Trên Shopee và Lazada, chúng ta có các gian hàng chính hãng Mall, về nguyên tắc là chỉ bán hàng chính hãng, và để phân biệt với các shop thường. Các shop thường đủ các loại hàng hoá tạp phế lù không rõ nguồn gốc xuất xứ mình không đề cập nữa, hàng pha ke từ các shop lẻ nhiều vô kể rồi, nhưng Shop Mall mà bán nhái thì sao? Thì sẽ có trong bài viết này để anh em tránh nhé
Mình vô tình nhìn thấy Shop Mall bán nhái do họ được đề xuất bởi Shopee và Lazada trên các trang khuyến mại, và rồi từ đó mình mới đi lục lọi tiếp thì phát hiện rất nhiều shop mall bán nhái như vậy. Khá bất ngờ đúng không các bạn. Trước giờ cứ nghĩ Mall là ngon lành rồi, không phải lo lắng, nhưng giờ phải nghĩ lại và cảnh giác hơn rồi. Trước đây mình đã có một số bài viết để nâng cao an toàn khi mua sắm online cũng như có chia sẻ một bộ chỉ số để đánh giá mức độ uy tín của người bán, các bạn có thể tham khảo thêm
Lưu ý: mình không khuyến khích các hành động hay quyết định cực đoan như là tẩy chay, bài trừ các hình thức mua hàng online và các sàn thương mại điện tử mà mình có đề cập trong bài viết, cụ thể là Shopee và Lazada. Bản thân mình vẫn mua hàng online từ các sàn này, vẫn luôn giới thiệu các sản phẩm tốt từ các nhà bán hàng uy tín của các sàn này và vẫn luôn ghi nhận những gì mà các sàn thương mại điện tử này đem đến cho người dùng, mình luôn mong muốn thị trường online phát triển, bài viết này cũng muốn cung cấp thông tin để góp phần cho sự phát triển đó
Cả Lazada và Shopee đều có những quy định khá nghiêm ngặt về Mall, các bạn có thể tham khảo tại đây (Shopee) và tại đây (Lazada) trong đó có một số điểm quan trọng nhất đó là cam kết 100% hàng chính hãng, có chứng nhận (chính hãng) cho (100%) các sản phẩm trong gian hàng. Không được phép bán các sản phẩm OEM, hàng giả, hàng nhái, hàng tân trang, hàng cũ…
Mình vô tình nhìn thấy Shop Mall bán nhái do họ được đề xuất bởi Shopee và Lazada trên các trang khuyến mại, và rồi từ đó mình mới đi lục lọi tiếp thì phát hiện rất nhiều shop mall bán nhái như vậy. Khá bất ngờ đúng không các bạn. Trước giờ cứ nghĩ Mall là ngon lành rồi, không phải lo lắng, nhưng giờ phải nghĩ lại và cảnh giác hơn rồi. Trước đây mình đã có một số bài viết để nâng cao an toàn khi mua sắm online cũng như có chia sẻ một bộ chỉ số để đánh giá mức độ uy tín của người bán, các bạn có thể tham khảo thêm
Lưu ý: mình không khuyến khích các hành động hay quyết định cực đoan như là tẩy chay, bài trừ các hình thức mua hàng online và các sàn thương mại điện tử mà mình có đề cập trong bài viết, cụ thể là Shopee và Lazada. Bản thân mình vẫn mua hàng online từ các sàn này, vẫn luôn giới thiệu các sản phẩm tốt từ các nhà bán hàng uy tín của các sàn này và vẫn luôn ghi nhận những gì mà các sàn thương mại điện tử này đem đến cho người dùng, mình luôn mong muốn thị trường online phát triển, bài viết này cũng muốn cung cấp thông tin để góp phần cho sự phát triển đó
Một số điều cần biết về gian hàng Mall
Cả Lazada và Shopee đều có những quy định khá nghiêm ngặt về Mall, các bạn có thể tham khảo tại đây (Shopee) và tại đây (Lazada) trong đó có một số điểm quan trọng nhất đó là cam kết 100% hàng chính hãng, có chứng nhận (chính hãng) cho (100%) các sản phẩm trong gian hàng. Không được phép bán các sản phẩm OEM, hàng giả, hàng nhái, hàng tân trang, hàng cũ…

Với những điều kiện như vậy, khi chọn mua từ Shop Mall, người dùng đã phải được yên tâm về nguồn gốc sản phẩm cũng như không gặp rủi ro về hàng giả hàng nhái, nhất là những người dùng không quá rành về ngành hàng đó, ví dụ như chị em không rành công nghệ, hoặc anh em không rành mỹ phẩm
Điều kiện để đăng ký Mall:
- Đáp ứng chỉ tiêu, tiêu chí về hiệu suất và vận hành trong một khoảng thời gian nhất định
- Có chứng từ hợp pháp chứng minh nguồn gốc xuất xứ
- Và tuân thủ quy định của sàn cũng như các quy định của pháp luật

Nguồn: Shopee

Nguồn: Lazada
Tại sao có Shop Mall bán nhái
Từ đây, mình suy đoán, các shop đăng ký mall bằng chứng nhận đại lý với hãng/ thương hiệu, sau khi lên mall rồi, họ bắt đầu đăng bán sản phẩm nhái. Và hãng/thương hiệu mà họ lấy chứng nhận, đôi khi là những thương hiệu rất lạ lẫm, nhưng vì vẫn được coi là một thương hiệu, nên vẫn đủ điều kiện để đăng ký thương hiệu cũng như shop mall trên các sàn
Việc tạo ra một thương hiệu để bán hàng kém chất lượng nhưng vẫn có mác thương hiệu cũng là một việc rất phổ biến, việc đó không khó khăn và khó để nói là sai luật. Tuy nhiên, cái này mình sẽ chia sẻ trong một bài viết khác nha vì bản chất không giống việc bán hàng nhái
Quảng cáo
Việc lên mall rồi sau đó đăng bán hàng nhái là có vi phạm chính sách. Nhưng mình nghĩ có hai lý do mà các shop đó có thể tồn tại
- Thứ nhất, vì quá nhiều shop nên các sàn khó mà có thể kiểm tra hay giám sát các shop mall thường xuyên được.
- Thứ hai, thông thường họ sẽ lách luật bằng cách đặt tên và mô tả sản phẩm khác đi (theo tên hãng họ đăng ký) nhưng vẫn dùng ảnh của món hàng thật đang bị nhái

Hoặc ví dụ nữa là họ thay đổi tên thiết bị, nhưng vẫn để số modem của hàng thật để có thể được tối ưu xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Trong mô tả của tai nghe ZUZG TWs220 này có rất nhiều “JBL TUNE 220TWS”

Về phía các sàn, có vẻ như họ chỉ xét duyệt 1 lần lúc ban đầu khi các shop đăng ký lên shop Mall, còn sau đó, mình nghĩ họ không đi kiểm tra định kỳ để thanh lọc các shop gian lận dạng này, vì vậy mà hiện tại có khá nhiều Shop Mall bán nhái
Ngoài ra, mình còn nhận thấy, có vẻ như nhiều shop bán nhái này có liên quan đến nhau, ví dụ như họ bán sản phẩm khá giống nhau, tên shop có phần giống nhau, một số sản phẩm có lượt đánh giá cùng kiểu… và chắc là mua đánh giá để seeding nhiều vì thấy có những đánh giá chả liên quan gì đến sản phẩm. Việc làm nhiều shop giống nhau có lẽ cũng để phòng ngừa nếu bị sàn đánh bay shop này sẽ có ngay shop khác tiếp tục hoạt động, và càng nhiều shop thì cơ hội tiếp cận con mồi cũng sẽ càng nhiều
Danh sách Shop Mall bán nhái
Các shop này, mình phát hiện được là vì do họ có 1 vài sản phẩm nhái đến từ thương hiệu có tiếng và bán với mức giá ‘không thể là hàng thật’ – nhưng nếu bạn không rành về công nghệ, có thể bạn vẫn sẽ mua phải những món này vì nó có chữ Mall chính hãng
Quảng cáo
Nếu nguy hiểm hơn, có thể sẽ có cả những shop bán ‘hàng phếch giá riêu’ – và lúc này sẽ khó nhận biết hơn nữa khi mà có chữ Mall chềnh ềnh, kể cả đối với những bạn đã rành, chúng ta vẫn có thể mua phải hàng phếch, và nếu không có bất cứ món hàng riêu nào để so sánh đối chứng, hoặc chưa từng trải nghiệm món đó hàng riêu, có thể chúng ta cũng không nhận ra được, và việc chứng minh đó là hàng phếch để trả hàng, hoàn hàng hay đòi quyền lợi có lẽ cũng không dễ dàng gì
Đến thời điểm này, mình thấy Shopee có nhiều trường hợp shop mall bán nhái hơn là Lazada, và điều này cũng có thể phản ánh đúng nhận định từ xưa của mình trong bài viết trước đó là quy trình xét duyệt của Lazada có phần tốt hơn Shopee
Danh sách dưới đây để chúng ta phòng tránh, để làm ví dụ và dấu hiệu nhận biết cho các shop khác ở những ngành khác, lĩnh vực khác. Mời anh em xem trong bài viết gốc trên website của mình, mình có trình bày ở dạng bảng, mình crop một phần nhỏ và đây cho anh em hình dung

Bài viết xin được tạm kết thúc tại đây, có thể sẽ còn có phần 2, 3… nếu danh sách trên trở nên quá dài. Chúc anh em mua sắm vui vẻ và an toàn. Có thể xem lại một số bài viết của mình để nâng cao an toàn khi mua sắm online cũng như có thể tự đánh giá mức độ uy tín của người bán
Nếu thấy bài viết hay, anh em đừng quên Follow mình trên Tinh Tế cũng như trên trang Facebook của mình để không bỏ sót các bài viết mới. Cũng có thể ghé Website của mình để xem những bài viết chất lượng cao. Mình cũng có một Group chuyên chia sẻ deal hời chất lượng cao, anh em có thể ghé chơi, thấy hợp nhu cầu có thể tham gia nhé. Chân thành cảm ơn anh em và hẹn gặp lại trong những nội dung kế tiếp