Tại sao một số người có khả năng chạy nhanh?

Huy Sydney
5/5/2024 17:14Phản hồi: 0
Tại sao một số người có khả năng chạy nhanh?
Usain Bolt, người chạy nhanh nhất thế giới, có khả năng chạy nước rút 100 mét với tốc độ 23,35 dặm một giờ (37,57 km/h).

Đó là tốc độ cực kỳ nhanh đối với con người. Tốc độ này tương đương với tốc độ lái ô tô thông thường khi bạn đi qua khu phố hoặc trước trong khu vực trường học. Khi đi ô tô thì ta thường không nhận ra, nhưng nếu xét theo khả năng thể lực thông thường của con người, thì rất ít vận động viên chạy bộ trên thế giới có thể đạt tới gần con số đó.

Có một số lý do có thể giải thích tại sao một số người có thể chạy rất nhanh trong khi những người khác lại có xu hướng chạy chậm hơn. Di truyền – những đặc điểm bạn thừa hưởng từ cha mẹ – hiển nhiên có đóng một vai trò nhất định, nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể “chọn” trở thành một người chạy nhanh hay chậm qua việc tập luyện và tích luỹ kinh nghiệm. Điều thú vị là mặc dù bạn không thể kiểm soát được yếu tố di truyền của mình nhưng có một điều chắc chắn là bạn có thể tập luyện để cải thiện tốc độ của bản thân.

Sợi cơ co giật nhanh và sợi cơ co giật chậm

Một yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng chạy nhanh của bạn là cấu trúc cơ thể, bao gồm cả cách thức hoạt động của cơ bắp.

Cơ thể con người có hơn 600 cơ hoạt động cùng lúc, cho phép bạn di chuyển theo các hướng khác nhau và với nhiều tốc độ khác nhau. Những cơ này được tạo thành từ các nhóm sợi. Có hai loại chính: sợi cơ co giật nhanh và sợi cơ co giật chậm.


Cơ bắp trong cơ thể chúng ta là do cả hai loại sợi này kết hợp tạo thành. Ví dụ, có hai cơ tạo nên bắp chân: Một cơ chủ yếu co giật nhanh – đó là cơ bụng, thường phát huy tác dụng khi chúng ta chạy nước rút và nhảy. Cơ còn lại chủ yếu là co giật chậm – đó là cơ dép, dùng để đi bộ và chạy bộ.

PPG25XFUSJKELDFDYG5T5ABMLE.jpeg
Các sợi cơ co giật nhanh có kích thước lớn hơn, giúp cơ thể bạn di chuyển nhanh và tạo ra lực lớn. Những vận động viên chạy nước rút thường có rất nhiều sợi cơ co giật nhanh. Tuy nhiên, loại sợi cơ này cũng nhanh chóng bị mỏi, điều này góp phần hạn chế thời gian bạn có thể chạy ở tốc độ tối đa ở những khoảng cách ngắn.

Các sợi cơ co giật chậm nhỏ hơn và giúp bạn chạy với tốc độ chậm hơn, nhưng bù lại có sức bền cao hơn. Những người chạy đường dài và những vận động viên đua xe đạp có xu hướng có nhiều cơ bắp này.

Số lượng mỗi loại sợi cơ của bạn – co giật nhanh và co giật chậm – chủ yếu được xác định bởi gen của bạn, vì vậy một phần nào đó bạn sẽ phải chấp nhận yếu tố bẩm sinh. Nhưng các bài tập có thể giúp rèn luyện những cơ bắp đó.

Não bộ cũng có vai trò nhất định

Năng lực thể chất không liên quan đến cơ bắp. Bộ não của bạn cũng đóng một vai trò quan trọng.
Cơ xương của bạn được điều khiển bởi não – bạn suy nghĩ về hành động của mình và sau đó thực hiện các chuyển động đó. Ví dụ: bạn có thể kiểm soát độ dài sải chân của mình, cách thức cánh tay di chuyển, cách bàn chân chạm đất như thế nào và thậm chí cả kỹ thuật thở.

Bạn có thể dạy cơ thể mình sử dụng các kỹ thuật chạy tốt nhất, bao gồm tư thế thích hợp để cơ thể bạn đứng thẳng và cách thức sải bước sao cho chân bạn tiếp đất ngay bên dưới thân mình thay vì quá xa về phía trước – yếu tố có thể khiến bạn bị chậm.

Bạn cũng có thể cải thiện hình thức chạy của mình bằng cách sử dụng toàn bộ cơ thể, với hai cánh tay áp vào chân, chạy bằng ngón chân và tăng tối đa thời gian “bay” (khi cả hai chân đều không chạm đất). Sử dụng kỹ thuật chạy phù hợp giúp các cơ tạo ra nhiều lực hơn và việc phối hợp chúng nhịp nhàng với nhau giúp bạn chạy nhanh hơn.

Quảng cáo



Bạn càng thực hành một hoạt động nhiều thì bạn sẽ càng tiến bộ hơn. Khi khả năng chạy nhanh của bạn tăng lên, hãy thử thách bản thân chạy nhanh hơn nữa.

unnamed-643d7a210af55.jpeg

Cách luyện tập để chạy nhanh hơn – phá bỏ những suy nghĩ sai lầm

Sai lầm 1: Khi tập, bạn phải cố gắng chạy càng nhanh càng tốt thì mới có thể cải thiện tốc độ chạy của bản thân

Bạn không cần phải chạy nhanh nhất có thể thì mới cải thiện được thành tích tốc độ của mình. Việc nghỉ ngơi ngắn để phục hồi giữa các lần chạy nước rút thực sự rất có hiệu quả.

Sai lầm 2: Bạn cần tập nâng tạ nặng để chạy nhanh hơn

Tập luyện chức năng bao gồm các bài tập giúp bạn thực hiện tốt hơn một vài động tác cụ thể. Những bài tập này chỉ cần các loại tạ có khối lượng trung bình hoặc sử dụng khả năng đối trọng của chính cơ thể bạn. Tập plank, lunges, step-up hoặc jump squats là những ví dụ tuyệt vời. Những hoạt động này tập trung vào các cơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chạy.

Quảng cáo


Sai lầm 3: Bạn cần phải có luyện tập chạy bộ bài bản ngay từ khi còn nhỏ thì mới có thể chạy nhanh

Việc chọn một môn thể thao quá cụ thể để tập chuyên sâu từ khi còn nhỏ thực sự có thể hạn chế khả năng chạy nhanh của bạn về sau. Thực hiện nhiều bài tập và hoạt động thể thao khác nhau có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng mới giúp cải thiện khả năng chạy của bạn. Ví dụ, các chuyển động và sức bền có được từ việc tập luyện bóng đá có thể hỗ trợ bạn chạy nhanh hơn về sau.

Sai lầm 4: Việc tập luyện chỉ toàn là “khổ đau”

Các chương trình huấn luyện có thể có nhiều hình dạng và hình thức. Bạn có thể chơi các trò chơi chạy bộ với bạn bè, tập động tác chân nhanh bằng cách sử dụng các chướng ngại vật.
Điều quan trọng là bạn có được niềm vui khi tập luyện và tham gia các hoạt động giúp tăng cường tốc độ chạy một cách thường xuyên.

Vì vậy, cho dù bạn muốn trở thành Usain Bolt tiếp theo hay chỉ muốn giành chiến thắng trong cuộc thi chạy với bạn mình, hãy nhớ rằng với một chút “may mắn” về mặt di truyền và sự chăm chỉ, điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được.

Theo Popsci
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019