Windows 10 hay Windows 11, chúng ta đều có khá nhiều phiên bản, cơ bản nhất là Home dành cho đại đa số người dùng, bản Pro với nhiều tính năng hơn về ảo hoá, quản trị, bản Pro for Workstations như cái tên - còn nhiều tính năng hơn bản Pro. Kế đến là Windows 11 Education cho giáo dục, có bản Pro for Education, cuối cùng là Windows 11 SE dựa trên nền tảng đám mây. Trong bài này mình chia sẻ với anh em những điểm khác nhau cơ bản giữa Windows 11 bản Home và Pro, anh em nên sử dụng bản nào nhé.
Tất cả đều là Windows 11 và được hỗ trợ từ chính Microsoft, Cả bản Home và bản Pro đều sẽ nhận các tính năng cơ bản của Windows 11 như nhau, bao gồm:
Về cơ bản là như thế, những gì Windows 10 Home có thì Windows 11 Pro cũng có, nhưng ngược lại thì có những thứ chỉ có trên Windows 11 bản Pro mà thôi.
Ngoài BitLocker mã hóa dữ liệu ổ cứng, Windows 11 Pro còn hỗ trợ Windows Information Protection (WIP). WIP là công cụ ngăn chặn việc rò rỉ dữ liệu ra bên ngoài. Với các doanh nghiệp khi sử dụng WIP, công ty hoàn toàn có thể ngăn chặn việc người dùng hoặc nhân viên công ty chuyển tiếp các dữ liệu nhạy cảm ra khỏi công ty, nó sẽ được xác định và tách biệt giữa các dữ liệu cá nhân và dữ liệu công việc trên chính thiết bị đó. Nếu chẳng may làm mất thiết bị, các dữ liệu công việc có thể xóa được từ xa.
Hơn nữa, Windows 11 Home không hỗ trợ Windows Sandbox và Hyper-V. Windows Sandbox là một môi trường ảo hóa được Microsoft giới thiệu từ hồi Windows 10, mục đích chính của nó là để chạy thử các ứng dụng không đáng tin cậy, trong một môi trường hoàn toàn tách biệt với Windows "chủ". Còn Hyper-V là một công nghệ ảo hóa của Microsoft, dựa trên nền tảng hypervisor, nó sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết nhu cầu ảo hóa mọi cấp độ, linh hoạt hơn, tăng cường bảo mật hơn.
Nhìn chung, Windows 11 Pro và Home có những đối tượng sử dụng khác nhau, với đại đa số người dùng chúng ta, WIndows 11 Home là đủ dùng cho gần như mọi nhu cầu hàng ngày, Windows 11 Pro sẽ hướng nhiều hơn đến doanh nghiệp, đến những nhu cầu đặc biệt về ảo hóa. Tất nhiên người dùng chúng ta có thể nâng cấp từ Windows 11 Home lên Pro bất cứ khi nào.
Tham khảo: Microsoft, MakeTechEasier.
Windows 11 Home và Pro giống nhau ở đâu?
Tất cả đều là Windows 11 và được hỗ trợ từ chính Microsoft, Cả bản Home và bản Pro đều sẽ nhận các tính năng cơ bản của Windows 11 như nhau, bao gồm:
- Trình duyệt Microsoft Edge.
- Microsoft Teams.
- Widgets.
- Taskbar và Start menu mới.
- Trải nghiệm khi dùng khi dùng với cảm ứng, hỗ trợ bút.
- Trải nghiệm chơi game như nhau.
- Snap layouts.
- Microsoft Store.
Về cơ bản là như thế, những gì Windows 10 Home có thì Windows 11 Pro cũng có, nhưng ngược lại thì có những thứ chỉ có trên Windows 11 bản Pro mà thôi.
Vậy Windows 11 Pro có gì mà bản Home không có?
- Hỗ trợ phần cứng: Windows 11 Pro có thể hỗ trợ lên đến 2TB RAM và CPU tối đa 128 nhân. So với Windows 11 Home chỉ tối đa 128GB RAM và CPU 64 nhân.
- Assigned Access: Các thiết bị Windows 11 Pro chạy các ứng dụng khác nhau tùy thuộc vào người dùng thiết lập các tính năng đặc biệt và bảo mật.
- BitLocker: Nếu bạn bị mất hoặc thất lạc thiết bị, BitLocker sẽ chuyển mọi thứ về chế độ khóa, nên người khác không thể truy cập vào hệ thống hoặc dữ liệu của bạn.
- Dynamic Provisioning: Hỗ trợ hiệu suất cao hơn cho PC, cho doanh nghiệp.
- Chuyển vùng doanh nghiệp với Azure.
- Group Policy và Kiosk mode: Cho phép các IT doanh nghiệp quản lý và cài đặt máy tính hàng loạt cách dễ dàng.
- Microsoft Store doanh nghiệp.
- Quản lý thiết bị di động MDM.
- Hỗ trợ Active Directory.
- Hỗ trợ Azure Active Directory.
- Windows Update dành cho doanh nghiệp: Giúp giảm chi phí quản lý, kiểm soát các lượt triển khai cập nhật, hỗ trợ phân phối hiệu quả các bản cập nhật và cung cấp quyền truy cập vào các cải tiến mới nhất.
Về bảo mật thì còn khác biệt gì?
Ngoài BitLocker mã hóa dữ liệu ổ cứng, Windows 11 Pro còn hỗ trợ Windows Information Protection (WIP). WIP là công cụ ngăn chặn việc rò rỉ dữ liệu ra bên ngoài. Với các doanh nghiệp khi sử dụng WIP, công ty hoàn toàn có thể ngăn chặn việc người dùng hoặc nhân viên công ty chuyển tiếp các dữ liệu nhạy cảm ra khỏi công ty, nó sẽ được xác định và tách biệt giữa các dữ liệu cá nhân và dữ liệu công việc trên chính thiết bị đó. Nếu chẳng may làm mất thiết bị, các dữ liệu công việc có thể xóa được từ xa.
Hơn nữa, Windows 11 Home không hỗ trợ Windows Sandbox và Hyper-V. Windows Sandbox là một môi trường ảo hóa được Microsoft giới thiệu từ hồi Windows 10, mục đích chính của nó là để chạy thử các ứng dụng không đáng tin cậy, trong một môi trường hoàn toàn tách biệt với Windows "chủ". Còn Hyper-V là một công nghệ ảo hóa của Microsoft, dựa trên nền tảng hypervisor, nó sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết nhu cầu ảo hóa mọi cấp độ, linh hoạt hơn, tăng cường bảo mật hơn.
Nhìn chung, Windows 11 Pro và Home có những đối tượng sử dụng khác nhau, với đại đa số người dùng chúng ta, WIndows 11 Home là đủ dùng cho gần như mọi nhu cầu hàng ngày, Windows 11 Pro sẽ hướng nhiều hơn đến doanh nghiệp, đến những nhu cầu đặc biệt về ảo hóa. Tất nhiên người dùng chúng ta có thể nâng cấp từ Windows 11 Home lên Pro bất cứ khi nào.
Tham khảo: Microsoft, MakeTechEasier.