Hiện tại ở Mỹ, các nhà bán lẻ game và phần cứng chơi game đang thiếu Nintendo Switch để bán cho người dùng muốn một chiếc máy console gọn gàng để chơi game cùng bạn bè. Hệ quả là thị trường tự do đẩy giá máy Switch đã qua sử dụng lên tận 450 đến 600 USD cho một chiếc máy Switch, trong khi mua mới chỉ có giá 300 USD (nhưng không có hàng).
Và thế là, một người dùng trên Imgur có tên tài khoản Sarbaaz37 đã quyết định mua đủ linh kiện để tạo ra một chiếc máy Switch rồi hàn chúng lại với nhau, để tạo ra một chiếc máy cho bạn mình cùng chơi Animal Crossing: New Horizons. Tổng kết lại, chỉ cần có 21 món linh kiện để ráp thành một chiếc máy Switch, và chúng có giá mua lẻ khoảng 199 USD, và dĩ nhiên không tính công lắp ráp:
1. Bo mạch socket cắm băng game Switch + cổng cắm tai nghe: 15 USD
2. Socket thẻ nhớ Micro SD cho Switch: 5 USD
3. Ống đồng tản nhiệt CPU HAC-001 cho Switch: 7 USD
Và thế là, một người dùng trên Imgur có tên tài khoản Sarbaaz37 đã quyết định mua đủ linh kiện để tạo ra một chiếc máy Switch rồi hàn chúng lại với nhau, để tạo ra một chiếc máy cho bạn mình cùng chơi Animal Crossing: New Horizons. Tổng kết lại, chỉ cần có 21 món linh kiện để ráp thành một chiếc máy Switch, và chúng có giá mua lẻ khoảng 199 USD, và dĩ nhiên không tính công lắp ráp:
1. Bo mạch socket cắm băng game Switch + cổng cắm tai nghe: 15 USD
2. Socket thẻ nhớ Micro SD cho Switch: 5 USD
3. Ống đồng tản nhiệt CPU HAC-001 cho Switch: 7 USD
4. Cover khe cắm băng game Switch:1 USD
5. Đôi loa tích hợp bên trong máy Switch: 8 USD
6. Cáp ăng ten WiFi ngắn: 2 USD
7. Cáp ăng ten WiFi dài: 2 USD
8. Quạt tản nhiệt: 3 USD
9. Cáp tích hợp nút nguồn và điều khiển volume: 4 USD
10. Đường ray và cáp kết nối JoyCon bên trái: 3 USD
11. Đường ray và cáp kết nối JoyCon bên phải: 3 USD
12. Vỏ mặt trước máy Switch: 6 USD
13. Pin của Nintendo Switch: 15 USD
14. Vỏ mặt sau máy Switch, bản trong suốt: 6 USD
15. Dán màn hình cảm ứng: 0.5 USD
16. Tấm nhận lệnh cảm ứng màn hình: 9 USD
17. Màn hình LCD thay thế: 12 USD
18. Shield plate: 2 USD
19. Khung thép của máy Switch: 6 USD
Quảng cáo
20. Bo mạch chủ Nintendo Switch: 95 USD
21. Bộ ốc vít đầy đủ cho Switch: 2 USD
Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh chiếc máy, chỉ cần mua thêm một cặp JoyCon lắp vào hai bên là có một chiếc Nintendo Switch chạy mượt mà. Nhưng quá trình lắp ráp không đơn giản chút nào. Bắt đầu với khung thép gia cố bên trong máy Switch, ăng ten WiFi ngắn sẽ lắp ở góc trên bên phải, cáp chạy ra phía sau lưng khung thép để lắp vào bo mạch. Sau đó là đến màn hình, khung nhận tín hiệu cảm ứng cho màn hình, và tấm dán bảo vệ màn hình:
Lật sang mặt sau khung thép, lắp tiếp hai loa tích hợp vào hai góc dưới khung, rồi đến pin ở góc trên bên phải. Tiếp theo là ăng ten WiFi dài, chạy dây cáp ribbon theo đường lõm trên tấm nhựa bên trong khung thép. Kế đến là cáp với nút nguồn và nút điều khiển âm lượng của máy. Sau đó là hai đường ray để lắp tay cầm JoyCon lắp sang hai bên, và anh em có thể để ý cả màn hình LCD lẫn tấm nhận lệnh cảm ứng màn hình cũng sẽ được lắp và chạy cáp ra mặt sau của khung thép.
Sau những linh kiện đó sẽ là bo mạch chủ. Modder quyết định tháo miếng đồng tản nhiệt mà Nintendo dán trên CPU của Switch để tăng hiệu quả tản nhiệt như anh em có thể thấy trong hình dưới. Sau khi đã lắp bo mạch chủ và quạt tản nhiệt, đến lượt khe cắm băng game Switch ở cạnh trên khung máy, và tiếp theo là khe đọc thẻ nhớ Micro SD. Sau đó anh em sẽ phải kết nối đầu cáp của hai ăng ten WiFi ngắn và dài vào bo mạch chủ. Kế đến là cáp kết nối cho đường ray lắp JoyCon trái phải và cáp của tấm nhận tín hiệu cảm ứng ngón tay vào bo mạch. Sau tất cả những bước đó mới lắp Heatsink tản nhiệt đồng lên trên CPU, nối sang quạt tản nhiệt. Đừng quên lắp nốt cáp nối từ pin vào logic board. Và thế là chúng ta có một chiếc Nintendo Switch hoạt động trơn tru 😁
Quảng cáo
Sarbaaz37 cho biết, khó khăn nhất trong dự án này là kiếm cho đủ linh kiện, chờ đợi tìm nguồn mua linh kiện máy Switch với giá rẻ nhất có thể, để từ đó chiếc máy tự lắp ráp không quá đắt đỏ. Vì thế khoảng thời gian tìm kiếm linh kiện tốn nhiều thời gian nhất.
Theo Sarbaaz37/IMGUR