Ricoh vừa ra mắt chiếc camera 360° flagship mới nhất của mình, chiếc Theta Z1, đây là bản nâng cấp mới của chiếc camera 360° Theta V với cảm biến lớn 1", ống kính tốt hơn, khả năng chụp RAW, quay video 360° 4K, live stream 4K 360° và khả năng ghi âm với hiệu ứng âm thanh vòm tốt hơn...
Những nâng cấp trên chiếc Theta Z1:
Cái đang nói nhất trên chiếc Theta Z1 chính là nâng cấp lớn về cảm biến, bây giờ chiếc Theta Z1 đã có thể ghi được các cảnh 360° với chất lượng tốt hơn nhiều, khả năng ghi hình tốt khi thiếu sáng nhờ được trang bị cảm biến lớn 1" back-illuminated CMOS, và đây cũng là cảm biến ảnh lớn nhất cho các camera 360° dòng phổ thông đến hiện tại trên thị trường.
Về ống kính, chiếc Theta Z1 được nâng cấp với cụm ống kính mới với công nghệ tri-fold độc quyền của Ricoh giúp làm giảm độ dày xuống còn 24mm cho mỗi bên ống kính, đây là kích thước khá nhỏ đối với một camera có cảm biến lớn như vậy. Về độ phân giải thì Z1 có độ phân giải tổng cộng 23MP (6720 x 3360dpi, 7K) được ghép lại bởi hai camera hai bên với độ phân giải 20MP cho mỗi bên. Ngoài ra với cơ chế mới, bây giờ Theta Z1 có thể thay đổi được khẩu độ với 3 mức cố định là F2.1, F3.5 và F5.6, giúp bạn có thể linh hoạt mở khẩu lớn khi chụp thiếu sáng hoặc đóng khẩu nhỏ để cho hình ảnh sắc nét hơn, kết hợp với cải tiến về thiết kế của ống kính với cấu tạo quang học bao gồm 14 thấu kính gom trong 11 nhóm cho mỗi bên ống kính cũng giúp camera có thể chụp được ảnh tốt hơn, đỡ bị hiện tượng bóng ma, flare hay viền tím xuất hiện trên ảnh.
Chiếc Ricoh Theta Z1 sẽ được bán ra chính thức vào tháng 03/2019 với giá tương đương 1000 USD.
Những nâng cấp trên chiếc Theta Z1:
Cái đang nói nhất trên chiếc Theta Z1 chính là nâng cấp lớn về cảm biến, bây giờ chiếc Theta Z1 đã có thể ghi được các cảnh 360° với chất lượng tốt hơn nhiều, khả năng ghi hình tốt khi thiếu sáng nhờ được trang bị cảm biến lớn 1" back-illuminated CMOS, và đây cũng là cảm biến ảnh lớn nhất cho các camera 360° dòng phổ thông đến hiện tại trên thị trường.
Về ống kính, chiếc Theta Z1 được nâng cấp với cụm ống kính mới với công nghệ tri-fold độc quyền của Ricoh giúp làm giảm độ dày xuống còn 24mm cho mỗi bên ống kính, đây là kích thước khá nhỏ đối với một camera có cảm biến lớn như vậy. Về độ phân giải thì Z1 có độ phân giải tổng cộng 23MP (6720 x 3360dpi, 7K) được ghép lại bởi hai camera hai bên với độ phân giải 20MP cho mỗi bên. Ngoài ra với cơ chế mới, bây giờ Theta Z1 có thể thay đổi được khẩu độ với 3 mức cố định là F2.1, F3.5 và F5.6, giúp bạn có thể linh hoạt mở khẩu lớn khi chụp thiếu sáng hoặc đóng khẩu nhỏ để cho hình ảnh sắc nét hơn, kết hợp với cải tiến về thiết kế của ống kính với cấu tạo quang học bao gồm 14 thấu kính gom trong 11 nhóm cho mỗi bên ống kính cũng giúp camera có thể chụp được ảnh tốt hơn, đỡ bị hiện tượng bóng ma, flare hay viền tím xuất hiện trên ảnh.
Về sức mạnh phần cứng thì chiếc Theta Z1 mới này được nâng cấp với bộ xử lý Qualcomm Snapdragon tối ưu hơn và vẫn sử dụng hệ điều hành trên nền Android, cho phép quay video với độ phân giải cao lên đến 4K (3840 x 1920) 30fps tích hợp khả năng chống rung 3 trục hiệu quả. Các chế độ quay video cũng được nâng cấp với các mode Av, Tv, ISO tự động và mode Manual (M) song song với chế độ chụp linh hoạt.
Theo Ricoh công bố thì chiếc Theta Z1 sẽ có khả năng tạo ra ảnh với chất lượng cao hơn do có khả năng phơi sáng và cân bằng trắng tốt hơn, ngoài ra Theta Z1 cũng được nâng cấp với dãi ISO cao hơn từ ISO 80 lên đến ISO 6400 cho cả hình chụp lẫn video.
Để bổ xung cho trải nghiệm video 360° tốt hơn, Ricoh còn trang bị cho Theta Z1 khả năng quay video với micro thu âm thanh đa hướng bằng 4 micro đi kèm xung quanh máy cho ra video với hiệu ứng âm thanh 360° chân thực hơn.
Các chế độ chụp cũng được nâng cấp khá nhiều, bây giờ chế độ chụp Dynamic Range (DR) được đưa lên làm mặc định mỗi khi mở máy chụp. Ngoài ra các chế độ chụp khác như HDR, Interval Composite giúp chụp ảnh star trails và chế độ Multi-bracket giúp chụp liên tục với 19 tấm.
Nâng cấp tiếp theo dễ thấy nhất là được trang bị với màn hình organic EL (OLED) nhỏ 0.93 inch nằm phía bên dưới giúp quản lý các thông tin hoạt động của máy như pin, chế độ chụp, khẩu độ, ISO...
Thêm một nâng cấp rất đáng giá nữa là trên Theta Z1 đã được tích hợp khả năng ghi hình với định dạng RAW (Adobe® DNG) song song với định dạng ảnh JPEG. Bạn cũng có thể dùng Lightroom để ghép ảnh lại với Plugin "RICOH THETA Stitcher" kèm theo được cho download về miễn phí song song với cách ghép truyền thống.
Về bộ nhớ thì Theta Z1 vẫn giữ nguyên bộ nhớ trong 19GB như trên Theta V, con số 19GB này vẫn còn rất là khiêm tốn khi mà Ricoh vẫn cố chấp không chịu trang bị thẻ nhớ rời cho sản phẩm của mình, nếu bạn có ý định sử dụng nó làm thiết bị để thay thế cho chiếc camera hành trình với khả năng quay 4K khác.
Cuối cùng là thiết kế bên ngoài, Theta Z1 được nâng cấp với thân máy được hoàn thiện bằng hợp kim magie cứng cáp và nhẹ, bên ngoài được phủ với lớp sơn đen với hoa văn chìm như trên các dòng máy ảnh cao cấp khác. Ngoài ra Z1 vẫn được trang bị cổng kết nối USB 3.0 (Type-C) giúp truyền dữ liệu nhanh hơn.
Hiện tại Theta Z1 đã được bán chính thức tại các trang bán hàng trực tuyến cũng như từ website chính thức của hãng với giá 1.000USD, cao hơn khá nhiều so với giá của các bản Theta khác của Ricoh.
Quảng cáo