Chiến đấu cơ F-35 có thể nói là mẫu tiêm kích nổi bật nhất trên thế giới hiện nay. Chiếc máy bay này không chỉ đang được quân đội Mỹ sử dụng mà còn được nhiều nước ưa chuộng, trong đó Israel là một khách hàng lớn của F-35.
Tại Israel thì tiêm kích F-35 mang tên gọi F-35I Adir. Không quân Israel (IAF) đang vận hành 39 chiếc Adir và đã đặt hàng thêm 36 chiếc nữa. Thú vị thay, người Nga cũng sở hữu một mẫu tiêm kích mang số hiệu 35 và chiếc này cũng có rất nhiều nét tương đồng với F-35I, đó là Sukhoi Su-35, còn có biệt danh là Super Flanker. Vì cả hai máy bay này đều có sự hiện diện trong các cuộc chiến lớn nhỏ ở Trung Đông, nên việc so sánh chúng với nhau rất có ý nghĩa. Chúng ta có hai bảng so sánh các thông số của F-35I và Su-35 như sau:
Bảng so sánh thông số.
Bảng so sánh vũ khí.
Tại Israel thì tiêm kích F-35 mang tên gọi F-35I Adir. Không quân Israel (IAF) đang vận hành 39 chiếc Adir và đã đặt hàng thêm 36 chiếc nữa. Thú vị thay, người Nga cũng sở hữu một mẫu tiêm kích mang số hiệu 35 và chiếc này cũng có rất nhiều nét tương đồng với F-35I, đó là Sukhoi Su-35, còn có biệt danh là Super Flanker. Vì cả hai máy bay này đều có sự hiện diện trong các cuộc chiến lớn nhỏ ở Trung Đông, nên việc so sánh chúng với nhau rất có ý nghĩa. Chúng ta có hai bảng so sánh các thông số của F-35I và Su-35 như sau:
Bảng so sánh thông số.
Bảng so sánh vũ khí.
Dựa vào hai bảng trên, thì những con số cho thấy máy bay Nga chiếm ưu thế hơn. Cụ thể thì máy bay Nga to lớn, trọng lượng cất cánh lớn hơn và có 2 động cơ nên sức đẩy tổng hợp cũng mạnh hơn. Công suất của động cơ được phản ánh ở tốc độ tối đa của Su-35, khi nó có thể đạt tới Mach 2,25 trong khi máy bay Israel chỉ là Mach 1,6. Phạm vi tác chiến của máy bay Nga cũng lớn gấp 1,13 lần mức của F-35I, thậm chí trần bay và tốc độ leo cao cũng vượt trội hơn. Chỉ số duy nhất mà Su-35 kém hơn là sức tải của cánh, nhưng không đáng kể.
Dàn vũ khí được trang bị trên Su-35 hùng hậu hơn và thuộc đủ chủng loại từ rocket, tên lửa cho đến bom. Đặc biệt máy bay Nga còn có tên lửa chống bức xạ, nhiều loại loại bom đa dạng hơn và tất cả đều đã được trang bị hoàn tất. Trong khi đó Adir lại có nhiều loại vũ khí đang được phát triển hoặc mới lên kế hoạch trang bị. Có thể nói Adir vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, bên cạnh một chiếc Su-35 đã trưởng thành.
Nhưng các bảng này đã bỏ qua một chi tiết quan trọng: F-35 sở hữu khả năng tàng hình còn Su-35 thì không, chưa kể tới việc F-35 là chiến đấu cơ thế hệ 5 trong khi Su-35 chỉ là thế hệ thứ 4. Người Nga cũng có chiến đấu cơ tàng hình thuộc thế hệ 5, nhưng đó không phải Su-35 mà là chiếc Su-57 Felon.
Điều tiếp theo cũng không được thể hiện trong hai bảng này là chiếc Adir sở hữu những tính năng độc đáo mà chỉ máy bay Israel mới được trang bị. Điều này khiến nó khác biệt so với chính những chiếc F-35 của các nước khác, thậm chí cả Mỹ.
Dù F-35I là một tiêm kích của Mỹ nhưng nó đã được Lockheed Martin “bản địa hóa” một cách sâu sắc để phù hợp với các yêu cầu an ninh đặc thù của Israel. Không chỉ có Lockheed Martin, công tác sửa đổi này còn có sự tham gia của các công ty Israel, cho nên các bộ phận của khung máy bay đều được sản xuất và lắp ráp tại Israel.
Tính năng tuyệt vời nhất của Adir là hệ thống tác chiến điện tử (EW). Người Israel đã phát triển cảm biến và hệ thống đối phó của riêng mình để tích hợp vào Adir, nhằm phát hiện và chống lại các mối đe dọa hiệu quả hơn.
Quảng cáo
Ngoài ra Adir còn có màn hình tiên tiến gắn trên mũ bảo hiểm do chính Israel phát triển. Màn hình này cung cấp thông tin quan trọng trực tiếp nằm trong tầm nhìn của phi công, giúp họ tăng cường nhận thức tình huống và khả năng nhắm mục tiêu.
Adir còn có chức năng liên kết dữ liệu chuyên biệt được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu hoạt động cụ thể của Israel, cho phép liên lạc và chia sẻ dữ liệu tốt hơn giữa máy bay cùng các tài sản quân sự khác. Israel còn thực hiện nhiều cải tiến bổ sung khác để tăng khả năng thu thập và xử lý dữ liệu của máy bay; nhờ vậy Adir thực hiện các hoạt động trinh sát, giám sát và tác chiến điện tử tốt hơn nhiều những chiếc F-35 thông thường.
Phi đội F-35I ở căn cứ không quân Nevatim.
Bù lại thì máy bay Su-35 là chiếc đầu tiên được thử sức trong chiến đấu chứ không phải Adir. Vào tháng 1/2016, Nga đã triển khai 4 chiếc Su-35 tới Syria và tính tới năm 2024, những chiếc Su-35 này chủ yếu được dùng để chống lại các mục tiêu trên mặt đất. Ngoài ra Su-35 cũng thực hiện ngăn chặn các tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ và buộc họ phải rút lui.
Có điều là ít nhất 5 chiếc Su-35 đã bị bắn hạ, với một chiếc bị rơi do chính hỏa lực của Nga, còn 4 chiếc kia là “nạn nhân” của hệ thống phòng không MIM-104 Patriot. Trong khi đó, Israel lại là nước duy nhất thực sự dùng F-35 trong chiến đấu và chưa có chiếc nào bị bắn hạ như Su-35.
Quảng cáo
Su-35 bay trình diễn năm 2009.
Adir được thử lửa muộn hơn Su-35 khi mà mãi đến năm 2018, nó mới được tham gia trong một chiến dịch của IAF và thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào một số cơ sở quân sự ở Syria. Ba năm sau, Adir tiếp tục trở thành những chiếc F-35 đầu tiên tiêu diệt các mục tiêu trên không, khi bắn hạ một cặp UAV ngay từ rất xa trước khi chúng kịp bay tới không phận Israel. Đây là một thành tích mà chỉ những chiếc F-35I của Israel mới có.
Về doanh số thì Su-35 không được ưa chuộng bất chấp những thông số ấn tượng và TQ là bên mua duy nhất với 24 chiếc trong kho. Ngược lại, F-35 bán khá chạy với tổng cộng 20 nước đang sở hữu. Bản thân F-35 từng bị hứng một số chỉ trích về độ tin cậy, nhưng những nước mua F-35 không gặp vấn đề nào cả và họ đang rất háo hức mua thêm. Chẳng hạn Nhật Bản một mặt đang vận hành 36 chiếc F-35, nhưng đã đặt thêm tới 110 chiếc F-35 - nhiều gấp 3 lần đơn hàng của Israel. Như vậy rõ ràng F-35I đang chiếm ưu thế so với Su-35.
Theo Simple Flying, Wikipedia, EurasianTimes.