Nhiều quốc gia đạt ra mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nhưng có một quốc gia còn đi trước một bước trong chuyện này.
Quốc hội Phần Lan đã thông qua Đạo luật Biến đổi Khí hậu mới vào tuần trước, cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035 và mức phát thải âm vào năm 2040. Ngoài những mốc thời gian được đẩy lên sớm hơn, đạo luật này cũng đưa Phần Lan trở thành quốc gia đầu tiên đưa ra cam kết về khí hậu có ràng buộc pháp lý. “Các quốc gia có thu nhập cao phải có vai trò tích cực và năng động khi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu,” Bộ trưởng Môi trường Phần Lan Emma Kari nói.
Mục tiêu này được quyết định dựa trên nghiên cứu của Ủy ban Biến đổi Khí hậu Phần Lan, đã tính toán “phần công bằng” (fair share) của Phần Lan trong lượng các-bon còn lại của thế giới dựa trên quy mô dân số, khả năng chi trả và trách nhiệm lịch sử của nước này đối với cuộc khủng hoảng khí hậu. “Kết quả cho Phần Lan là rõ ràng trong mọi trường hợp. Phần Lan nên là quốc gia trung hòa về khí nhà kính vào đầu những năm 2030 và âm ròng (net negative) từ năm 2040 trở đi,” các tác giả nghiên cứu viết. “Theo kết quả này, mục tiêu trung hòa khí hậu cho năm 2050 là không đủ và cần được đưa lên sớm hơn.” Đạo luật cũng đặt ra các mục tiêu mới về giảm 60% mức phát thải của mức năm 1990 vào năm 2030 và 80% vào năm 2040. Để đạt phát thải âm, Phần Lan phải tích cực loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển, bên cạnh việc giảm lượng khí thải.
Một số quốc gia đã đạt được carbon âm. Đây chủ yếu là các quốc gia nhỏ như Bhutan và Suriname, có nhiều diện tích rừng và có thể đạt được lượng phát thải âm bằng cách bảo vệ các bể chứa carbon tự nhiên và giữ cho lượng phát thải khí nhà kính ở mức thấp. Tuy nhiên, Phần Lan phải đối mặt với thách thức trong vấn đề này vì lần đầu tiên trong năm 2021 việc sử dụng đất của nước này là nguồn phát thải carbon thay vì là nơi chứa carbon. Đất nước này có ¾ diện tích là rừng, nhưng nạn phá rừng đang gia tăng trong thập kỷ qua, và cây cối bị chặt phá với tốc độ nhanh hơn tốc độ được trồng lại.
Theo EcoWatch.
Quốc hội Phần Lan đã thông qua Đạo luật Biến đổi Khí hậu mới vào tuần trước, cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035 và mức phát thải âm vào năm 2040. Ngoài những mốc thời gian được đẩy lên sớm hơn, đạo luật này cũng đưa Phần Lan trở thành quốc gia đầu tiên đưa ra cam kết về khí hậu có ràng buộc pháp lý. “Các quốc gia có thu nhập cao phải có vai trò tích cực và năng động khi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu,” Bộ trưởng Môi trường Phần Lan Emma Kari nói.
Mục tiêu này được quyết định dựa trên nghiên cứu của Ủy ban Biến đổi Khí hậu Phần Lan, đã tính toán “phần công bằng” (fair share) của Phần Lan trong lượng các-bon còn lại của thế giới dựa trên quy mô dân số, khả năng chi trả và trách nhiệm lịch sử của nước này đối với cuộc khủng hoảng khí hậu. “Kết quả cho Phần Lan là rõ ràng trong mọi trường hợp. Phần Lan nên là quốc gia trung hòa về khí nhà kính vào đầu những năm 2030 và âm ròng (net negative) từ năm 2040 trở đi,” các tác giả nghiên cứu viết. “Theo kết quả này, mục tiêu trung hòa khí hậu cho năm 2050 là không đủ và cần được đưa lên sớm hơn.” Đạo luật cũng đặt ra các mục tiêu mới về giảm 60% mức phát thải của mức năm 1990 vào năm 2030 và 80% vào năm 2040. Để đạt phát thải âm, Phần Lan phải tích cực loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển, bên cạnh việc giảm lượng khí thải.
Một số quốc gia đã đạt được carbon âm. Đây chủ yếu là các quốc gia nhỏ như Bhutan và Suriname, có nhiều diện tích rừng và có thể đạt được lượng phát thải âm bằng cách bảo vệ các bể chứa carbon tự nhiên và giữ cho lượng phát thải khí nhà kính ở mức thấp. Tuy nhiên, Phần Lan phải đối mặt với thách thức trong vấn đề này vì lần đầu tiên trong năm 2021 việc sử dụng đất của nước này là nguồn phát thải carbon thay vì là nơi chứa carbon. Đất nước này có ¾ diện tích là rừng, nhưng nạn phá rừng đang gia tăng trong thập kỷ qua, và cây cối bị chặt phá với tốc độ nhanh hơn tốc độ được trồng lại.
Theo EcoWatch.