Trước sự hỗn tạp của hàng loạt chuẩn kết nối, USB-C được coi là “Ứng viên sáng” giá để giải quyết vấn đề cáp. Chuẩn USB-C đươc kỳ vọng sẽ là tiêu chuẩn chung để thống nhất cổng kết nối. Thế nhưng, đến nay, bản thân hệ sinh thái USB-C vẫn đang rất phức tạp, nó có nhiều sự phân chia và không phải USB-C nào cũng giống nhau.
Gọi chung là USB-C nhưng thật ra tiêu chuẩn sạc này lại chia thành nhiều loại khác nhau, một mớ hỗn độn về sự tương thích và các tiêu chuẩn độc quyền xung đột lẫn nhau khiến nó chưa thể thống nhất được. Không ai khác, chính người dùng là đối tượng gặp khó khăn khi đối mặt với việc không biết lựa chọn loại nào trong mớ tiêu chuẩn tương lai này. Và mỗi lần mua cap cho mục đích cụ thể chúng ta cần phải đọc và tìm hiểu kỹ thông tin để không bị nhầm.
Mỗi thế hệ USB có tốc độ dữ liệu riêng, tuy nhiên sơ đồ đặt tên kết hợp với tốc độ truyền khác nhau khiến người dùng dễ nhầm lẫn và khó nhớ được. Ví dụ như riêng sự ra đời của một chuẩn USB sử dụng cổng Type-C là USB 3.2 có tới 3 Gen là Gen 1, Gen 2 và Gen2x2.
Bạn có thể nhìn bảng dưới đây để dễ hình dung về “gia phả" của “dòng tộc” USB. Yên tâm, bạn không cô đơn, vì chính Jeffrey Ravencraft, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của USB-IF (Hiệp hội Ứng dụng Chuẩn kết nối USB) cho biết thậm chí ông cũng không nhớ hết những con số này.
Gọi chung là USB-C nhưng thật ra tiêu chuẩn sạc này lại chia thành nhiều loại khác nhau, một mớ hỗn độn về sự tương thích và các tiêu chuẩn độc quyền xung đột lẫn nhau khiến nó chưa thể thống nhất được. Không ai khác, chính người dùng là đối tượng gặp khó khăn khi đối mặt với việc không biết lựa chọn loại nào trong mớ tiêu chuẩn tương lai này. Và mỗi lần mua cap cho mục đích cụ thể chúng ta cần phải đọc và tìm hiểu kỹ thông tin để không bị nhầm.
Khác biệt về tốc độ dữ liệu
Mỗi thế hệ USB có tốc độ dữ liệu riêng, tuy nhiên sơ đồ đặt tên kết hợp với tốc độ truyền khác nhau khiến người dùng dễ nhầm lẫn và khó nhớ được. Ví dụ như riêng sự ra đời của một chuẩn USB sử dụng cổng Type-C là USB 3.2 có tới 3 Gen là Gen 1, Gen 2 và Gen2x2.
Bạn có thể nhìn bảng dưới đây để dễ hình dung về “gia phả" của “dòng tộc” USB. Yên tâm, bạn không cô đơn, vì chính Jeffrey Ravencraft, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của USB-IF (Hiệp hội Ứng dụng Chuẩn kết nối USB) cho biết thậm chí ông cũng không nhớ hết những con số này.
Để đối phó với sự phức tạp này, USB 4 đã ra đời với tuyên bố “giảm thiểu sự nhầm lẫn của người dùng”, thế hệ mới này độc quyền dùng cổng USB-C và yêu cầu hỗ trợ PD (Power Delivery). Điều tích cực là nó chỉ có hai tuỳ chọn tốc độ dữ liệu 20Gbit/s và 40Gbit/s.
Tiêu chuẩn USB 4 mới mang nhiều triển vọng: nó chỉ sử dụng đầu nối Type-C, có khả năng tương thích ngược, có nghĩa là nó sẽ hoạt động với các thiết bị có cổng USB 2.0 và USB 3.2. Nhưng đáng tiếc là hiện tại nó vẫn chưa giải quyết được các vấn đề tồn đọng, hiện các thiết bị hỗ trợ USB 4 chưa thực sự chiếm phần đông, ngoài ra không thể chắc chắn tất cả các cổng USB-C trong tương lai sẽ là USB 4.
Chưa có sự thống nhất
Vì nhiều lý do mà không phải tất cả các nhà sản xuất đều tuân theo một tiêu chuẩn. Một số bên tạo ra các cáp độc quyền ví dụ như trong thị trường smartphone có Sạc nhanh của Qualcomm, sạc Oppo Super VOOC, sạc OnePlus Warp hay sạc Vivo Flash,... Các hãng công nghệ đều muốn có những thứ của riêng mình để mang đến ấn tượng cho người dùng, họ chưa có sự thống nhất công nghệ.
Trong thử nghiệm của Androidauthority, nếu kết hợp cáp và bộ sạc USB-C từ các thương hiệu như Samsung, Huawei, LG, Google và OnePlus chúng sẽ làm chậm tốc độ sạc của điện thoại. Chuẩn sạc của hãng này sẽ dùng không hiệu quả với thiết bị của hãng kia. Các cáp sạc thì có hình dáng giống nhau, người dùng bình thường khó có thể phân biệt được. Và khi sử dụng cáp 'không khớp' với bộ sạc, người tiêu dùng rõ ràng bị thiệt thòi khi thiết bị của họ nhận được tốc độ thấp hơn so với tốc độ đáng ra họ nên có.
Người dùng thiếu sự hướng dẫn tìm kiếm thông tin để mua hàng
Mọi thứ đều có nguyên tắc, đối với chuẩn USB-C cũng vậy. USB-IF là người phê duyệt các chuẩn sạc, tất cả các công ty phải gửi sản phẩm của họ đến USB-IF để được chứng nhận, sau đó họ sẽ được công nhận chất lượng và nhận nhãn hiệu “USB-IF đã phê duyệt”. Nhưng vấn đề ở đây là việc sử dụng nhãn hiệu trên bao bì sản phẩm là không bắt buộc, người dùng không thể biết chắc được sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn.
Quảng cáo
Chưa kể đến là thông số kỹ thuật chuẩn USB-C không phải công thức bí mật, bất cứ công ty nào cũng có thể sản xuất ra đúng chuẩn mà không cần đến USB-IF chờ chứng nhận rồi bán trên thị trường.
Có một trang web giúp người dùng tìm kiếm các sản phẩm được chứng nhận USB-IF, nhưng nó cũng không phổ biến, không nhiều người dùng có thể truy cập website đó trước khi họ mua sản phẩm.
Kết luận
USB 4 là một nỗ lực nhiều triển vọng nhưng nó cần được giải quyết các vấn đề xung quanh để có thể hoàn thành sứ mệnh thống nhất USB-C. Có thể thấy dù được mong chờ trở nên đơn giản hơn nhưng USB-C vẫn loay hoay trong sự phức tạp bởi nhiều thông số kỹ thuật, các sản phẩm độc quyền, tính năng khác nhau và việc hỗ trợ cung cấp thông tin còn kém. Điều này khiến không ít người dùng thất vọng bởi chính họ cũng không có lựa chọn nào khác nếu họ mua phải sản phẩm chỉ có thể dùng cổng USB-C.
Có lẽ tiêu chuẩn USB-C đến một ngày nào đó cần được thắt chặt và tìm được tiếng nói chung để việc sử dụng phổ biến trên toàn cầu nhanh chóng thành hiện thực, người tiêu dùng cũng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn mua một cáp sạc hoạt động tốt trên thiết bị của họ.