Tại sao 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây và 1 ngày có 24 giờ?

ndminhduc
14/8/2023 20:47Phản hồi: 54
Tại sao 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây và 1 ngày có 24 giờ?
Nghe có vẻ buồn cười, nhưng sao không phải 1h có 120 hay 70,50 mà phải là 60 phút?

Ngày nay, việc 1 ngày có 24 giờ hay 1 giờ có 60 phút là quy ước hết sức bình thường mà ai cũng biết. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại là 24 mà không phải là 25 hay 26? Sao số 60 được chọn là không phải là những số tròn chục khác như 80 hay 100. Trong bài viết này, mình sẽ cùng các bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: tại sao 1 giờ được chia thành 60 phút, 1 phút được chia thành 60 giây và 1 ngày có 24 giờ?

Người cổ đại đã tính thời gian như thế nào? Dựa trên Mặt Trời


Hiện nay, hệ thống chữ số được sử dụng rộng rãi nhất là hệ thập phân (cơ số 10), một hệ thống mà theo các nhà nghiên cứu là bắt nguồn từ việc tạo sự dễ dàng cho con người khi đếm bằng cách sử dụng ngón tay. Tuy nhiên, nhiều nền văn minh đầu tiên đều sử dụng hệ thập nhị phân (cơ số 12) và lục thập phân (cơ số 60) để chia 1 ngày ra thành nhiều phần nhỏ hơn.

[​IMG]
Đồng hồ Mặt Trời của người Ai Cập cổ đại được tìm thấy khi khai quật tại khu vực Lăng mộ các vị vua có niên đại vào khoảng 1550 đến 1070 trước công nguyên


Nhờ vào những tài liệu, bằng chứng được tìm thấy, các nhà nghiên cứu đã khẳng định người Ai Cập cổ đã sử dụng đồng hồ Mặt Trời. Các nhà sử học đã đi đến kết luận rằng hầu hết các nền văn minh đầu tiên đều dựa theo Mặt Trời để phân chia thời gian trong 1 ngày thành những phần nhỏ hơn. Những dấu tích của đồng hồ Mặt Trời đầu tiên đơn giản chỉ là một cái que, hoặc cây gậy cắm trên mặt đất. Thời gian được xác định bằng độ dài và hướng bóng của cây gậy dưới ánh nắng Mặt Trời.

Sớm nhất là vào những năm 1500 trước Công nguyên, những người Ai Cập cổ đại đã phát triển những chiếc đồng hồ Mặt Trời khá cao cấp. Đó là 1 thanh hình chữ T được đặt trên mặt đất. Công cụ này được canh chỉnh để chia khoảng thời gian giữa bình minh và hoàng hôn thành 12 phần bằng nhau. Sự phân chia này phản ánh những người Ai Cập cổ đại đã bắt đầu sử dụng hệ thống chữ số thập nhị phân.

Theo các nhà nghiên cứu, con số 12 được chọn là số quan trong và làm cơ sở dựa trên số lượng chu kỳ của Mặt Trăng trong 1 năm. Một lý thuyết khác để lý giải cho con số 12 là do nó bằng với số lượng đốt tay trên mỗi bàn tay (trừ ngón cái). Dù vậy, phương pháp đồng hồ Mặt Trời có 1 nhược điểm: độ dài của mỗi ngày có sự khác nhau phụ thuộc vào từng mùa trong năm, một ngày nắng trong mùa hè dài hơn so với mùa đông.

Do vẫn chưa có ánh sáng nhân tạo, con người trong giai đoạn này xem thời gian sáng và tối như 2 cõi đối lập nhau chứ không phải là những thành phần của 1 ngày hoàn chỉnh như quy ước hiện nay. Khi không có ánh sáng Mặt Trời, việc tính toán thời gian vào ban đêm (khoảng thời gian giữa Mặt Trời lặn và mọc) là vô cùng phức tạp hơn so với vào ban ngày.

Tuy nhiên, trong kỷ nguyên sử dụng đồng hồ Mặt Trời, các nhà chiêm tinh Ai Cập cổ đại đã nhận thấy một tập hợp 36 ngôi sao chia vòm trời hình tròn thành những phần bằng nhau. Thời gian ban ngày sẽ được đánh dấu bằng 18 sự xuất hiện của 18 ngôi sao, 6 ngôi sao sẽ được dùng để đánh dấu cho thời điểm rạng sáng và chập tối. 24 ngôi sao trên đều rất khó để quan sát. Và toàn bộ khoảng thời gian bóng tối bao trùm sẽ được chia ra thành 12 phần tương ứng với 12 ngôi sao còn lại. Kết quả là ban đêm được chia ra thành 12 phần bằng nhau (một tín hiệu của hệ thập nhị phân).

800px-3206.jpg
Hình ảnh đồng hồ nước của người La Mã được lưu giữ tại bảo tàng Agora, Athen

Cho đến thời kỳ Tân vương quốc tại Ai Cập (1550 đến 1070 trước công nguyên), hệ thống đo lường nói trên được đơn giản hóa thành bộ 24 ngôi sao, 12 trong số đó đánh dấu những khoảng thời gian ban đêm. Tiếp theo là sự xuất hiện của đồng hồ nước (clepsydra) được sử dụng để đo thời gian vào ban đêm. Đây được coi là thiết bị tính thời gian chính xác nhất trong lịnh sử cổ đại. Những chiếc đồng hồ nước đã được tìm thấy tại đền thờ Ammon tại Karnak, Ai Cập có niên đại từ năm 1400 trước công nguyên. Đây là một chiếc bình với bề mặt phía trong nghiên xuống và bộ phận hứng nước bên dưới. Thời gian vào ban đêm sẽ được chia thành 12 phần tương ứng với những lượng nước tương ứng định trước. Những chiếc đồng hồ nước với nguyên lý hoạt động tương tự cũng được tìm thấy tại các di tích của người Hy Lạp và người Babylon cổ đại.

Quảng cáo


Tại sao 1 giờ có 60 phút? 1 phút có 60 giây? Tại sao lại là số 60? Nguồn gốc tên gọi minute (phút) và second (giây)?


Từ khi cả ban ngày lẫn ban đêm đều được chia thành 12 phần, mô hình 24 giờ một ngày cũng dần được định hình. Tuy nhiên, mô hình chiều dài 1 giờ cố định (fixed-length hours) vẫn chưa được thiết lập mãi cho đến giai đoạn Hy Lạp cổ, khi những nhà chiêm tinh Hy Lạp bắt đầu sử dụng mô hình này một cách có hệ thống và áp dụng làm tiêu chuẩn trong tính toán. Trong các nghiên cứu từ những năm 147 đến 127 trước công nguyên, nhà thiên văn học, toán học và địa lý, Hipparchus đã đề xuất chia 1 ngày thành 24 giờ dựa trên thời gian 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm của ngày điểm phân. Dù vậy trong nhiều thế kỷ sau đó, người ta vẫn tiếp tục sử dụng mô hình chiều dài mỗi giờ khác nhau theo từng mùa. Và mô hình khoảng thời gian của 1 giờ là cố định chỉ được phổ biến tại châu Âu khi bắt đầu có sự xuất hiện của đồng hồ cơ vào thế kỷ 14.

Hipparchus và các nhà thiên văn khác tại Hy Lạp đã áp dụng kỹ thuật thiên văn được phát triển trước đó bởi những người Babylon định cư tại khu vực Lưỡng Hà. Những người Babylon đã thực hiện các phép tính thiên văn học dựa trên hệ thống lục thập phân (cơ số 60). Đây là 1 hệ thống tính toán kế thừa từ những người Sumeria từ 2000 năm trước công nguyên. Cho đến nay, vẫn chưa có một lý giải chính xác cho việc lựa chọn con số 60. Một giả thuyết được đưa ra là nhằm mục đích thuận tiện thể hiện các phép chia do 60 là con số nhỏ nhất có thể chia hết cho 10, 12, 15, 20 và 30.

Mặc dù hệ lục thập phân không được sử dụng rộng rãi trong các phép tính toán thông thường, nhưng hệ thống này vẫn được sử dụng để đo góc, tọa độ địa lý và thời gian. Trên thực tế, mặt đồng hồ tròn hiện nay có mang nguồn gốc từ hệ thống ra đời 4000 năm trước do những người Babylon phát triển.

Nhà thiên văn học Hy Lạp nổi tiếng với biệt danh beta, Eratosthenes (sống vào khoảng năm 276 đến 194 trước công nguyên) đã sử dụng hệ thống lục thập phân để chia một vòng tròn thành 60 phần bằng nhau nhằm hình thành nên hệ thống vĩ độ địa lý với các đường ngang chạy qua các địa điểm nối tiếng trên Trái Đất thời bấy giờ. Một thế kỷ sau đó, Hipparchus đã chuẩn hóa các đường vĩ độ, thể hiện các đường song song cho phù hợp với hình dạng của Trái Đất theo quan niệm thời đó. Đồng thời, ông cũng hình dung nên hệ thống kinh độ với các đường phủ kín 360 độ chạy từ Bắc tới Nam, từ điểm cực đến điểm cực.

[​IMG]
Nhà toán học, địa lý và thiên văn học Claudius Ptolemy, người đã chia nhỏ giờ và đặt tên phút, giây

Quảng cáo


Tiếp đó, trong tác phẩm thiên văn học Almagest (viết vào năm 150 sau công nguyên), nhà triết học người La Mã, Claudius Ptolemy đã giải thích và mở rộng nghiên cứu trước đó của Hipparchus bằng cách chia hệ thống kinh vĩ độ 360 độ thành những đoạn nhỏ hơn. Mỗi độ được chia thành 60 phần và đặt tên là partes minutae primae (hoặc first minute - phút đầu) hay ngày nay đơn giản hơn là minute (phút). Mỗi phần lại được tiếp tục chia lần thứ 2 thành 60 phần nhỏ hơn nữa được ông đặt tên là partes minutae secundae (hay trong tiếng Anh là Second minute - phút thứ 2) mà ngày nay được gọi là second (giây). Quy định này đã đánh dấu sự ra đời của cái gọi là phút, giây mà chúng ta vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.

Tuy nhiên, khái niệm phút và giây vẫn chưa được sử dụng rộng rãi hàng ngày trong nhiều thế kỷ tiếp theo sau thời của Ptolemy. Sau đó, những thiết bị mang hình thái đồng hồ ra đời nhưng được chia thành một nửa, 1 phần 3, một phần tư và đôi khi là chia thành 12 phần mà không chia thành 60 phần. Hơn nữa, những người đương thời vẫn chưa biết rằng 1 giờ có 60 phút như hiện nay. Mãi cho đến gần cuối thế kỷ 16, sự xuất hiện của đồng hồ cơ mới kèm theo việc chia 1 giờ thành 60 phút trên mặt đồng hồ.

Kết


Nhờ vào những nền văn minh cổ đại đã tìm cách xác định, theo dõi thời gian mà xã hội hiện đại ngày nay mới có thể có quy ước 1 ngày là 24 giờ, 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây. Đến đây thì chúng ta đã hiểu được vì sao giây trong tiếng Anh được gọi là Second (chia lần thứ 2). Tuy nhiên, những tiến bộ trong khoa học về thời gian đã thay đổi cách xác định thời gian theo hướng ngày càng chính xác hơn. Vào năm 1967, theo quy ước vật lý hiện đại, 1 giây được tái định nghĩa là khoảng thời gian bằng 9.192.631.770 lần chu kỳ của bức xạ điện từ phát ra bởi nguyên tử Ce 133 khi thay đổi trạng thái giữa 2 mức năng lượng đáy siêu tinh vi. Cũng chính sự quy định này đã mở ra kỷ nguyên mới của khoa học đo lường thời gian nguyên tử và quy định giờ quốc tế (UTC - Coordinated Universal Time).
54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tóm lại thời gian là thứ ko tồn tại, do con ng tự đặt ra và quy ước vs nhau thôi
blackeye09
ĐẠI BÀNG
8 tháng
@rualg Thời gian cũng chỉ là cái tên để đặt cho 1 hiện tượng. Chứ bản chất th gian có chứ. Nếu ko con người đã ko già đi và chết
-DN-
ĐẠI BÀNG
8 tháng
@rualg vkl ko tồn tại?
@rualg Bạn phải hiểu được như thế nào là hiện tượng, như thế nào là tên gọi, như thế nào là quan niệm, như thế nào là quy ước….. đã rồi hẳng phát biểu kiểu triết lý
yamaruan
ĐẠI BÀNG
8 tháng
@rualg thời gian là 1 đại lượng có tính tương đối thuộc không gian 4 chiều, mỗi hệ quy chiếu sẽ có cảm nhận khác nhau về thời gian
Người xưa chia thời gian giỏi ha. Ngàn năm sau vẫn xài😁
@Lovetech36 Ưa thì bác chia 1 ngày có 48 giờ đi, mỗi giờ có 90phút, mỗi phút 90giây cđ mà, ngàn năm sau nhìu khi con cháu nó dùng cho tiện.
kchungrau
ĐẠI BÀNG
8 tháng
Vừa đến số 12 là gọi là 0 , thì có đúng 60' hay gọi là 24h là 0 giờ. Nếu vậy là chỉ có 59,999 hay 23,9999 . Câu hỏi ngu?
dinhbach
TÍCH CỰC
8 tháng
@kchungrau Từ 0h tới 23h59 là 60 khoảng chia rồi bạn. Ngta nói 1 ngày dài 24h chứ không ai nói đã tới đúng 24h đêm cả. Nó cũng như 1 thập niên, được tính từ 2020 tới 2029.
@kchungrau 0:00 là điểm giao của ngày cũ & mới thiếu điểm này ngày cũ mất 1s & ngày mới dư 1s
@kchungrau Bạn dán 1 vòng giấy lại với nhau nó phải có điểm giáp mí đúng không?
@kchungrau Về đến 12 nó vừa kết thúc 1 vòng và đồng thời vòng tiếp theo, và thực tế nó vẫn đủ 60 giây, hoặc 60 phút hay 12 giờ. Bạn có thể thực nghiệm ngay trên đồng hồ của mình, mỗi một vòng luôn đủ 60s
Em đồng hồ này tên gì vậy anh em?
@manhthangkx Ủa trên mặt đh có con rồi còn gì :v
@manhthangkx Hơi giống kiểu thiết kế mặt của Nokia HR, mà kính của nokia thì cong lên, mặt kính này thì phẳng
MHD-HOANG
ĐẠI BÀNG
8 tháng
@dungngo86 Chuẩn rồi bro, nhưng giá con Nomos thì mua được chục con HR.
Klq mà rolex mấy trăm củ hay casio mấy củ thì vẫn 24h thôi 😁
lehman1
ĐẠI BÀNG
8 tháng
@locthuyforever b tìm hiểu về dh khéo lại nhảy hố vôi
@lehman1 hài hước một chút cho nhẹ nhõm đi bác
sockwave
TÍCH CỰC
8 tháng
@locthuyforever đúng là tin lời mấy thánh trên tanh tế là chỉ có ăn sịt
Đọc nhiều rối não
hiepsia1
ĐẠI BÀNG
8 tháng
Nomos đẹp quá...
Hình chủ đề chụp cái đồng hồ Nomos đẹp quá
Nó là quy định bất biến rồi thì không nên hỏi tại sao, tại vì thích thôi, nó chỉ là 1 đơn vị đo lường cơ bản. Giống như hệ mét, hệ cân, nó cũng thế. Ngày xưa có ông vua lấy chiều dài bàn chân để làm thước đo cơ bản. Trong vũ trụ nguyên thuỷ thì thơi gian chỉ là 1 cái gì đó tương đối, không phải là tuyệt đối. Con người vẫn còn rất mơ hồ về vũ trụ, nên là cái câu chuyện về thời gian cụ thể cũng rất mơ hồ, chẳng qua mọi thứ là trùng lặp giữa 60,12.... kiểu như quan niệm xa xưa của dân tộc cổ đại nào đó rồi dần dần dựa vào đấy mà mấy ông khoa học nói phét thêm thôi.
chèn quảng cáo thông minh thật
image.jpg
Tóm lại là 1h có 1k đô cho nó dễ hiểu.
blackeye09
ĐẠI BÀNG
8 tháng
Vậy con gà có trc hay quả trứng có trc
Cười vô mặt
@blackeye09 Người và gà đều là động vật. bạn có đủ cơ sở để phản biện: tương lai (1, 2...,400,500...) triệu năm nữa con người sẽ đẻ ra quả trứng hoặc/và con gà sẽ đẻ con trực tiếp ko. Nếu ko có cơ sở mình xin nói con gà có trước. (VD 1 triệu năm nữa có 1 dậu duệ của bạn sẽ hỏi câu hỏi tương tự bạn bây giờ quả trứng có trước hay con người có trước)
bbvc
TÍCH CỰC
8 tháng
@blackeye09 Chịu khó đọc báo khoa học, cách đây vài năm các nhà khoa học đã chứng minh được gà có trước rồi.
@blackeye09 Gà có trước, vì hóc môn đặc biệt hình thành quả trứng được tìm thấy trong buồng trứng con gà.
Về cơ bản muốn chia khoảng thời gian của 1 ngày thế nào cũng được, nhưng chia ngày 24h, 1 giờ 60 phút hay 1 phút 60 giây là hợp lý hơn cả vì dễ theo dõi qua các hiện tượng hàng ngày. Ở Đông Á thì 1 ngày chia làm 12 canh ứng với 12 con giáp, mỗi canh ứng với 2 giờ. Ví như giờ Tý là giờ bắt đầu của 1 ngày, ứng với 23h đến 1h, giờ ngọ ứng với 11h đến 13h, thời điểm 12h trưa mà ta biết được gọi là chính Ngọ.
@nghaimin vấn đề là tôi thấy ông phát biểu huề vốn quá.
@nghaimin Giải thích kiểu của bạn nó là kiểu giải thích như không giải thích. Nếu gặp người hỏi ngược lại là tại sao lại chia thành 12 canh hay 12 con giáp thì bạn trả lời làm sao. Sao k phải là 10 canh giờ mà lại là 12. Chia 10 canh nó cũng đâu có làm cho cách hiện tượng hàng ngày khó theo dõi hơn đâu
chung quy ước là xài thôi. chứ như tụi bạn xài đồng hồ gì đó mà hẹn cafe 6h mà đến 8h nó mới lết tới là sao ko biết
mrHz
CAO CẤP
8 tháng
Bài viết rất hay, có nhiều thứ chúng ta đang mặc định sinh ra nó là như vậy, gần như ko đặt câu hỏi tại sao có nó, nó đến từ đâu? Edison ngày còn bé đã thắc mắc tại sao 2+2=4, mọi người đều cho là cậu ấy có vấn đề, nhưng sau này lại thành nhà phát minh vĩ đại. Nếu có điều kiện cha mẹ nên khơi gợi trí tò mò cho con trẻ những câu hỏi và để chúng tự tìm tòi ra câu trả lời, hơn là nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào đầu con trẻ
SilverA
TÍCH CỰC
8 tháng
Phải hỏi là tại sao người xưa lại chia (quy ước) giờ, phút làm 60 phần, 1 ngày làm 24 phần, … chứ không chia (quy ước) kiểu khác.
Chứ nếu chỉ hỏi “Tại sao 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây và 1 ngày có 24 giờ?” thì câu trả lời đơn giản chỉ là người ta chia vậy thì nó là vậy thôi, chả có ý nghĩa gì cả. Chia giờ phút là 100 phần thì nó là 100, 60 thì nó là 60, … Quy ước ntn thì nó là như vậy thôi.
Vậy còn lịch của người Maya thì tính sao nhỉ ????
nambun
TÍCH CỰC
8 tháng
Không thời gian là một khái niệm không thể tách rời. Trước bigbang thì không có khái niệm không thời gian, sau bigbang mới có.

Thời gian luôn tịnh tiến, vì mỗi thời gian đi qua, sự biến đổi/thay đổi các entropy là hiện hữu.

Còn thời gian mà loại người đang cho là 60s = 1p, chỉ là khái niệm đo đạc giờ Trái Đất theo mặt trời mà thôi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019