ tự, ánh sáng xanh nằm gần tia UV. Ánh sáng mặt trời bản chất là ánh sáng trắng, khi truyền qua một lăng kính, nó bị phân tách thành các dải mục liên tục, còn được gọi là dải quang phổ.
Phổ sóng điện từ.
Tuy nhiên, ánh sáng nhân tạo phát ra bước sóng có phần hơi khác đi. Cụ thể, ánh sáng huỳnh quang thay đổi màu sắc dựa trên sự phối hợp giữa các bộ phận cấu thành. Do đó, đèn LED phát ra ánh sáng xanh nhiều hơn so với đèn sợi đốt. Một điều cũng cần lưu ý nữa là màu sắc của ánh sáng dựa trên quang phổ, không giống như màu mà chúng ta nhận thức được. Điều này xuất phát từ hoạt động của bộ não trong nỗ lực giải thích môi trường xung quanh, và chúng ta rất giỏi trong việc điều chỉnh sao cho thích ứng với sự biến đổi ánh sáng trong cả ngày. Đây cũng là lý do vì sao các vật màu trắng trông vẫn trắng, ngay cả khi ánh sáng thay đổi.
Tìm hiểu sơ về ánh sáng
Trước khi sử dụng và nắm rõ Night Shift, có lẽ sẽ rất hữu ích nếu chúng ta bắt đầu từ việc tìm hiểu ánh sáng hoạt động như thế nào. Trước hết, có rất nhiều loại ánh sáng, và không phải tất cả trong số chúng đều có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Như đã học từ hồi phổ thông, trên dải quang phổ, tia cực tím, tia gamma và tia X nằm ở một đầu; còn đầu kia là tia hồng ngoại và sóng vô tuyến. Ánh sáng khả kiến (có thể thấy được) là một dải rất hẹp, và theo thứ tự, ánh sáng xanh nằm gần tia UV. Ánh sáng mặt trời bản chất là ánh sáng trắng, khi truyền qua một lăng kính, nó bị phân tách thành các dải mục liên tục, còn được gọi là dải quang phổ.
Phổ sóng điện từ.
Tuy nhiên, ánh sáng nhân tạo phát ra bước sóng có phần hơi khác đi. Cụ thể, ánh sáng huỳnh quang thay đổi màu sắc dựa trên sự phối hợp giữa các bộ phận cấu thành. Do đó, đèn LED phát ra ánh sáng xanh nhiều hơn so với đèn sợi đốt. Một điều cũng cần lưu ý nữa là màu sắc của ánh sáng dựa trên quang phổ, không giống như màu mà chúng ta nhận thức được. Điều này xuất phát từ hoạt động của bộ não trong nỗ lực giải thích môi trường xung quanh, và chúng ta rất giỏi trong việc điều chỉnh sao cho thích ứng với sự biến đổi ánh sáng trong cả ngày. Đây cũng là lý do vì sao các vật màu trắng trông vẫn trắng, ngay cả khi ánh sáng thay đổi.
Vậy ánh sáng ảnh hưởng đến con người như thế nào?
Ảnh: Digitaltrends
Có một số cơ chế khoa học cho thấy cách ánh sáng tác động đến trạng thái nghỉ ngơi tự nhiên của con người. Theo đó, ánh sáng xanh có khả năng tái thiết lập chiếc đồng hồ trong cơ thể chúng ta - nhịp sinh học. Thực chất, đồng hồ sinh học tự nhiên của con người vận hành trong 24,2 giờ, nhiều hơn một xíu so với con số 24 giờ mà mọi người thường nghĩ. “Đó cũng là lý do tại sao bạn có thể dễ dàng ngủ muộn”, Raj Dasgupta - chuyên gia y học giấc ngủ tại Đại học Nam California, cho biết. Trong khi đó, cơ thể chúng ta lại có một phản ứng đặc biệt mạnh mẽ với ánh sáng xanh, gây ức chế hormone gọi là melatonin - hormone giúp chúng ta đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
"Bất kỳ nguồn sáng nào cũng có tác dụng ức chế melatonin. Nhưng mạnh mẽ nhất là ánh sáng xanh”, Dasgupta nói. Những người bị rối loạn giấc ngủ cũng thường sử dụng liệu pháp ánh sáng, nhằm thiết lập lại đồng hồ nội bộ. Nếu ai đó cảm thấy khó ngủ vào ban đêm, tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban ngày hoặc trong bóng đêm có thể giúp đỡ họ, theo Dasgupta.
Ánh sáng xanh không phải là toàn bộ vấn đề
Ảnh: Mashable
Ánh sáng xanh không phải là thứ duy nhất gây ra rối loạn giấc ngủ, vì bất cứ thứ gì quá kích thích cũng có thể khiến bạn không ngủ được. Những thứ ‘quá kích thích’ này có thể là các tương tác ‘công nghệ thấp’, chẳng hạn như bạn vẫn cảm thấy ấm ức sau cuộc tranh cãi với người thân, trong buổi ăn tối. Điều đó nghĩa là nếu bạn đã bật Night Shift để đọc sách hay gì đó, và chuẩn bị sẵn sàng để đi vào giấc ngủ, bất ngờ có một thông báo dời ngày phát lương từ sếp, hoặc điều gì đó đáng lo ngại, bạn vẫn sẽ gặp khó khăn để ngủ.
Mặc dù sứ mệnh của Night Shift khi ra đời là để bù đắp tác động của màn hình iPhone/iPad đến nhịp sinh học, hạn chế ánh sáng xanh trên các thiết bị có thể khiến người dùng đau đầu nhẹ, mờ và khô mắt, theo Andy Morgenstern - chủ tịch Ủy ban công nghệ mới của Hiệp hội American Optometric. Đó là lý do tại sao mắt của bạn có thể cảm thấy thoải mái và ít căng thẳng hơn, khi bạn sử dụng thiết bị với Night Shift, sau thời điểm mặt trời lặn.
Quảng cáo
Những thứ chưa rõ ràng
“Có rất nhiều điều về ánh sáng màu xanh chưa được biết đến”, Geoffrey Goodfellow, một giáo sư tại trường Illinois College of Optometry (Mỹ), cho biết. Hơn nữa, chúng ta không thực sự có nhiều thông tin về các bước sóng ánh sáng phát ra bởi thiết bị mà chúng ta sử dụng hàng ngày. “Khi mua một thiết bị, bạn nhận được một thứ rất rõ ràng: màn hình sáng", Goodfellow nói. “Ánh sáng xanh không phải cái được quy định”.
Trong khi Night Shift có thể là giải pháp làm cho mắt đỡ căng thẳng, điều chưa được làm sáng tỏ là những bước sóng mà nó cắt giảm. Bên cạnh đó, ta vẫn chưa thể hình dung ánh sáng màu xanh đã được điều chỉnh ở mức tối ưu như thế nào, nhằm giảm các tác dụng phụ như mỏi mắt hay mất ngủ. Và kể từ khi người dùng được cung cấp một bộ lọc để điều chỉnh màn hình, những lợi ích mà Night Shift đặt ở mức thấp có thể mang lại, vẫn chưa được chứng minh. “Hãy thử liên tưởng đến việc điều chỉnh thuốc để bù đắp cho hương vị của nó”, Morgenstern nói. Điều ông muốn biết là nên thiết lập Night Shift ở mức độ như thế nào cho hiệu quả. Việc này khá khó khăn vì ở thời điểm này, Apple từ chối đưa ra bất kỳ thông tin nào về thông số kỹ thuật của Night Shift.
Kết
Ảnh: Sfchronicle
Quảng cáo
Một lần nữa, ánh sáng xanh không phải nguyên nhân duy nhất của vấn đề. Hai nhà khoa học Goodfellow và Morgenstern cũng cảnh báo lý do chính dẫn đến mỏi mắt xuất phát từ việc nhìn quá lâu vào các đối tượng ở khoảng cách quá gần. Không chỉ màn hình, đọc sách giấy từ lâu cũng đã được biết đến như một mối liên kết với cận thị. Tỷ lệ cận thị tăng với tốc độ chóng mặt trong 2 thập kỷ qua, Morgenstern nói. Đó là bởi vì chúng ta đang nhìn vào những thứ quá gần ở mọi lúc mọi nơi.
Ở một góc độ nào đó, cả ba chuyên gia trong bài viết này đều đồng tình với quan điểm: loại bỏ ánh sáng xanh, nhờ bộ lọc của Apple chẳng hạn, là việc làm có hiệu quả. Nó không nhất thiết sẽ làm cho bạn ngủ ngon hơn hoặc ngăn ngừa các tác dụng phụ như mỏi mắt hay đau đầu. Có lẽ cách tốt nhất để đi vào giấc ngủ dễ dàng vẫn là việc không sử dụng các thiết bị điện tử, trước khi bạn lên giường. Night Shift có thể giúp đỡ phần nào, nhưng nó không phải là giải pháp kỳ diệu cho những giấc mơ ngọt ngào.
Tham khảo: The Verge