Khó có một thiết bị sinh ra để ghi chú nào mà có thể vượt qua được Boox Go 10.3 về thiết kế, sự mỏng nhẹ và thao tác viết như một tờ giấy. Hầu hết những thiết bị E Ink khác đều dày hoặc quá dày, màn hình không đẹp và đặc biệt là cách hoàn thiện màn hình không đem lại trải nghiệm viết tự nhiên nhất. Boox Go 10.3 có tất cả, cộng thêm Android.
Boox Go 10.3 hoàn toàn giống reMarkable 2, một chiếc máy sinh ra cho mục đích tương tự. Thậm chí là dù bắt chước nhưng nó còn làm tốt hơn khi mỏng và nhẹ hơn. Máy chỉ nặng khoảng 370g và mỏng 4,6mm. Với một kích thước của những tablet cỡ 10" thì Go 10.3 trông như một tờ giấy.
Máy có khung nhôm với mặt lưng giả da, một thiết kế cơ bản và đơn giản. Không cơ bản không được vì với độ mỏng như vậy thì khó mà thêm vào đó khe thẻ nhớ hay gì cả, đơn thuần chỉ là loa ngoài và cổng USB-C. Thậm chí cổng C này dày gần đúng bằng độ dày của máy, rất ấn tượng. Vì nó quá mỏng nên khi cắm sạc thì cổng C đực còn dày hơn cả máy, hay khi gắn bút thì trông bút còn to hơn cả máy.
Giống reMarkable 2
https://tinhte.vn/thread/tren-tay-remarkable-2-tablet-e-ink-dep-va-xin.3771363/Boox Go 10.3 hoàn toàn giống reMarkable 2, một chiếc máy sinh ra cho mục đích tương tự. Thậm chí là dù bắt chước nhưng nó còn làm tốt hơn khi mỏng và nhẹ hơn. Máy chỉ nặng khoảng 370g và mỏng 4,6mm. Với một kích thước của những tablet cỡ 10" thì Go 10.3 trông như một tờ giấy.
Máy có khung nhôm với mặt lưng giả da, một thiết kế cơ bản và đơn giản. Không cơ bản không được vì với độ mỏng như vậy thì khó mà thêm vào đó khe thẻ nhớ hay gì cả, đơn thuần chỉ là loa ngoài và cổng USB-C. Thậm chí cổng C này dày gần đúng bằng độ dày của máy, rất ấn tượng. Vì nó quá mỏng nên khi cắm sạc thì cổng C đực còn dày hơn cả máy, hay khi gắn bút thì trông bút còn to hơn cả máy.
Go 10.3 có mặt lưng kiểu da, giúp máy có thể cố định tốt hơn trên những bề mặt trơn như kính chẳng hạn, đây là cái rất quan trọng với một thiết bị ghi chú. Phía trước là viền màn hình không mỏng đều nhưng có màu giống với màu nền của E Ink nên có cảm giác như đó là một thiết bị tràn viền, cái này thì quá rõ là học hỏi từ reMarkable 2 rồi.
Màn hình tối ưu cho ghi chú
Có một lý do mình thích ở Go 10.3 là màn hình nó quá đẹp và tối ưu cho việc ghi chú, mình nghĩ sẽ dùng nó lâu dài như một thiết bị ghi chú để mình lên kịch bản cho những nội dung, công việc. Màn hình 10"3 này dù không có tấm nền Carta 1300 mà chỉ là 1200, thậm chí nó không có cả đèn nền, nhờ vậy mà nó có thể mỏng và tấm nền nổi rất sát lên bề mặt kính bảo vệ. Mình không biết việc không sử dụng Carta 1300 có liên quan gì tới độ mỏng không nhưng về cơ bản những khác biệt giữa hai công nghệ này không nhiều, Carta 1200 và mật độ 300ppi là quá sắc nét và quá ổn với Go 10.3.
Nhờ bỏ đi đèn nền mà Go 10.3 sẽ mỏng hơn và những nội dung nó hiển thị sẽ sát lên trên bề mặt kính hơn, vì vậy mà sẽ đem lại cảm giác như mình đang nhìn vào một tờ giấy. Sẽ có cái phải đánh đổi ở đây, nhiều người cần đèn nền để làm việc, ghi chú buổi tối, như mình thì hài lòng vì khi trời tối thì sẽ dùng đèn như khi viết lên giấy hoặc thôi không làm việc nữa nếu không có đèn, chứ giờ cũng khó bắt đom đóm.
Cái yếu tố nữa là màn hình này rất nhám để tái tạo cảm giác như khi mình viết lên giấy. So với chính chiếc Note X3 Pro, là bản dành cho thị trường nội địa và có đèn nền thì Go 10.3 có màn hình nhám hơn, cái kia thì cho cảm giác viết mịn và nhanh hơn chút. Tốc độ phản hồi khi viết là rất tốt, gần như không có độ trễ.
Quảng cáo
Phần mềm Android
Vì chạy Android nên Go 10.3 được bổ sung thêm rất nhiều sức mạnh. Chúng ta có thể tải tất cả các app từ CH Play về để sử dụng, từ các app ghi chú, vẽ, email, đồng bộ dữ liệu hay xử lý tài liệu. Những máy đọc sách, máy ghi chú khác vì chạy OS yếu hơn nên các phương thức đồng bộ dữ liệu giới hạn hơn, cái thì có Dropbox nhưng không có Google Drive hoặc đại loại vậy, nói chung là gò bó về tính năng và khả năng hơn là Android.
Nhờ Android nên Onyx có thể bổ sung thêm nhiều tính năng cho máy của họ. Ví dụ với bản cập nhật phần mềm mới nhất thì có một số tính năng mình thấy hay đó là khả năng chia đôi màn hình để làm việc. Mình có thể chia đôi để vừa đọc tài liệu vừa ghi chú, vừa đọc vừa dịch… Hay như FreeMark là tính năng ghi chú lên bất kỳ cái gì mà màn hình đang hiển thị, cơ bản nó giống như chúng ta chụp ảnh màn hình (screenshot) và ghi chú lên file ảnh đó, nhưng ít thao tác hơn. Cuối cùng là Screen Mirroring, những ai cần có thể chiếu màn hình của máy lên máy tính qua kết nối không dây để chia sẻ trong các cuộc họp, hoặc dạy học online.
Tính năng ghi chú mạnh mẽ
Quảng cáo
So với Kobo, Kindle hay reMarkable thì Boox có phần mềm ghi chú đầy đủ tính năng và mạnh mẽ hơn nhiều. Mình sẽ có nhiều loại bút khác nhau để sử dụng như bút chì, bút máy, bút lông… tiếc là cây bút đi kèm với máy không có chức năng tẩy (xóa), nếu muốn dùng thì phải mua loại bút cao cấp hơn. Phần mềm này cung cấp đủ các công cụ như thêm các hình khối, nhận diện chữ viết tay, lasso (di chuyển vật thể), các lớp của ghi chú, chọn canvas (khổ bản vẽ)… Những ai ghi chú theo nhiều trang thì có thể dễ dàng chuyển nhanh qua bất kỳ trang nào.
Có nhiều yếu tố tác động để đem tới trải nghiệm ghi chép giống như trên tờ giấy thật nhất. Với Go 10.3 đó là một màn hình rất nổi lên trên, rất mỏng để không có cảm giác như đang ghi trên máy, tốc độ đáp ứng tức thì của bút, màn hình nhám và đầy đủ tính năng ghi chú, cũng như đồng bộ. Hy vọng với Go 10.3 thì mình sẽ tạo được thói quen ghi chép.
Hoàn thiện về cơ bản là cứng cáp và tốt.
Nhưng nếu khó tính và để ý kỹ chút sẽ thấy các viền gờ nhựa nhô cao hơn mặt lưng da, sờ qua vị trí này sẽ hơi gợn.
Đọc tài liệu.
Lướt Tinhte như một tờ giấy.
Bút dày hơn máy.