Những con bò với một chiếc lỗ được khoét lên thân bò, hay còn được biết đến với cái tên phương pháp đặt ống thân bò (cow cannula) xuất hiện ở rất nhiều trang trại trên thế giới, tuy nhiên lại không quá phổ biến với những người bình thường, chẳng hạn như mình và nhiều anh em khác. Theo đó, chiếc lỗ này sẽ nối thẳng đến dạ cỏ của con bò, để người chăn nuôi có thể trực tiếp can thiệp vào hệ tiêu hoá của loài vật này. Thoạt nhìn ban đầu, chiếc lỗ tạo cảm giác khá đau đớn và gây nguy hiểm đến tính mạng của bò, nhưng thực tế thì chúng lại chẳng hề gây tổn thương cũng như tuổi thọ của loài vật này. Ống thông còn được xem là một bước tiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu động vật. Vậy chiếc lỗ ngay trên cơ thể này có tác dụng gì?
Kỹ thuật đặt ống lên bò lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1928 bởi Arthur Frederick Schalk và R.S Amadon đến từ Trường Cao đẳng Nông nghiệp Bắc Dakota. Có rất nhiều loại ống thông khác nhau tuỳ vào mục đích sử dụng của chúng, một số được dùng cho ruột, dạ dày, nhưng phổ biến nhất là để nghiên cứu dạ cỏ.
Quá trình khoét lỗ trên thân bò
Kỹ thuật đặt ống lên bò lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1928 bởi Arthur Frederick Schalk và R.S Amadon đến từ Trường Cao đẳng Nông nghiệp Bắc Dakota. Có rất nhiều loại ống thông khác nhau tuỳ vào mục đích sử dụng của chúng, một số được dùng cho ruột, dạ dày, nhưng phổ biến nhất là để nghiên cứu dạ cỏ.
Ống thông cao su thường được cấy ghép khi bò đang đứng và trong lúc chúng còn tỉnh táo. Người ta sẽ gây tê cục bộ và cho con vật nhịn ăn, uống nước trong 24 giờ trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra. Sau đó, các bác sĩ thú ý sẽ rạch một miếng da nhỏ của con vật ngay vị trí xương sườn thứ 13 của nó, phần rạch phải sâu qua dạ cỏ. Tiếp đến, bác sĩ sẽ khâu dính dạ cỏ và các mép da để ngăn chất trong đó rỏ rỉ vào các phần khác của khoang bụng. Cuối cùng ống thông được đẩy vào bên trong dạ cỏ.
“Đó là một ca phẫu thuật được thực hiện với sự hỗ trợ của thuốc gây mê. Thế nhưng một khi con vật hồi phục, chúng có xu hướng sống lâu hơn rất nhiều so với những con bò bình thường. Tôi đã chứng kiến những con sống 12-15 năm sau cuộc phẫu thuật.” - Giám đốc tại một trường nghiên cứu động vật chăn nuôi cho biết.
Cho mục đích nghiên cứu
Ống thông thường được cấy vào bò còn khoẻ mạnh để nghiên cứu quá trình tiêu hoá của bò cho các mục đích học tập trong môi trường đại học. Các sinh viên sẽ phân tích chất lượng dinh dưỡng của thức ăn trong môi trường nông nghiệp, nhằm hỗ trợ con vật gặp chứng rối loạn tiêu hoá hoặc trong việc cải thiện chất lượng chăn nuôi tốt hơn. Nhờ đó, bò có thể tạo được sản lượng hiệu quả hơn.
Có 3 cách để nghiên cứu dạ dày của một con bò, từ mẫu của con vật đã chết, thông qua ống bao tử và cuối cùng là lỗ được khoan.
Bằng cách phân tích các thành phần hoá học trong dạ cỏ, các nhà nghiên cứu có thể xác định được loại thức ăn gia súc đó có phù hợp với loài vật hay không. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy nhờ vào ống thông, các chuyên gia đã phát hiện được nhiều thông tin hữu ích. Chẳng hạn, một nghiên cứu vào năm 1939 đã phát hiện ra rằng độ pH trong dạ cỏ bò thay đổi suốt cả ngày, tính kiềm nhất ngay trước thời điểm cho ăn. Hay một nghiên cứu vào năm 1956 đã nhận ra rằng chế độ ăn hoàn toàn bằng cỏ khô không làm thay đổi tỷ lệ axit béo trong dạ cỏ bò, trong khi mọi loại thức ăn khác đều có thể.
Quảng cáo
Để xác định chất lượng loại thức ăn của bò, người ta sẽ để con vật gặm cỏ trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn là từ 30-45 phút. Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ lấy mẫu trong ống thông để phân tích.
Để chữa bệnh cho con vật
Như chúng ta đã biết, bò là loại động vật nhai lại, vì thế quá trình tiêu hoá của chúng diễn ra trong hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là chúng ăn thức ăn thô và nuốt vào dạ dày, giai đoạn 2, chúng ợ thức ăn đã phân huỷ 1 phần từ dạ dày lên miệng để nhai lại. Việc nhai lại giúp chúng có thể giảm thời gian ăn, tránh nguy cơ bị những động vật ăn thịt săn đuổi. Dạ dày của chúng được cấu tạo từ 4 ngăn gồm dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Trong đó dạ cỏ là ngăn lớn nhất, chiếm đến ⅔ dung tích dạ dày, là nơi chứa tất cả lợi khuẩn cần thiết để tiêu hoá thức ăn.
Thế nhưng nếu một con bò bị khó tiêu, tức là vi khuẩn có hại đã xâm nhập vào đường tiêu hoá, hoặc lợi khuẩn đã giảm đi. Và đây chính là lúc những chiếc lỗ trên thân bò phát huy công dụng.
Tại các trường thú y hay bệnh viện thú y và các cơ sở chăn nuôi bò ở Bắc Mỹ thường hay có một con bò cái khoẻ mạnh. Chúng sẽ chịu trách nhiệm cung cấp hệ vi sinh vật cho những con khác trong trang trại. Các bác sĩ thú ý sẽ hỗ trợ phần đó, họ sẽ lấy các chất này từ hệ thống dạ cỏ của bò khoẻ mạnh và cấy ghép vào con bò ốm. Tuy nhiên ở châu Âu, việc nuôi bò để cung cấp chất chứa trong dạ cỏ cho những con khác được coi là trái đạo đức và không được tiến hành.
Quảng cáo
Ngoài ra, ống thông đôi khi cũng có thể giúp người ta cứu sống một con bò trong một số trường hợp bệnh axit dạ cỏ nghiêm trọng. Theo đó, mỗi khi thực quản bị tắc, các bác sĩ có thể loại bỏ các chất thừa, hoặc rác mà chúng lỡ ăn phải trong dạ cỏ thông qua chiếc lỗ trên thân. Đôi khi họ cũng hay truyền nhiều loại thuốc bằng đường ống thông vào người chúng.
Vấn đề đạo đức
Lợi ích có thể thấy rõ ràng nhất từ ống thông là việc nâng cao sản lượng sữa. Nhưng quá trình này cũng mang đến nhiều yếu tố nguy hiểm khác và vấn đề đạo đức của con vật. Khi tạo một lỗ trên bò, các cơ quan nội tạng của chúng sẽ tiếp xúc với môi trường bên ngoài, điều này dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng rất cao, đòi hỏi sự chăm sóc vô cùng cẩn thận trong giai đoạn này. Tuy nhiều chuyên gia khẳng định rằng cuộc phẫu thuật không gây bất kỳ tổn thương cho những con bò hay làm giảm tuổi thọ của chúng, nhưng những con bò vẫn cần từ 4-6 tuần để hồi phục, trong thời gian đó chắc chắn chúng cũng không thoải mái gì.
Bên cạnh đó, khi các chuyên gia tiến hành việc chuyển vi sinh vật từ con này sang con khác có thể vô tình làm lây lan các bệnh truyền nhiễm khác. Trong khi một số người cho rằng cách làm này có thể cải thiện sức khoẻ cho bò, thì nhiều người lại chỉ trích quy trình này dường như chủ yếu nâng cao lợi nhuận cho ngành công nghiệp thịt và sữa.
Ngoài ra, những con bò có ống thông cũng thường được trưng bày tại các sự kiện, chẳng hạn như lúc tuyển dụng sinh viên của trường thú ý. Cũng vì nhiều lý do trên mà, Tổ chức Bảo vệ động vật PETA đã lên án đây là phương pháp lạm dụng động vật để mang lợi nhuận cho ngành công nghiệp thịt và sữa. “Mục đích chính của việc này vẫn là hoàn thiện lại quy trình ăn uống sao cho hiệu quả nhất để những con bò sản xuất được nhiều sữa nhất có thể mà thôi.
Theo (1), (2), (3)