Thời điểm mình được trải nghiệm game FPS với Razer DeathAdder V3 Pro, có thể đồng tình với quan điểm cho rằng đây là chú chuột không dây hoàn hảo phục vụ cho nhu cầu chơi game bắn súng, đặc biệt là dành cho những gamer chuyên nghiệp.
Chú chuột đấy là sự kết hợp hoàn hảo giữa những tinh chỉnh công thái học của thiết kế chuột, với phần cứng cao cấp nhất ở thời điểm hiện tại của Razer, từ cảm biến 30K DPI đến switch quang học cực nhạy và độ trễ thấp của họ. Đến cả trọng lượng 63 gram và thời lượng pin 90 giờ đồng hồ liên tục với dongle 1000Hz có sẵn cũng là những điểm cộng không thể lờ đi của DeathAdder V3 Pro.
Vấn đề duy nhất, đấy là một chú chuột không dây bán giá 3 triệu 8 ở thời điểm nó ra mắt thị trường. Giờ này mỗi cửa hàng bán một giá, nhưng luôn dao động trong khoảng từ 3.3 đến 3.6 triệu Đồng. Đối với một chú chuột gaming không có Bluetooth, không có đèn RGB, mà chỉ có hai yếu tố trọng lượng siêu nhẹ và cảm biến cực kỳ chính xác, DeathAdder V3 Pro không phải thứ phục vụ phần đông thị trường. Mà thật ra ngay cả khi chỉ bắn CS:GO hay Valorant, những lợi ích V3 Pro mang lại cũng không hẳn là đủ để nhiều anh em bỏ ra ngần ấy tiền.
Vậy là chúng ta có một giải pháp khác. Thay vì trang bị cục pin và tính năng kết nối không dây với dongle 2.4 GHz, và cục pin siêu nhẹ, tại sao không giảm chi phí bằng cách làm một chú chuột có dây, nhưng sở hữu đầy đủ công năng mà DeathAdder V3 Pro đem lại? Nếu có một mẫu DeathAdder V3 có dây nhưng sở hữu thiết kế công thái học hoàn hảo mà Razer đã ứng dụng với V3 Pro, nhưng giá rẻ hơn nhiều thì có đáng hay không?
Chú chuột đấy là sự kết hợp hoàn hảo giữa những tinh chỉnh công thái học của thiết kế chuột, với phần cứng cao cấp nhất ở thời điểm hiện tại của Razer, từ cảm biến 30K DPI đến switch quang học cực nhạy và độ trễ thấp của họ. Đến cả trọng lượng 63 gram và thời lượng pin 90 giờ đồng hồ liên tục với dongle 1000Hz có sẵn cũng là những điểm cộng không thể lờ đi của DeathAdder V3 Pro.
Vấn đề duy nhất, đấy là một chú chuột không dây bán giá 3 triệu 8 ở thời điểm nó ra mắt thị trường. Giờ này mỗi cửa hàng bán một giá, nhưng luôn dao động trong khoảng từ 3.3 đến 3.6 triệu Đồng. Đối với một chú chuột gaming không có Bluetooth, không có đèn RGB, mà chỉ có hai yếu tố trọng lượng siêu nhẹ và cảm biến cực kỳ chính xác, DeathAdder V3 Pro không phải thứ phục vụ phần đông thị trường. Mà thật ra ngay cả khi chỉ bắn CS:GO hay Valorant, những lợi ích V3 Pro mang lại cũng không hẳn là đủ để nhiều anh em bỏ ra ngần ấy tiền.
Vậy là chúng ta có một giải pháp khác. Thay vì trang bị cục pin và tính năng kết nối không dây với dongle 2.4 GHz, và cục pin siêu nhẹ, tại sao không giảm chi phí bằng cách làm một chú chuột có dây, nhưng sở hữu đầy đủ công năng mà DeathAdder V3 Pro đem lại? Nếu có một mẫu DeathAdder V3 có dây nhưng sở hữu thiết kế công thái học hoàn hảo mà Razer đã ứng dụng với V3 Pro, nhưng giá rẻ hơn nhiều thì có đáng hay không?
Câu trả lời, đối với riêng bản thân mình, là có. Hệ quả là mình phải bỏ 1.8 triệu Đồng để đi mua chuột dây, giữa cái thời điểm thị trường chuột gaming không thiếu những lựa chọn không dây ổn ở tầm giá này, còn chuột có dây chỉ nửa, thậm chí một phần ba mức giá này là quá nhiều hàng ngon.
Khác biệt cơ bản nhất của DeathAdder V3 có dây với V3 Pro không dây là lớp vỏ nhựa. V3 Pro được xử lý bề mặt nhám, sờ vào hơi giống mặt giấy, hoặc những cái keycap làm bằng chất liệu PBT, rất mịn và đã. Còn DeathAdder V3 thì bề mặt trơn mịn hơn nhiều, nhưng điều đáng nể là dùng mãi cũng không bám vân tay. Cùng với đó, dù bề mặt trơn hơn V3 Pro, nhưng cầm nắm vẫn tương đối ổn, trong trường hợp anh em không ra quá nhiều mồ hôi tay lúc chơi điện tử. Lời khuyên được đưa ra là anh em vẫn nên mua một bộ skin chống trượt dán vào hai bên sườn chuột để xài đã nhất.
Để tiện so sánh, lớp vỏ trơn mịn của V3 có dây rất giống những chú chuột gaming đến từ thương hiệu Zowie, nhưng bề mặt được xử lý ổn hơn nhiều.
Một điều không mấy liên quan mà không nhiều anh em biết, đấy là DeathAdder V3 Pro màu trắng có trọng lượng nặng hơn khoảng 1 gram so với bản màu đen, vì Razer nói quy trình xử lý nhựa của bản trắng hơi khác, với mục đích tạo ra chú chuột với màu sắc ấn tượng nhất, thay vì trắng ngà.
Ngoài cái việc có cọng dây kết nối USB Type A với máy tính ra, mọi đường nét thiết kế của DeathAdder V3 đều giống hệt phiên bản không dây.
Nhìn hình dáng của chú chuột, rõ ràng Razer không chạy theo câu nói “đừng sửa cái gì không hỏng” như nhiều hãng đang làm. Ngoại hình của DeathAdder V3 Pro được điều chỉnh rất nhiều để phù hợp với dân chuyên, và anh em chơi điện tử “nghiêm túc”, chơi là phải thắng, thắng bằng mọi giá.
Quảng cáo
Vị trí hai nút chuột chính không còn “loe” ra để tạo ra giá trị thuần túy mỹ thuật, như đầu con rắn hổ nữa. Thân chuột vẫn giữ được nét mềm mại, nhất là vết khoét xuống trên hai nút chuột cho ngón trỏ và ngón giữa không bị trượt, nhưng tổng thể gọn gàng hơn nhiều. Đến cả hai nút chuột cũng được tách riêng ra, chứ không nguyên khối thân trên như những chiếc DeathAdder khác, phụ thuộc vào khả năng đàn hồi của thân vỏ để ấn nữa.
Nói cách khác, mọi thay đổi lớn về bố cục và thiết kế tạo ra DeathAdder V3 khác biệt hoàn toàn so với phiên bản V2, vốn sở hữu hình dáng truyền thống và giống những mẫu DeathAdder cũ. Cũng nhờ những thay đổi ấy, DeathAdder V3 giờ được cộng đồng gamer gọi là “nhà vô địch” trên thị trường chuột gaming cho người thuận tay phải.
Không có pin, bo mạch bên trong cũng không cần trang bị linh kiện thu phát sóng không dây, Razer nói nếu không tính cọng cáp USB, DeathAdder V3 có trọng lượng 59 gram, nhẹ hơn bản Pro 4 gram. Trùng hợp thay theo mình biết, cục pin của V3 Pro giống hệt như Viper V2 Pro, và cũng nặng 4 gram.
Cũng nhờ việc không cần kết nối không dây, nên DeathAdder V3 có một cải tiến lớn so với bản không dây, đấy là polling rate tối đa 8000 Hz, thay vì tối đa 4000 Hz nếu anh em mua thêm HyperPolling Dongle từ Razer.
Không phải ai cũng cần chú chuột gửi 8 nghìn tín hiệu ghi nhận cảm biến về máy tính mỗi giây, ấy là chưa kể polling rate cao thực tế cũng chỉ giúp ích nhiều nhất cho những người dùng chuột ở tốc độ DPI rất cao. Mình thử nghiệm thì thấy ở tốc độ 1600 DPI, polling rate 2000 Hz đã là quá đủ để đảm bảo độ chính xác trong từng cú vẩy chuột rồi.
Quảng cáo
Bản chất polling rate cao cũng tạo ra áp lực khác đối với CPU máy tính, khi driver bắt CPU xử lý dữ liệu input nhiều hơn. Mình thử so sánh polling rate 4000 Hz so với 8000 Hz trong CS:GO, phát hiện ra ở ngưỡng tần số phát tín hiệu cao nhất của chú chuột, tốc độ khung hình trung bình khi chơi game hụt đâu đó 15 đến 20 FPS.
Đồng ý rằng polling rate càng cao thì độ chính xác trong từng lệnh ghi nhận cảm biến di chuyển cũng tăng lên. Nhưng anh em mua chú chuột này về cũng cần cân bằng giữa polling rate với tốc độ chuột cũng như sức mạnh phần cứng máy tính để trải nghiệm ổn nhất. Đối với mình, chơi CS:GO ở DPI 800, sens in-game 0.9, thì 2000 hay 4000 Hz cũng không tạo ra khác biệt.
Thứ đáng giá hơn, à không, đáng giá nhất trên DeathAdder V3 vẫn là cảm biến 30K DPI, giải pháp cao cấp nhất mà Razer đang có, đang trang bị trong những mẫu chuột chơi game đắt tiền như Basilisk V3 Pro, Viper V2 Pro và cả DeathAdder V3 Pro nữa.
Với Asymmetric Cut-off, DA V3 Pro cho phép người dùng tuỳ chỉnh lên đến 26 mức độ cao nhấc và hạ chuột tuỳ vào thói quen sử dụng, so với 3 mức như thế hệ Viper trước. Nó sẽ kết hợp với Smart Tracking nhờ vào Focus Pro để có thể duy trì khoảng cách nâng hạ nhất quán cho dù nó được sử dụng trên bề mặt nào, cho phép kiểm soát và độ chính xác cao hơn.
Nếu như không chơi những game bắn súng eSport, không chỉnh chuột cực chậm để mọi cú vẩy chính xác nhất, dẫn đến hệ quả là phải nhấc chuột liên tục vì diện tích pad có hạn, chắc chắn người dùng sẽ không nhận ra lợi ích quá lớn của Asymmetric Cut-off.
https://tinhte.vn/thread/razer-deathadder-v3-pro-phong-cach-toi-gian-giup-tao-ra-mot-san-pham-gan-nhu-hoan-hao.3605833/
https://tinhte.vn/thread/tren-tay-rlzxr-viper-v2-pro-nhe-nhat-chinh-xac-nhat-nhanh-nhat-cua-rlzxr.3531918/
https://tinhte.vn/thread/choi-dien-tu-cung-razer-basilisk-v3-pro-cung-la-pro-nhung-khac-viper-va-deathadder-lam.3581460/
Cùng với đó, Smart Tracking là yếu tố quan trọng nhất giúp Razer có một bộ phận không nhỏ pro gamer chuyển sang dùng cả DA V3 Pro lẫn Viper V2 Pro. Nó vận hành không khác gì tính năng V-Sync trên màn hình, đồng bộ tín hiệu để giảm thiểu tuyệt đối sai lệch vị trí nhận diện tín hiệu khi mắt đọc vận hành, kể cả ở hai ngưỡng tần số nhận tín hiệu 1000Hz với dongle HyperSpeed, và 4000Hz với dongle HyperPolling bán riêng. Không có Smart Tracking, thì không thể bàn tới độ chính xác của cảm biến Focus Pro.
Còn với Motion Sync, cảm biến sẽ đồng bộ hóa các tín hiệu của nó theo khoảng thời gian chính xác mà PC của bạn trích xuất thông tin, đảm bảo bạn sẽ nhận được các thông tin mới nhất về vị trí chuột của mình để theo dõi nhất quán hơn. Khi tần số nhận tín hiệu của chuột được đồng bộ hoá với tần số hiển thị hình ảnh trên màn hình, kết hợp với kỹ năng, cảm giác ngắm bắn sẽ khác hẳn.
Vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết khi mua chú chuột này về là làm thế nào để dây cáp không vướng víu lúc chơi game. Đồng ý dây cáp của DeathAdder V3 vừa mềm vừa nhẹ, nhưng anh em cũng nên để ý độ dài của nó trên bàn. Ngắn quá thì đang vẩy chuột, hết dây, thế là bị kẹt rất khó chịu. Còn để dây trên bàn dài quá, những lúc đẩy chuột nhìn lên cao cũng sẽ vướng. Bỗng nhiên cái bungee cố định dây chuột mình bỏ không mấy năm nay lại phát huy tác dụng. Đấy là điểm yếu cố hữu của chuột gaming có dây, và cũng là khuyết điểm gần như duy nhất của DeathAdder V3.
Có thể sẽ có nhiều anh em không quan tâm lắm, nhưng ở cái giá gần 2 triệu Đồng, xét tới xu hướng gaming gear hiện giờ, hãng nào cũng tặng đủ quà. Có hãng tặng miếng skin chống trượt, có hãng tặng một bộ feet nữa, có hãng tặng túi đựng chuột để chống xước feet và thân chuột, cá biệt có hãng tặng cả ba. Còn Razer, với mục tiêu “bảo vệ môi trường”, hộp của DeathAdder V3 chẳng khác gì V2, rất tối giản, ngay cả cái túi đựng chuột cũng làm bằng giấy chứ không phải bằng vải, và hoàn toàn không có bộ skin nhám như V3 Pro tặng kèm.
Hệ quả là nếu tay anh em nhiều mồ hôi, giải pháp duy nhất sẽ là bỏ đâu đó 200 nghìn mua thêm một bộ skin từ CorePad chẳng hạn.
Nhưng thực tế sử dụng hoàn toàn đủ để anh em quên sạch những điểm trừ ấy đi. Kéo chú chuột nhẹ như lông hồng, không phải gồng tay lên, vẩy một cái thẳng vào vị trí địch tạo ra cái cảm giác chỉ có trên những mẫu chuột siêu nhẹ. Kết hợp sự thanh thoát của trọng lượng là những đường cong ôm trọn bàn tay của anh em, từ phần đuôi chuột gồ lên để ôm lòng bàn tay, đến hai nút được thiết kế lõm nhẹ xuống để chơi game theo kiểu claw grip hay palm grip đều ổn.
Nếu cảm thấy V3 vẫn hơi to so với kích thước bàn tay của anh em, thì biết đâu ít tháng nữa, Razer sẽ cho ra mắt DeathAdder V3 Mini, hệt như những gì họ đã làm với thế hệ V2?
Có thể nói ví von, DeathAdder V3 cùng lúc giải quyết ba nỗi lo của anh em chơi game, đổi lại chỉ còn một nỗi lo duy nhất mà thôi. Đổi lại cọng dây USB, anh em sẽ không phải nghĩ đến việc cất dongle 2.4 GHz ở đâu, không phải lo đến thời lượng pin, và quan trọng nhất là không phải lo việc bỏ khoảng ba triệu rưỡi chỉ để mua một chú chuột gaming được coi là có thiết kế tuyệt đối tối giản.
Nhờ vào ba yếu tố ấy, vừa rẻ hơn gấp đôi, vừa không phải lo độ trễ trong kết nối, vừa không phải nghĩ đến thời lượng pin, DeathAdder V3 là chú chuột gaming đáng sở hữu hơn nhiều so với V3 Pro. Mà cũng phải thừa nhận lại, V3 Pro với mức giá cao chót vót cũng chỉ thu hút được một phần rất nhỏ trong cộng đồng hàng chục triệu người chơi game FPS đối kháng trên toàn thế giới, từ CS:GO, Valorant, Call of Duty, Rainbow Six Siege cho đến cả Overwatch 2.
Và nếu có cảm giác DeathAdder V3 vẫn quá đắt so với một chú chuột có dây, thì lời khuyên của mình là hãy đợi tới thời điểm có giảm giá, vì xét riêng tới nhu cầu FPS gaming, món đồ chơi này hoàn hảo ở mọi khía cạnh. Đổi lại việc không có đèn RGB là trọng lượng chuột giảm đi đáng kể, và dù chuột nhẹ nhưng độ bền hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
Cuối cùng, nói ra điều này có thể anh em không tin, chiều hôm 23/3, mình ấn nút đặt mua chú chuột này, đến 11 giờ rưỡi đêm hôm ấy, trùng hợp thay, Valve tung ra liền một lúc ba đoạn trailer giới thiệu Counter-Strike 2.