TẠI SAO TỔN THƯƠNG CÁC SỢI THẦN KINH NGOẠI BIÊN CÓ THỂ HỒI PHỤC ĐƯỢC NHƯNG TỔN THƯƠNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG LẠI KHÔNG THỂ PHỤC HỒI ?
Th.am G.ia Nhó.m Thực chiến Giải phẫu - Sinh Lý học để đọc thêm được nhiều nhiều bài viết hay hơn nữa nhé ❤️
Ở hệ thống thần kinh ngoại biên, sợi trục và các sợi nhánh được bao bọc bởi một loại tế bào chuyên biệt, tế bào Schwann.Trong thời kỳ phôi thai, các tế bào Schwann lớn lên và bao xung quanh các neuron thần kinh đang phát triển bằng lớp màng tế bào Schwann. Màng tế bào Schwann có bản chất là phospholipid cách điện và còn được gọi với cái tên là bao myelin
Nhân và tế bào chất của tế bào Schwann, được bao bọc bên ngoài bởi lớp bao myelin, được gọi với cái tên ngắn gọn là neurolemma. Neurolemma đóng vai trò quan trọng trong trường hợp tế bào thần kinh bị tổn thương.
1, Tại sao tổn thương thần kinh ngoại biên có thể phục hồi được ?
Nếu sợi thần kinh ngoại biên bị đứt rời và sau đó được nối lại bằng vi phẫu, sợi trục và sợi nhánh của tế bào thần kinh có thể được “tái sinh”. Cơ chế tái sinh được cho là do neurolemma tiết ra các yếu tố tăng trưởng kích thích các vi ống dài ra để nối hai đầu đứt rời của sợi trục, từ đó tạo nên sự “tái sinh” của tế bào thần kinh
Quá trình “tái sinh” có thể mất vài tháng, sau đó các sợi thần kinh có thể tái lập lại đường dẫn truyền và người bệnh có thể “lấy lại” được một số chức năng cảm giác cũng như vận động của phần chi từng bị đứt lìa
2, Tại sao tổn thương thần kinh trung ương lại không hồi phục ?
Nếu ở hệ thông thần kinh ngoại biên, bao myelin được tạo ra bởi các tế bào Schwann. Thì đối với hệ thống thần kinh trung ương, bao myelin có nguồn gốc từ các tế bào thần kinh đệm ít nhánh, một loại tế bào thần kinh đệm chuyên biệt chỉ được tìm thấy ở não và tủy sống.
Chính vì không có sự xuất hiện của các tế bào Schwann và dĩ nhiên là không có các neurolemma, hệ quả là sự “tái sinh” của tế bào thần kinh trung ương cũng sẽ không diễn ra. Điều đó lý giải tại sao các tổn thương cắt đứt tủy sống đều dẫn đến mất vĩnh viễn các chức năng cảm giác và vận động
Th.am G.ia Nhó.m Thực chiến Giải phẫu - Sinh Lý học để đọc thêm được nhiều nhiều bài viết hay hơn nữa nhé ❤️
Ở hệ thống thần kinh ngoại biên, sợi trục và các sợi nhánh được bao bọc bởi một loại tế bào chuyên biệt, tế bào Schwann.Trong thời kỳ phôi thai, các tế bào Schwann lớn lên và bao xung quanh các neuron thần kinh đang phát triển bằng lớp màng tế bào Schwann. Màng tế bào Schwann có bản chất là phospholipid cách điện và còn được gọi với cái tên là bao myelin
Nhân và tế bào chất của tế bào Schwann, được bao bọc bên ngoài bởi lớp bao myelin, được gọi với cái tên ngắn gọn là neurolemma. Neurolemma đóng vai trò quan trọng trong trường hợp tế bào thần kinh bị tổn thương.
1, Tại sao tổn thương thần kinh ngoại biên có thể phục hồi được ?
Nếu sợi thần kinh ngoại biên bị đứt rời và sau đó được nối lại bằng vi phẫu, sợi trục và sợi nhánh của tế bào thần kinh có thể được “tái sinh”. Cơ chế tái sinh được cho là do neurolemma tiết ra các yếu tố tăng trưởng kích thích các vi ống dài ra để nối hai đầu đứt rời của sợi trục, từ đó tạo nên sự “tái sinh” của tế bào thần kinh
Quá trình “tái sinh” có thể mất vài tháng, sau đó các sợi thần kinh có thể tái lập lại đường dẫn truyền và người bệnh có thể “lấy lại” được một số chức năng cảm giác cũng như vận động của phần chi từng bị đứt lìa
2, Tại sao tổn thương thần kinh trung ương lại không hồi phục ?
Nếu ở hệ thông thần kinh ngoại biên, bao myelin được tạo ra bởi các tế bào Schwann. Thì đối với hệ thống thần kinh trung ương, bao myelin có nguồn gốc từ các tế bào thần kinh đệm ít nhánh, một loại tế bào thần kinh đệm chuyên biệt chỉ được tìm thấy ở não và tủy sống.
Chính vì không có sự xuất hiện của các tế bào Schwann và dĩ nhiên là không có các neurolemma, hệ quả là sự “tái sinh” của tế bào thần kinh trung ương cũng sẽ không diễn ra. Điều đó lý giải tại sao các tổn thương cắt đứt tủy sống đều dẫn đến mất vĩnh viễn các chức năng cảm giác và vận động