Lột vỏ chuối nghe chừng rất đơn giản với chúng ta, nhưng chuỗi những hành động này là cực khó với robot do sự khác biệt về hình dạng quả chuối, độ tỉ mỉ khi tiếp xúc với vỏ chuối, hướng chuyển động để lột... Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Hệ thống Thông minh và Tin học (Intelligent Systems and Informatics Laboratory) tại Đại học Tokyo (University of Tokyo) đã “dạy” cho robot lột vỏ chuối với tỉ lệ thành công 57%.
Như đã nói, việc lột vỏ chuối với con người rất dễ dàng, thậm chí chúng ta cũng chẳng cần phải nhìn, nhưng với máy móc thì lại khác. Dù rằng hiện tại robot đã có khả năng hỗ trợ con người rất nhiều tác vụ khác nhau, nhưng nhìn chung là những công việc ít thao tác và lặp đi lặp lại. Vì vậy, tỉ lệ lột chuối thành công 57% của robot ở Nhật đã có thể coi như là 1 thành công khá tốt. Lý do cho các nghiên cứu tương tự như lột vỏ chuối là để đào tạo ra các robot phục vụ trong ngành dịch vụ ăn uống, giúp giải phóng nhân công ở những công việc cơ bản mang tính chất lặp lại. Tháng 10/2019, tờ New York Times cho biết McDonald đã chi hàng trăm triệu USD để mua lại công nghệ dựa trên máy học (machine learning) và AI hỗ trợ.
Robot trong nghiên cứu này có 2 cánh tay cơ học cỡ lớn, được thiết kế để bắt chước các chuyển động của cánh tay và bàn tay con người, và bộ não của robot cần hiểu được cách vận hành chúng. Sự linh hoạt của tay người không hề dễ lập trình hay nói khác đi là gần như không thể, do đó đây là lúc mà công nghệ học sâu AI phát huy tác dụng. Nếu anh em đã biết về NVIDIA DLSS, công việc dạy học cho robot lột vỏ chuối cũng tương tự như thế.
Bằng cách quan sát hành động của con người trong cuộc sống thông qua hàng trăm video về cách con người lột vỏ chuối, trong nhiều bối cảnh, nhiều hình dạng chuối cùng những chuyển động khác nhau, AI có thể được huấn luyện để nắm bắt được quy trình cơ bản. Về lý thuyết, quá trình huấn luyện bằng phương pháp học sâu sẽ giúp AI có thể “nhìn” và bắt chước các bước như giữ quả chuối đúng tư thế rồi lột vỏ. Trong video, anh em có thể thấy robot hoàn thành được công việc dù chưa thực sự hoàn hảo lắm.
Các nhà nghiên cứu hi vọng những robot này có thể hỗ trợ tốt hơn cho các cơ sở chế biến thực phẩm ở Nhật Bản, hay giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân viên phục vụ. Dĩ nhiên, quãng đường để các robot tương tự có thể hoạt động mượt mà vẫn còn khá dài và cần được hoàn thiện tốt hơn nữa.
Như đã nói, việc lột vỏ chuối với con người rất dễ dàng, thậm chí chúng ta cũng chẳng cần phải nhìn, nhưng với máy móc thì lại khác. Dù rằng hiện tại robot đã có khả năng hỗ trợ con người rất nhiều tác vụ khác nhau, nhưng nhìn chung là những công việc ít thao tác và lặp đi lặp lại. Vì vậy, tỉ lệ lột chuối thành công 57% của robot ở Nhật đã có thể coi như là 1 thành công khá tốt. Lý do cho các nghiên cứu tương tự như lột vỏ chuối là để đào tạo ra các robot phục vụ trong ngành dịch vụ ăn uống, giúp giải phóng nhân công ở những công việc cơ bản mang tính chất lặp lại. Tháng 10/2019, tờ New York Times cho biết McDonald đã chi hàng trăm triệu USD để mua lại công nghệ dựa trên máy học (machine learning) và AI hỗ trợ.
Robot trong nghiên cứu này có 2 cánh tay cơ học cỡ lớn, được thiết kế để bắt chước các chuyển động của cánh tay và bàn tay con người, và bộ não của robot cần hiểu được cách vận hành chúng. Sự linh hoạt của tay người không hề dễ lập trình hay nói khác đi là gần như không thể, do đó đây là lúc mà công nghệ học sâu AI phát huy tác dụng. Nếu anh em đã biết về NVIDIA DLSS, công việc dạy học cho robot lột vỏ chuối cũng tương tự như thế.
Bằng cách quan sát hành động của con người trong cuộc sống thông qua hàng trăm video về cách con người lột vỏ chuối, trong nhiều bối cảnh, nhiều hình dạng chuối cùng những chuyển động khác nhau, AI có thể được huấn luyện để nắm bắt được quy trình cơ bản. Về lý thuyết, quá trình huấn luyện bằng phương pháp học sâu sẽ giúp AI có thể “nhìn” và bắt chước các bước như giữ quả chuối đúng tư thế rồi lột vỏ. Trong video, anh em có thể thấy robot hoàn thành được công việc dù chưa thực sự hoàn hảo lắm.
Các nhà nghiên cứu hi vọng những robot này có thể hỗ trợ tốt hơn cho các cơ sở chế biến thực phẩm ở Nhật Bản, hay giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân viên phục vụ. Dĩ nhiên, quãng đường để các robot tương tự có thể hoạt động mượt mà vẫn còn khá dài và cần được hoàn thiện tốt hơn nữa.