So sánh nhà thông minh có dây và nhà thông minh không dây

17/11/2022 3:20Phản hồi: 0
So sánh nhà thông minh có dây và nhà thông minh không dây
Nhà thông minh có dâynhà thông minh không dây là hai mô hình chính nhà thông minh, được phân loại dựa trên hình thức kết nối giữa các thiết bị. Mỗi loại mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng loại công trình khác nhau.

Nhà thông minh có dây và nhà thông minh không dây là gì?


Nhà thông minh được hiểu là ngôi nhà sử dụng những tính năng thông minh bằng cách điều khiển các thiết bị chiếu sáng, rèm cửa, điều hòa, bình nóng lạnh, hệ thống an ninh, chống đột nhập… nhằm mang đến cuộc sống tiện nghi, an toàn hơn. Trong đó, nhà thông minh được chia thành hai mô hình chính:
  • Nhà thông minh có dây: các thiết bị được kết nối với nhau bằng dây điện, dây cáp.
  • Nhà thông minh không dây: các thiết bị được kết nối với nhau bởi một hoặc một số loại sóng như Z-wave, Zigbee, Wifi…
cac-loai-mo-hinh-nha-thong-minh.jpg
Nhà thông minh được chia thành mô hình nhà thông minh có dây và nhà thông minh không dây

Ưu điểm và nhược điểm của nhà thông minh có dây


1. Ưu điểm của nhà thông minh có dây


Với việc kết nối các thiết bị bằng dây điện hoặc dây cáp, nhà thông minh có dây sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
  • Tốc độ phản hồi nhanh, ổn định: các thiết bị liên kết với nhau bằng dây, giúp ổn định hóa đường truyền tín hiệu, từ đó các thiết bị có thể phản hồi lệnh ngay lập tức, đảm bảo không có độ trễ, không gây khó chịu trong quá trình sử dụng.
  • Đảm bảo tính kết nối với các công trình lớn: với các công trình lớn, nhà thông minh có dây có thể kéo dài dây đến bất kỳ đâu, mà vẫn đảm bảo tính kết nối ổn định giữa các thiết bị, không bị giới hạn bởi khoảng cách hay sự phân tầng, phân lớp.
  • Có thể vận hành nhiều thiết bị cùng lúc một cách trơn tru: nhà thông minh có dây không chỉ đảm bảo tốc độ phản hồi nhanh chóng khi điều khiển một thiết bị đơn lẻ mà điều này còn được khẳng định khi người sử dụng muốn kích hoạt cùng một lúc nhiều thiết bị khác nhau, hạn chế tối đa tình trạng phản hồi chậm hay sự cố chập điện, treo đơ một hoặc một nhóm các thiết bị.
  • Độ bền cao, tiết kiệm chi phí: với việc đảm bảo sự hoạt động ổn định, tối ưu hóa tốc độ phản hồi và hạn chế tối đa tình trạng treo đơ hay gặp sự cố của các thiết bị, nhà thông minh có dây sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của chúng, từ đó giúp tiết kiệm điện năng và chi phí thay thế, sửa chữa. GAMMA Việt Nam ước tính các thiết bị có thể hoạt động tốt từ 10 - 20 năm, thậm chí là 30 năm.
  • Đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng: phím bấm thông minh của nhà thông minh có dây, đặc biệt là nhà thông minh theo tiêu chuẩn KNX như Gamma Tech sử dụng nguồn cấp là dòng điện một chiều DC 24V, không gây nguy hiểm theo tiêu chuẩn của Châu Âu. Trong khi hệ thống điện phổ biến tại Việt Nam là sử dụng nguồn điện xoay chiều AC 220V, dễ gây giật điện.
nha-thong-minh-co-day-theo-tieu-chuan-knx.jpg
Nhà thông minh có dây theo tiêu chuẩn KNX đảm bảo khả năng phản hồi nhanh chóng, hoạt động ổn định

2. Nhà thông minh có dây có những nhược điểm gì?


Bên cạnh những ưu điểm trên, mô hình nhà thông minh có dây cũng tồn tại một số hạn chế trong quá trình lắp đặt và vận hành:
  • Cần đục tường đi dây: nhà thông minh có dây thường phù hợp với những công trình đang trong quá trình hoàn thiện, việc đưa riêng nguồn dây điện hay dây cáp vào bên trong tường không gặp vấn đề gì quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với những công trình đã được sử dụng một thời gian, muốn nâng cấp lên thành nhà thông minh, thì việc lắp đặt sẽ gặp những trở ngại nhất định như đục tường, đi dây, ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà.
uu-diem-nha-thong-minh-co-day.jpg
Nhà thông minh có dây phù hợp với những công trình đang thi công

Ngoài ra, nhà thông minh có dây thường có một số nhược điểm khác như chi phí lắp đặt cao do khối lượng dây dẫn lớn hay tốn thời gian thi công, khó khăn trong việc thay đổi, nâng cấp. Tuy nhiên, Gamma Tech đã khắc phục được những nhược điểm này khi cung cấp hệ thống điều khiển thông minh G-MAGIX, đảm bảo dễ dàng lắp đặt, và thời gian thi công và lập trình nhanh chóng.

Ưu nhược điểm của nhà thông minh không dây


Các loại sóng mà mô hình nhà thông minh không dây sử dụng để kết nối các thiết bị với nhau có thể là sóng zigbee, sóng wifi, bluetooth…

1. Nhà thông minh không dây có những ưu điểm gì?

  • Chi phí đầu tư rẻ: đối với nhà thông minh không dây, người sử dụng có thể chỉ cần đầu tư 1,2 thiết bị như ổ khóa, công tắc…. với mức chi phí chỉ từ vài triệu đồng là có thể trải nghiệm ngôi nhà thông minh.
  • Lắp đặt dễ dàng: các thiết bị của nhà thông minh không dây có thể lắp đặt trực tiếp vào hệ thống có sẵn của bất kể ngôi nhà nào, dù là công trình đang thi công hay đã đi vào sử dụng một thời gian.
uu-diem-nha-thong-minh-khong-day.jpg
Nhà thông minh không dây có chi phí đầu tư thấp, lắp đặt nhanh chóng

Quảng cáo



Nhiều người cho rằng, nhà thông minh không dây còn có một số ưu điểm khác nổi bật hơn mô hình có dây như thời gian thi công nhanh hơn hay có thể mở rộng các tính năng dễ dàng. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Hiện nay, khi công nghệ đang ngày càng phát triển, các đơn vị thiết kế và thi công hệ thống nhà thông minh có dây theo tiêu chuẩn KNX như Gamma Tech đã tối ưu hóa cách thức lắp đặt, đảm bảo thời gian thực hiện nhanh chóng. Đồng thời, việc mở rộng các tính năng theo phạm vi không gian, theo hệ thống thiết bị cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi chủ nhà không cần phải đi dây hay lắp thêm phím bấm, mà chỉ cần tích hơp các tính năng vào tủ điều khiển cũng như các bảng điều khiển thông minh đã có từ trước đó.

2. Những hạn chế của nhà thông minh không dây


Các thiết bị của nhà thông minh không dây khi giao tiếp với nhau bằng các loại sóng sẽ gặp phải những vấn đề, sự cố nhất định, có thể kể đến như:
  • Tốc độ phản hồi chậm, không ổn định: với các rào cản như khoảng cách, vật cản (đồ vật, vách ngăn…), các thiết bị khi nhận lệnh sẽ mất một khoảng thời gian để truyền và trao đổi thông tin với nhau, tạo ra độ trễ nhất định, gây khó chịu cho người sử dụng. Đặc biệt với những công trình lớn với diện tích rộng, phân tầng, phân lớp nhiều thì với nhược điểm này, nhà thông minh không dây không phải là phương án lựa chọn tối ưu.
  • Dễ gặp sự cố khi hệ thống quá tải: đối với nhà thông minh, một phím bấm có thể điều khiển một nhóm các thiết bị. Tuy nhiên, trong mô hình không dây, việc tích hợp phím bấm với nguồn điện xoay chiều 220V, khi kích hoạt nhiều thiết bị khác nhau trong cùng một thời điểm, hệ thống dễ bị quá tải, nguồn cấp nóng lên từ đó dễ gây cháy nổ, giật điện, tiềm ẩn các mối nguy hiểm đến sức khỏe, sự an toàn của các thành viên.
  • Khi một thiết bị gặp sự cố sẽ ảnh hưởng tới cả hệ thống: với những mô hình nhà thông minh không dây, sử dụng bộ xử lý trung tâm, trong trường hợp hệ thống bị quá tải, khi bộ xử lý bị treo đơ hay chập điện, cả hệ thống có thể ngừng hoạt động, gây ảnh hưởng tới sự vận hành của cả ngôi nhà.
  • Tuổi thọ của các thiết bị không cao gây tốn kém chi phí: từ việc hệ thống dễ bị quá tải ảnh hưởng tới sự hoạt động của các thiết bị, từ đó chức năng của chúng không được tối ưu hóa, dễ hỏng hóc, làm giảm tuổi thọ. Đồng thời, một số thiết bị của nhà thông minh không dây cần phải thay pin (với tuổi thọ pin là thông thường là 2 - 3 năm), gây tốn kém chi phí.
nhuoc-diem-nha-thong-minh-khong-day.jpg
Nhà thông minh không dây tiềm ẩn phản hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây nguy hiểm

Vấn đề nào cũng luôn có hai mặt, tốt và xấu, các mô hình nhà thông minh cũng vậy. Đối với nhà thông minh có dây, các thiết bị có thể hoạt động một cách tối ưu hóa với tốc độ nhanh, ổn định, đảm bảo an toàn, từ đó giúp tiết kiệm chi phí vận hành một cách tối đa. Tuy nhiên, để hệ thống hoạt động tốt trong thời gian dài, chủ nhà cần đầu tư và tiến hành lắp đặt ngay trong giai đoạn hoàn thiện của ngôi nhà để không ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Còn đối với nhà thông minh không dây, tuy chi phí đầu vào rẻ, khách hàng có thể lắp đặt dễ dàng với hệ thống điện hiện có của ngôi nhà tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, các thiết bị hoạt động kém ổn định, tốc độ phản hồi chậm hơn cũng như dễ gặp sự cố gây tốn kém chi phí thay thế, sửa chữa, đồng thời tiềm ẩn những nguy hiểm đối với sức khỏe và sự an toàn của các thành viên.

Để lựa chọn mô hình nhà thông minh phù hợp, khách hàng nên cân nhắc trên một số tiêu chí sau:
  • Nhu cầu sử dụng: khách hàng muốn trải nghiệm một vài tính năng thông minh cơ bản hay muốn sử dụng nhà thông minh trong thời gian dài, mang đến cuộc sống tiện nghi, an toàn đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng, thay thế, sửa chữa.
  • Chi phí đầu tư: tùy vào ngân sách đầu tư cho ngôi nhà thông minh mà khách hàng có thể lựa chọn mô hình phù hợp.
  • Đặc điểm của công trình: công trình đang trong quá trình hoàn thiện hay đã sử dụng được một thời gian; công trình có diện tích như thế nào, phân tầng ra sao….

Quảng cáo

Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019