TTBC2024

TTBC2024


Phòng chữa bệnh bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt

sangtao70
15/6/2022 17:56Phản hồi: 2
Phòng chữa bệnh bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt

(Minh họa)
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt là phương pháp đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà nhưng vô cùng hiệu quả và được nhiều người ưa chuộng hiện nay.
Cách thức thực hiện bằng cách dùng bàn tay, ngón tay là chính để tác động lên huyệt, da thịt, gân khớp của người bệnh.
Khi thực hiện đúng kỹ thuật dưới sự chỉ định của bác sĩ thì phương pháp này mang lại rất nhiều hiệu quả, giúp người bệnh giảm đi các loại bệnh và nâng cao sức khỏe.

Các phương pháp xóa bóp bấm huyệt mà bạn nên biết

Dưới đây chúng tôi tổng hợp một số cách thức thực hiện và hiệu quả của phương pháp như sau:

XOA BÓP BẰNG TAY

1/ Xoa hai bàn tay: Sáng sớm đang nằm ngửa, chưa dậy vội, dùng hai mặt, lưng bàn tay xoa vào nhau nóng lên khoảng 30 lần tạo ra trường năng lượng.

2/ Chải tóc: Dùng 10 đầu ngón tay chải tóc từ trước chân tóc trán ra sau gáy 21 lần giúp thông khí huyết, chống bạc, chống rụng tóc, làm đen tóc.
3/ Xoa trán: Dùng hai bàn tay chồng lên nhau, lấy bàn tay bên dưới xoa vùng trán 21 lần giúp thông xoang trán, tăng trí nhớ, chữa đau đầu.
4/ Xoa lông mày: Dùng các ngón tay vuốt lông mày từ phía trong ra ngoài giúp thông cánh tay, chữa thoái hóa đốt sống cổ, bổ gan, chống tê mỏi cánh tay, bị chuột rút ở cánh tay, tê tay.
5/ Xoa vùng mắt: Dùng cườm tay – phần thịt mềm ở lòng bàn tay day vào hai bên hốc mắt theo chiều kim đồng hồ giúp bổ gan, sáng mắt, chống cận thị, viễn thị, chảy nước mắt, tắc tuyến lệ.
6/ Day sống mũi: Ép 2 ngón tay cái vào nhau, xát vào 2 bên sống mũi từ dưới lên trán, từ trán xuống sống mũi 21 lần. Giúp thông phế, chữa ho, chữa viêm xoang, trị hen suyễn, sổ mũi, hắt hơi, cảm cúm, chống đau lưng, đầu gối. Nếu đau lưng thì ấn nhẹ tay lên sống mũi đoạn giữa hơi chếch xuống phía dưới có chỗ mềm hơn đỡ đau lưng.
7/ Xoa vùng má: Dùng bàn tay xoa mạnh vùng má từ gò má xuống cằm giúp bổ thận, khỏe dạ dày, lợi phổi, hạn chế thâm quầng, nếp nhăn trên da.
8/ Đánh răng miệng: Dùng hai hàm răng gõ vào nhau 21 lần. Lấy đầu lưỡi rê dọc các chân răng hàm trên, hàm dưới, bên trong, bên ngoài 20 lần. Đến khi nước bọt trong miệng đầy, chia làm 3 lần nuốt chậm từ từ xuống dạ dày. Giúp bổ thận, chắc răng, không sâu răng, chữa viêm đại tràng, dạ dày, ợ hơi, viêm họng mãn, ho, hôi mồm, u bướu trong cơ thể, ngăn ngừa ung thư. Không nên sáng dậy là đánh răng ngay vì nó làm tiêu tán mất kháng sinh tự nhiên của cơ thể. Ăn xong 15 phút cần đánh răng ngay để vi khuẩn không có thức ăn gây hỏng răng, đau răng.
9/ Xoa vùng môi, miệng: Dùng lòng bàn tay xoa vùng môi, quanh miệng theo kim đồng hồ 21 lần giúp cho tim khỏe mạnh, hạn chế hoa mắt chóng mặt, hụt hơi, tức ngực, khó thở, chống táo bón, viêm đại tràng, viêm đường tiết niệu.
10/ Xoa vùng gáy: Dùng hai bàn tay xoa hai vùng gáy phía sau đầu từ trên xuống giúp lợi gan sáng mắt, chống cận thị, viễn thị, giảm đau vai gáy, đau cánh tay, tê tay, giảm đau nửa đầu, tăng trí nhớ, chống viêm xoang gáy.

(Minh họa)
11/ Xoa vùng cổ: Dùng 2 lòng bàn tay xoa cổ từ cằm xuống phía ngực giúp thông máu, chống viêm họng, ho, viêm xoang.
12/ Xoa vùng đỉnh tai: Dùng hai ngón tay cái ấn vào vùng đỉnh tai day mạy máu giúp tăng trí nhớ, giảm đau đầu, dễ ngủ, ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
13/ Xoa vùng xương quai xanh: hốc xương quai xanh phía ngoài (bồn khuyết) dùng các ngón tay day đi day lại phá các u cục do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Hạn chế tai biến mạch máu não gây liệt nửa người.
14/ Xoa vùng thắt lưng: Dùng hai lưng ngón tay cái xoa về phía sau lưng từ trên xuống để ấm hai quả thận chống đau lưng, bổ thận khí, ngừa thoát vị đĩa đệm, giải độc thận.
15/ Xoa vùng ngực: Dùng bàn tay bên này xoa ngực bên kia, chuyền tình cảm vào hai lá phổi và các bộ phận mỗi khi xoa bóp giúp cơ thể cảm nhận được và khỏe mạnh.

Quảng cáo


16/ Xoa vùng tim: Dùng bàn tay phải xoa vùng tim ở giữa ngực thiên về phía trái giúp tim nhận được năng lượng và khỏe mạnh.
17/ Xoa vùng gan (nằm ở bên trái phía tim nghiêng xuống phía dưới, sang phải). Xoa 21 lần và truyền tình cảm vào gan, hỗ trợ cho gan khỏe mạnh.
18/ Xoa ruột non (chung quanh vùng rốn): Dùng bàn tay xoa 21 lần ở chung quang rốn giúp ruột non khỏe mạnh, chống viêm xoang, hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm, viêm đại tràng, ăn không tiêu, lạnh bụng.
19/ Xoa ruột già (bên ngoài vùng ruột non): Dùng bàn tay xoa 21 lần giúp tiêu hóa tốt, chống đầy hơi, táo bón, viêm đường tiết niệu.
20/ Xoa 2 bên đầu gối: Xoa hai đầu gối và huyệt huyết hải phía trong bên trên, túc tam lý phía ngoài bên dưới) ở chéo nhau giúp thông huyết, bổ khí, trường thọ, nhuận da, sáng mắt.
21/ Xoa huyệt Tam âm giao (dùng 4 ngón tay đo từ mắt cá phía trong lên) day 21 lần giúp thông dạ dày, phổi, thận, trẻ lâu, đặc biệt làm sáng da , chống nếp nhăn cho chị em nữ.
22/ Xoa gan bàn chân (huyệt Dũng tuyền): Gan bàn chân có gần 100 huyệt đạo, đặc biệt là phổi, tim, thận, gan, dạ dày. Xoa 21 lần giúp nóng bàn chân chữa ho, viêm xoang, cảm cúm, hắt hơi, hen suyễn, đau tim, đau nhức xương khớp.
23/ Bóp sau bàn chân. Dùng tay bóp phía sau cổ chân giáp bàn chân giúp bổ thận, chống viêm và chảy máu đường tiết niệu. Nếu thấy đau cứng là đường tiếu niệu kém cần day nhiều lần hơn. Đái ra máu mà day vào giúp cầm máu rất nhanh kết hợp uống lá nhọ nồi, lá mật gấu, lá hoàn ngọc.
24/ Day huyệt giải độc gan (huyệt Thái xung): giúp sáng da, giảm ngứa, sáng mắt, giải độc cơ thể. Nếu day thấy đau là gan độc tố nhiều, cần day nhiều để giải độc.
25/ Day kẽ tay ngón cái và thứ hai (huyệt Hợp cốc): giúp ấm bụng, giảm say tàu xe, chống nôn, tiêu hóa tốt. Day vào sát phía trong xương ngón thứ hai chống đau lưng.
26/ Day cổ tay (phần giáp giữa bàn và tay và cánh tay): giúp thông cổ, giảm thoái hóa đốt sống cổ, tê tay, tê mỏi vai, chuột rút vùng tay, ngón tay. Đau tay bên này day cổ tay bên kia.
27/ Day cánh tay: Lưng cánh tay đoạn giữa phía ngoài sờ vào thấy cứng, bóp mạnh rất đau là thoái hóa đốt sống lưng. Bạn chỉ cần day nhẹ 21 lần là lưng nhẹ cảm nhận được ngay.

Quảng cáo


28/ Day bụng cánh tay (đối diện với vùng lưng phía trên – nơi ở giữa khủy tay): bóp vào thấy có cục nhỏ và đau là bị co thắt động mạch vành tim hoặc hở van tim, hay hoa mắt, hụt hơi, đau tức vùng ngực, khó thở. Day 21 lần giúp người khoan khoái, thở sâu, lâu mệt. Người bị ngất chỉ cần vỗ mạnh vào 21 lần là tỉnh ngay.

XOA BÓP BÀN CHÂN

1/ Đi bộ bằng chân trần
Đi bộ bằng chân trần trong nhà. Khi bước đi chú ý giữ khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai để bước chân càng trở nên nhẹ nhàng.
2/ Cho lòng bàn chân tắm nắng
Tia cực tím (ở mức độ vừa phải) sẽ mang lại sự kích thích đối với lòng bàn chân, tăng cường sự trao đổi chất và nâng cao công năng đối với nội tạng. Khi thời tiết tốt, ánh nắng không quá gay gắt, cho ánh nắng chiếu vào lòng bàn chân từ 20 – 30 phút.
3/ Xoa nắn ngón chân
Xoa nắn các ngón chân theo hình tròn. Mỗi ngày làm vài lần, trước khi dậy, trước khi ngủ khoảng 5 phút, mỗi lần kéo dài 2-3 phút, xoa từ trái qua phải, út đến ngón cái.
4/ Massage lòng bàn chân
Xúc tiến tuần hoàn máu, làm chân ấm lên, hỗ trợ điều trị mất ngủ. Nằm ngửa trên giường, giơ hai chân lên cao vừa phải và tự cho chúng cọ xát lẫn nhau 20 lần kết hợp massage với tay để chân ấm, ngủ sâu hơn.
5/ Ấn vào lòng bàn chân
Tiêu trừ mệt nhọc, kích thích huyệt vị, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường công năng nội tạng. Ngồi khoanh chân, đặt bàn chân lên đầu gối của chân còn lại, lấy điểm trung tâm ở giữa lòng bàn chân, bàn tay nắm lại, dùng phần gồ lên của ngón trỏ ấn lực vừa phải vào 4 phía 100 lần mỗi bên.

(Mih họa)
6/ Tư thế đạp xe trong không trung
Cải thiện tuần hoàn máu ở hai chi dưới, giảm cảm giác tê bì, tăng cường công năng nội tạng, rèn luyện thân thể, tiêu trừ mệt nhọc. Nằm ngửa, giơ hai chân lên không trung, di chuyển hai chân đạp theo vòng tròn như động tác đạp xe đạp từ 5 đến 6 phút.
7/ Ấn gót chân
Thông kinh bàng quang, chữa còng lưng. Dùng ngón tay ấn vào gót chân từ mức vừa đến khi cảm thấy đau nhói mới thôi.

CÁCH NGÂM CHÂN

1/ Giấm chua
Giấm có tác dụng diệt khuẩn cho đôi chân, đồng thời làm dịu làn da, tăng độ đàn hồi cho da, tăng cường tuần hoàn máu, đào thải độc tố, khử phong thấp, trị mất ngủ và nhiều bệnh khác. Cho một lượng vừa phải giấm chua hòa cùng nước ấm là có thể dùng được.
2/ Gừng
Thêm gừng vào nước ngâm chân chống giãn tĩnh mạch, chữa bệnh mất ngủ. Dùng 100g gừng sống cùng 20g trần bì và 30g bạc hà để pha nước ngâm. Công thức ngâm chân này sẽ giúp cơ thể khử thấp, tiêu trừ mệt nhọc.
3/ Muối
Muối diệt khuẩn, làm sạch đôi chân, chữa phù nề ở chi dưới kết hợp massage huyệt Dũng Tuyền ở lòng bàn chân để đạt được công năng tăng cường miễn dịch, chữa mất ngủ, phòng cảm mạo.
4/ Chanh
Nước chanh hoặc tinh dầu chanh giúp thuận khí, phấn chấn tinh thần, phòng cảm mạo, trị tiêu thũng.

KIÊNG KỴ

1/ Người bị tiểu đường
Người bị tiểu đường khó có thể cảm nhận được độ ấm chuẩn xác của nước ngâm, ngâm chân với nước nóng dễ bị bỏng, có thể dẫn tới nhiễm trùng, thối rữa vùng da bỏng… khiến làn da yếu ớt, thần kinh ở vùng chân kém nhạy, ít cảm giác với nước ấm.
2/ Người bị giãn tĩnh mạch
Van tĩnh mạch của những người giãn tĩnh mạch thường bị suy giảm công năng. Ngâm chân với nước nóng máu nhanh bị vón cục, tăng nguy cơ bị phồng, xung huyết tĩnh mạch. Người bị giãn tĩnh mạch không ngâm chân, không chườm ấm vào bộ phận này.
3/ Người bị bệnh ngoài da
Ngâm chân càng tăng thêm nguy cơ lây lan, phát tán của vi khuẩn, khiến vùng da mắc bệnh càng lan rộng. Vết thương hở, người bệnh càng không nên ngâm chân mà cần để miệng vết thương khô thoáng, tránh nước.
4/ Trẻ em
Không nhất thiết phải áp dụng hình thức ngâm chân đối với bé.
Nguyên nhân là bởi việc thường xuyên dùng nước ấm ngâm chân khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển sẽ khiến dây chằng trở nên lỏng, làm tăng nguy cơ mắc chứng chân bẹt ở trẻ.

Nguồn: Internet
2 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

xoa bóp bấm huyệt rất tốt cho sức khỏe
lambor456
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mỗi lần mệt mỏi được xoa bóp bấm huyệt sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019