Hồi giữa tháng 7, Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bắt đầu bài phát biểu tại bang Pennsylvania thì bất ngờ tiếng nổ lớn vang lên. Một viên đạn đã sượt qua tai phải của ông. Sự kiện gây chấn động toàn cầu và trở thành chủ đề nóng nhất thế giới sau đó.
Bức ảnh lịch sử này chụp bởi nhiếp ảnh gia Evan Vucci của hãng tin Associated Press. Anh đã mạo hiểm cả tính mạng để chụp được bức ảnh thời sự đó. Nhiếp ảnh gia Vucci từng 2 lần đoạt giải Pulitzer được dự đoán có khả năng giành giải lần thứ 3.
"Không chỉ ghi lại khoảnh khắc mang tính lịch sử, Evan Vucci chụp cũng rất hoàn hảo. Làm chủ bố cục dựa vào hơn 20 năm kinh nghiệm chinh chiến trong lĩnh vực này, lẫn mức độ sắc nét chỉ có thể đạt được qua hàng ngàn lần nháy" - David Altizer, một nhà sáng tạo nội dung, cho biết.
1 nhiếp ảnh gia khác ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, cũng khen ngợi góc chụp hoàn hảo và dự đoán nó sẽ thành tấm ảnh đắt giá nhất năm 2024, có thể mang về giải Pulitzer lần thứ 3 cho Vucci. Được biết, bộ máy ảnh mà anh sử dụng là A9 III và ống kính FE 24-70mm f/2.8 GM. Đây là 1 trong các combo đáng mơ ước của bất kì Alpha-er nào.
https://images.fastcompany.com/image/upload/f_webp,q_auto,c_fit/wp-cms-2/2024/07/p-1-91156248-trump-photo-conversation-repub.jpg
Bức ảnh lịch sử này chụp bởi nhiếp ảnh gia Evan Vucci của hãng tin Associated Press. Anh đã mạo hiểm cả tính mạng để chụp được bức ảnh thời sự đó. Nhiếp ảnh gia Vucci từng 2 lần đoạt giải Pulitzer được dự đoán có khả năng giành giải lần thứ 3.
"Không chỉ ghi lại khoảnh khắc mang tính lịch sử, Evan Vucci chụp cũng rất hoàn hảo. Làm chủ bố cục dựa vào hơn 20 năm kinh nghiệm chinh chiến trong lĩnh vực này, lẫn mức độ sắc nét chỉ có thể đạt được qua hàng ngàn lần nháy" - David Altizer, một nhà sáng tạo nội dung, cho biết.
1 nhiếp ảnh gia khác ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, cũng khen ngợi góc chụp hoàn hảo và dự đoán nó sẽ thành tấm ảnh đắt giá nhất năm 2024, có thể mang về giải Pulitzer lần thứ 3 cho Vucci. Được biết, bộ máy ảnh mà anh sử dụng là A9 III và ống kính FE 24-70mm f/2.8 GM. Đây là 1 trong các combo đáng mơ ước của bất kì Alpha-er nào.
https://images.fastcompany.com/image/upload/f_webp,q_auto,c_fit/wp-cms-2/2024/07/p-1-91156248-trump-photo-conversation-repub.jpg
https://content.api.news/v3/images/bin/61864109af1b3eb56790e943f85e8342
Trong subreddit SonyAlpha, mọi người khen ngợi tấm ảnh và khả năng camera Sony. Đặc biệt, tốc độ màn trập và lấy nét siêu cấp của A9 III đã giúp nó ghi lại được tấm ảnh chỉ có 1 lần trong đời. Nhiếp ảnh gia Vincent Thian, đồng nghiệp tại AP của Vucci, đã đăng bài chúc mừng thành tựu này:
"Sát thủ đã bắn trượt. Nhưng Sony thì không. AI không bao giờ có thể thay thể nhiếp ảnh báo chí, không có các phóng viên ảnh thì cũng không có lịch sử."
Đồng thời, anh cũng chia sẻ thêm rằng Vucci đã chụp nó bằng bộ A9 III và ống kính FE 24-70GM. Ngoài Vucci, 1 nhiếp ảnh gia khác tại hiện trường vụ việc là Doug Mills thuộc tờ New York Times cũng sử dụng camera Sony. Mills khi đó đang cầm máy đứng ngay trước bục, và vô tình tóm trúng khoảnh khắc khi viên đạn đang lao đến. Anh đã chụp được khoảnh khắc điên rồ và nổi tiếng nhất thế giới thời điểm đó – đường đạn đang bay tới chỗ Donald Trump.
Cựu đặc vụ FBI Michael Harrigan nhận xét: “Thông thường, chỉ 1 số camera đặc biệt mới tóm được đường đi những viên d.a.n bay vèo vèo này. Xác suất để túm trúng 1 viên theo quỹ đạo nằm ngang như bức ảnh đang được chia sẻ rộng rãi là 1/1,000,000. Kể cả biết trước cũng chưa chắc bắt dính.”
https://i.redd.it/w1xlm53nzdcd1.jpeg
https://a57.foxnews.com/cf-images.us-east-1.prod.boltdns.net/v1/static/694940094001/271d2573-7f68-42ce-9940-5cc1604b7f9d/f19cb76a-4006-4ace-9721-dc1e6ad68a88/1280x720/match/896/500/image.jpg?ve=1&tl=1
Điều đáng nói, khoảng 5-6 năm trước, nhiếp ảnh gia như Mills hay Vucci thường sử dụng máy ảnh từ Canon hoặc Nikon. Nhưng tại thời điểm xảy ra vụ ám sát hụt, phần lớn phóng viên ảnh tại hiện trường lại cầm Alpha. Một nhiếp ảnh gia nhận xét: “Không sản phẩm nào có thể sánh được khả năng cơ động của những chiếc máy ảnh Sony nhỏ gọn.”
Quảng cáo
Theo tờ Nikkei, thị phần camera kỹ thuật số toàn cầu của Sony trong năm ngoái là 26.1%, thấp hơn Canon (46.5%) nhưng bỏ xa Nikon (11.7%). Chỉ 5-6 năm trước, họ vẫn còn là cái tên xếp sau Canon và Nikon với thị phần khoảng 15%. Trong khi Canon và Nikon tập trung vào DSLR, kẻ hậu bối lại đặt cược vào phát triển công nghệ mirrorless linh hoạt và thực dụng.
Khác với Canon và Nikon, Sony đã chọn con đường riêng với mirrorless. Dù Olympus và Samsung là những hãng tiên phong công nghệ này vào tháng 6/2009 và tháng 1/2010, nhưng chính họ mới là người tạo nên bước đột phá khi trình làng máy ảnh mirrorless đầu tiên tích hợp cảm biến chất lượng cao tháng 6/2010. Khi A7 ra mắt năm 2013, ngành camera bước sang trang mới.
https://cdn.uc.assets.prezly.com/92350ede-1e2f-47ce-ac22-ddc98e4a25ca/-/resize/1920/-/format/png/-/progressive/yes/-/quality/smart/
Bằng cách loại bỏ gương phản xạ, camera mirrorless của họ nhỏ và nhẹ hơn so với DSLR, mang đến tính di động cao mà vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh vượt trội nhờ công nghệ cảm biến hình ảnh hàng đầu thế giới. Khác biệt của công ty với phần còn lại của thị trường nằm ở công nghệ lõi bán dẫn.
Bây giờ, lãnh địa tin tức báo chí mà Canon và Nikon từng thống trị đã bị kẻ đến sau xâm chiếm không ít. Hồi tháng 6 năm nay, hãng thông tấn Reuters thông báo hợp tác với Sony, chuyển toàn bộ đồ nghề tác nghiệp của phóng viên quay phim sang Alpha 7S III và XDCAM Z280. Song, phóng viên vẫn có thể bổ sung thiết bị bên ngoài vào bộ đề nghề.
Trước Reuters, đã có nhiều đơn vị truyền thông khác ký hợp đồng với Sony, bao gồm USA Today, Gannett, Associated Press. Trong cuộc phỏng vấn với Nikkei, đại diện Canon xác nhận họ coi Sony là đối thủ lớn nhất chứ không phải ai khác. Phó Chủ tịch Canon, ông Tsuyoshi Tokura, đã gọi đây là đối thủ cạnh tranh lớn nhất và lưu ý R1 được thiết kế để giúp Canon duy trì vị trí dẫn đầu.
Quảng cáo
https://www.gtc.org.uk/media/im/Nicola-files/News/sponsor-news/Reuters-selects-Sony.jpg
Ít ai ngờ rằng họ lại có thể gặt hái thành công vang dội đến vậy. Ban đầu, dòng máy ảnh mirrorless của hãng chỉ được giới trẻ yêu thích, còn giới chuyên gia lại tỏ ra khá thờ ơ. Tuy nhiên, ưu thế kích thước giúp mirrorless dần ăn sâu vào phân khúc full-frame. Năm 2018, thị phần máy ảnh mirrorless full-frame tại Hàn Quốc đạt 29.9%, nhưng đến năm 2019 đã tăng vọt lên 50.2%. Trong bối cảnh thị trường ảm đạm, Sony đã tự mình tạo ra bước đột phá ngoạn mục, buộc Canon và Nikon phải tham gia vào cuộc đua mirrorless và khai tử công nghệ DSLR lỗi thời.
https://tinhte.vn/thread/canon-se-khong-lam-dslr-cao-cap-chuyen-sang-mirrorless.3456862/
https://tinhte.vn/thread/nikon-duoc-cho-la-da-tu-bo-the-gioi-d-slr.3540678/
Nhờ thành công của dòng máy ảnh mirrorless cùng nhiều yếu tố khác, hiệu suất kinh doanh tập đoàn đã được cải thiện đáng kể. Lợi nhuận kinh doanh trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2024 khoảng 8.5 tỷ USD. Kể từ khi ghi nhận có lãi trở lại vào năm 2014 sau thời gian dài suy thoái, lợi nhuận đã tăng gấp 20 lần trong vòng 10 năm. Camera cũng đang là mặt hàng điện tử có tốc độ tăng trưởng tốt nhất, đóng góp doanh thu đáng kể nhất thay cho TV trước đây.
https://tinhte.vn/thread/sony-fy2023-doanh-thu-cao-ky-luc-am-nhac-lai-to-nhat-ky-vong-ban-dan-dot-pha-loi-nhuan.3788573/
Bên cạnh đó, công ty còn sở hữu công nghệ cảm biến hình ảnh vượt trội, bộ phận được ví như "trái tim" trong máy ảnh, tạo bàn đạp thống lĩnh thị trường camera bằng việc đưa ra nhiều công nghệ đột phá. Làm chủ trái tim tức là họ cũng làm chủ nhịp đập thị trường.
Cảm biến hình ảnh, "trái tim" không thể thiếu trong camera lẫn smartphone ngày nay, chính là 1 trong các yếu tố cốt lõi giúp họ hồi sinh mạnh mẽ. Theo Techno Systems Research, ông lớn Nhật Bản đang thống lĩnh thị trường này với 55% thị phần, bỏ xa đối thủ xếp sau là Samsung (20%). Dự kiến, thị phần có thể tăng lên 60% vào năm 2025.
Nhu cầu về cảm biến hình ảnh Sony ngày càng tăng nhờ sự phục hồi của thị trường smartphone toàn cầu. Các hãng nghiên cứu thị trường dự đoán doanh số smartphone sẽ tăng khoảng 6% trong năm nay do người dùng nâng cấp thiết bị cũ lên smartphone AI. Các khách hàng chính bao gồm Apple, Xiaomi, OPPO, vivo,... Đặc biệt, dòng cảm biến LYT-900 type-1 của Sony nhận được sự ủng hộ lớn từ người dùng nhờ mang lại chất lượng nhiếp ảnh cải thiện vượt bậc so với trước.
Một chuyên gia trong ngành cho biết: "Mỗi chiếc smartphone đều cần nhiều cảm biến hình ảnh. Khi chức năng chụp ảnh quay phim ngày càng được chú ý thì vai trò của Sony càng trở nên quan trọng theo." Trong báo cáo tài chính, hãng cho biết lợi nhuận kinh doanh bán dẫn gồm cả cảm biến hình ảnh, đã tăng 40% nhờ doanh thu tăng và cắt giảm chi phí. Trong quý tài khóa gần nhất, bán dẫn ghi nhận lợi nhuận tăng gấp 3 lần nhờ doanh số cảm biến di động tăng, nhất là mẫu LYT-900.
Không chỉ dừng lại ở camera và smartphone, công ty còn đang nhắm đến thị trường cảm biến hình ảnh cho ô tô. Nhu cầu về camera hiệu suất cao có khả năng quét toàn cảnh môi trường xung quanh xe, phát hiện chướng ngại vật, đang gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó là thị trường camera giám sát an ninh và drone cũng ngày càng phát triển.
Để củng cố vị trí dẫn đầu trên thị trường cảm biến hình ảnh, công ty đang đẩy mạnh đầu tư. Họ quyết định hợp tác TSMC để xây dựng nhà máy sản xuất mới gần nhà máy trước đó ở tỉnh Kumamoto, Nhật Bản. Mua lại khu đất rộng 270,000 mét vuông tương đương diện tích 5 sân vận động Tokyo Dome, dự kiến khởi công trong năm nay và đi vào hoạt động sau 2025.