Đây là sự cố tràn dầu thứ 2 trong năm nay tại khu vực ngoài khơi Syria. Vụ tràn dầu được cho là khiến vùng biển nơi này bị tàn phá nặng nề.
Một nhà máy năng lượng của Syria đã xác nhận rằng họ bắt đầu bị rò rỉ dầu ra biển vào tuần trước, hiện tại, lượng dầu bị rò này đang đi theo dòng biển, lan rộng khắp Đại Trung Hải và đang hướng đến Síp. Các quan chức Syria cho biết hôm 23 tháng 8 vừa rồi, họ phát hiện một vết rò rỉ trong một bồn chứa 15 ngàn tấn nhiên liệu tại nhà máy.
Nhìn vào hình ảnh vệ tinh bên trên, có thể thấy diện tích vết dầu loang lên tới hơn 800 km vuông, tương đương thành phố New York của Mỹ. Tốc độ lan dầu đang diễn ra cực kỳ nhanh. Hồi tuần trước, diện tích vùng dầu loang này chỉ xấp xỉ 26km vuông mà thôi. Các quan chức tại Síp đã nhận được thông báo và đã chuẩn bị tinh thần rằng dầu sẽ loang đến vùng biển của họ, tuy nhiên may mắn là gió đã làm chệch hướng di chuyển của chúng. Hiện tại, Síp, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đang tiếp tục theo dõi sát sao các bờ biển để tìm kiếm dấu hiệu ô nhiễm trong tương lai.
Hiện tại, vết loang có vẻ như đang dần, tuy nhiên hậu quả mà sự cố này để lại không hề nhỏ. Nó có thể sẽ hình thành các cục dầu bám vào đáy biển hoặc những sinh vật đang sinh sống bên dưới. Chính phủ các nước đã nhanh chóng thành lập các đội để dọn dẹp chúng, nhưng chắc chắn sẽ không khắp phục được 100% hậu quả để lại. Khu vực Địa Trung Hải lâu nay vốn nổi tiếng với hệ sinh thái phong phú. Nơi đây là nhà của hơn 17,000 loài sinh vật, chiếm 18% số lượng loài sinh vật biển trên hành tinh.
Bên cạnh đó, vụ tràn dầu này cũng có thể gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng đối với kinh tế địa phương như ngành đánh bắt thuỷ hải sản và du lịch. Một người dân đã nói với CNN rằng: “Kiếm sống ở đây đã khó, nay gặp thêm sự việc này chắc chắn sẽ khiến nhiều gia đình trong khu vực bị ảnh hưởng và mất thu nhập".
Vào tháng 2, cũng đã có một vụ tràn dầu lớn xảy ra ở phía Đông Địa Trung Hải do một tàu chở dầu gặp sự cố rò rỉ ngoài khơi biển Israel. Khắp khu vực biển Israel và Lebanon đã bị thiệt hại nặng nề. Các nhà khoa học cũng đã phải lên tiếng cảnh báo về mối nguy hiểm của dầu hoá thạch và việc vận chuyển chúng.
Theo Gizmodo
Một nhà máy năng lượng của Syria đã xác nhận rằng họ bắt đầu bị rò rỉ dầu ra biển vào tuần trước, hiện tại, lượng dầu bị rò này đang đi theo dòng biển, lan rộng khắp Đại Trung Hải và đang hướng đến Síp. Các quan chức Syria cho biết hôm 23 tháng 8 vừa rồi, họ phát hiện một vết rò rỉ trong một bồn chứa 15 ngàn tấn nhiên liệu tại nhà máy.
Nhìn vào hình ảnh vệ tinh bên trên, có thể thấy diện tích vết dầu loang lên tới hơn 800 km vuông, tương đương thành phố New York của Mỹ. Tốc độ lan dầu đang diễn ra cực kỳ nhanh. Hồi tuần trước, diện tích vùng dầu loang này chỉ xấp xỉ 26km vuông mà thôi. Các quan chức tại Síp đã nhận được thông báo và đã chuẩn bị tinh thần rằng dầu sẽ loang đến vùng biển của họ, tuy nhiên may mắn là gió đã làm chệch hướng di chuyển của chúng. Hiện tại, Síp, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đang tiếp tục theo dõi sát sao các bờ biển để tìm kiếm dấu hiệu ô nhiễm trong tương lai.
Hiện tại, vết loang có vẻ như đang dần, tuy nhiên hậu quả mà sự cố này để lại không hề nhỏ. Nó có thể sẽ hình thành các cục dầu bám vào đáy biển hoặc những sinh vật đang sinh sống bên dưới. Chính phủ các nước đã nhanh chóng thành lập các đội để dọn dẹp chúng, nhưng chắc chắn sẽ không khắp phục được 100% hậu quả để lại. Khu vực Địa Trung Hải lâu nay vốn nổi tiếng với hệ sinh thái phong phú. Nơi đây là nhà của hơn 17,000 loài sinh vật, chiếm 18% số lượng loài sinh vật biển trên hành tinh.
Bên cạnh đó, vụ tràn dầu này cũng có thể gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng đối với kinh tế địa phương như ngành đánh bắt thuỷ hải sản và du lịch. Một người dân đã nói với CNN rằng: “Kiếm sống ở đây đã khó, nay gặp thêm sự việc này chắc chắn sẽ khiến nhiều gia đình trong khu vực bị ảnh hưởng và mất thu nhập".
Vào tháng 2, cũng đã có một vụ tràn dầu lớn xảy ra ở phía Đông Địa Trung Hải do một tàu chở dầu gặp sự cố rò rỉ ngoài khơi biển Israel. Khắp khu vực biển Israel và Lebanon đã bị thiệt hại nặng nề. Các nhà khoa học cũng đã phải lên tiếng cảnh báo về mối nguy hiểm của dầu hoá thạch và việc vận chuyển chúng.
Theo Gizmodo