Trên Thái Bình Dương, quy mô hạm đội của Hải quân Mỹ (USN) hiện nay đã giảm đáng kể, trong khi đó tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon có từ năm 1977 đã lỗi thời. Vì vậy để đáp ứng các yêu cầu mới, USN đã đưa vào sử dụng Tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM).
LRASM không hẳn là sản phẩm hoàn toàn mới mà dựa trên một loại tên lửa trước đó là Tên lửa hành trình không đối đất JASSM. Loại này được phóng từ các oanh tạc cơ như B-1B Lancer, B-2A Spirit và B-52H. Nó định hướng đến mục tiêu bằng cách kết hợp cả hệ thống GPS lẫn dẫn đường quán tính (INS), rồi xác định mục tiêu bằng cảm biến hồng ngoại gắn ở mũi. JASSM còn có đầu đạn xuyên phá vươn tới được các mục tiêu dưới lòng đất.
Vì JASSM khá thành công nên Lầu Năm Góc đã lấy đó làm cơ sở cho tên lửa chống hạm mới LRASM. Nhưng khác với trên đất liền, nếu như nhắm vào các tàu trên biển thì sẽ gặp khó bởi chúng luôn di chuyển, nhất là những tàu như tàu sân bay thường được nhiều tàu khác có trang bị tên lửa phòng không bảo vệ. Thực tế này đã buộc LRASM phải tiên tiến hơn JASSM: Có khả năng tàng hình, tầm bắn xa hơn và phương tiện phóng đa dạng hơn.
Vì sao LRASM ra đời?
LRASM không hẳn là sản phẩm hoàn toàn mới mà dựa trên một loại tên lửa trước đó là Tên lửa hành trình không đối đất JASSM. Loại này được phóng từ các oanh tạc cơ như B-1B Lancer, B-2A Spirit và B-52H. Nó định hướng đến mục tiêu bằng cách kết hợp cả hệ thống GPS lẫn dẫn đường quán tính (INS), rồi xác định mục tiêu bằng cảm biến hồng ngoại gắn ở mũi. JASSM còn có đầu đạn xuyên phá vươn tới được các mục tiêu dưới lòng đất.
Vì JASSM khá thành công nên Lầu Năm Góc đã lấy đó làm cơ sở cho tên lửa chống hạm mới LRASM. Nhưng khác với trên đất liền, nếu như nhắm vào các tàu trên biển thì sẽ gặp khó bởi chúng luôn di chuyển, nhất là những tàu như tàu sân bay thường được nhiều tàu khác có trang bị tên lửa phòng không bảo vệ. Thực tế này đã buộc LRASM phải tiên tiến hơn JASSM: Có khả năng tàng hình, tầm bắn xa hơn và phương tiện phóng đa dạng hơn.
Thiết kế
LRASM được DARPA thiết kế và Lockheed Martin phụ trách việc sản xuất. Một quả tên lửa có chiều dài 4,26 mét, thân rộng 635 mm với sải cánh 2,7 mét. Nó nặng 1,25 tấn và được trang bị động cơ quạt phản lực Williams F107-WR-105. Trên thân tên lửa có 2 cánh dài di động được, còn ở đuôi có 2 cánh ngang khá nhỏ cùng một đuôi thăng bằng dọc.
Quá trình phát triển LRASM kéo dài từ năm 2009-2013. Trong cuộc thử nghiệm năm 2013, nó đã được phóng từ một máy bay B-1B để tấn công mục tiêu trên biển. Sau 2 lần thử nghiệm thành công thì tên lửa có tên chính thức là AGM-158C LRASM và được USN đưa vào sử dụng năm 2018.
Lockheed Martin cho biết LRASM có phạm vi hoạt động hơn 370 km và có thể lên tới 560 km. Mức này lớn gấp nhiều lần tên lửa Harpoon cũ, vốn chỉ bay được 139 km.
LRASM có thể được phóng từ oanh tạc cơ B-1B Lancer, tiêm kích F/A-18 Super Hornet và từ Hệ thống phóng Mark 41 đặt trên tàu biển. Nhưng không dừng ở đó, Lockheed Martin đang thử nghiệm việc trang bị LRASM cho tiêm kích F-35 và máy bay tuần tra P-8. Ngoài ra họ còn nghiên cứu một biến thể có thể phóng từ xe HIMARS trên mặt đất.
Tính năng nổi bật nhất của LRASM là được trang bị hệ thống dẫn đường và tìm kiếm do BAE Systems chế tạo, bao gồm hệ thống định vị GPS/INS, cảm biến hình ảnh hồng ngoại/quang điện biết tự nhận diện mục tiêu và cảm biến cảnh báo radar. Các tính năng này được phối hợp với nhau bằng trí tuệ nhân tạo (AI) để định vị con tàu mục tiêu, đồng thời giúp tránh xa các tàu dân sự.
Tên lửa LRASM (màu đen) trên máy bay F/A-18.
Quảng cáo
Cách hoạt động
Sau khi phóng thì LRASM vẫn kết nối dữ liệu không dây với phi cơ hoặc con tàu đã phóng nó đi, để phòng hờ tình huống cần sửa đổi mục tiêu vào phút chót.
Không bay gần mặt đất như tên lửa JASSM tiền nhiệm, LRASM bay về phía mục tiêu ở độ cao lớn hơn nhiều rồi mới giảm độ cao khi tới gần mục tiêu. Nó phải bay ở độ cao lớn thì cảm biến tần số vô tuyến trên tên lửa mới có thể phát hiện, phân tích và xác định chính xác tín hiệu radar của tàu mục tiêu.
Trên đường đi, LRASM sẽ nhận dạng tín hiệu radar của đối phương rồi xác định loại và vị trí của chúng. Bằng cách sử dụng thông tin đó, hệ thống dẫn đường của LRASM sẽ tính toán một đường đi khác để tránh xa vùng phủ sóng của các radar đó, vừa để tránh bị bắn hạ vừa tạo được tính bất ngờ.
Khi tới gần mục tiêu thì để né hệ thống phòng thủ tên lửa, nó hạ thấp tới mức gần như lướt trên mặt biển, khoảng 9 mét trở xuống. Sau đó cảm biến hồng ngoại của nó sẽ chọn ra tàu của đối phương, chẳng hạn tàu sân bay rồi chỉ đạo tên lửa nhắm tới, thậm chí có thể nhắm vào một khu vực cụ thể trên tàu như là tháp chỉ huy trên tàu sân bay hoặc một cạnh của tàu. Cuối cùng nó tác động vào mục tiêu bằng đầu đạn WDU-42/B HE nặng 453 kg.
Nhiều nước đã bày tỏ sự quan tâm đến tên lửa LRASM như Thụy Điển, Anh, Singapore, Canada, Úc và Nhật Bản. Úc đã ký hợp đồng trị giá 990 triệu để mua 200 quả LRASM và các thiết bị đi kèm.
Quảng cáo