[The Big Picture] Fukushima – Bên trong khu vực cấm

levuongthinh
29/2/2012 8:53Phản hồi: 116
[The Big Picture] Fukushima – Bên trong khu vực cấm
Tháng Ba là thời điểm mà những người dân Nhật Bản, cũng như nhiều người khác trên thế giới nhớ về thảm hoạ động đất sóng thần khủng khiếp đã tàn phá miền Đông Bắc của đất nước mặt trời mọc, lấy đi sinh mạng của gần 20.000 người. Một năm đã trôi qua, công cuộc tái thiết đất nước đã bắt đầu cho thấy những sự hồi sinh. Tuy nhiên, vẫn có những nơi đang chìm trong sự yên lặng vì ảnh hưởng của phóng xạ rò rỉ. Sau đây là một số hình ảnh được chụp tại khu vực cấm xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f01_8110-001.jpg
Sau thảm họa động đất sóng thần ngày 11/03/2011, hàng chục ngàn người đã được lệnh phải đi sơ tán ra khỏi khu vực rò rỉ phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi, những bàn chân vẫn còn in dấu trên bùn đã khô.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f02_8110-002.jpg
Hai chú chó vờn nhau trên một con phố vắng lặng ở Okuma. Vào những ngày đầu tiên của cuộc khủng hoảng hạt nhân khu vực cấm đi lại còn có rất nhiều động vật và thú cưng như bò, heo, dê, chó, mèo, thậm chí là cả đà điểu châu Phi.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f03_8110-003.jpg

Ga nệm thường được xếp ngay ngắn và cất vào tủ vào mỗi buổi sáng. Thế nhưng những người dân nơi đây thậm chí còn không có cơ hội sắp xếp lại căn nhà của họ cho gọn gàng trước khi phải đi sơ tán. Phòng ngủ này ở Okuma, cách nhà máy điện hạt nhân bị rò rỉ khoảng 5km. Quan chức thị trấn đã cáo buộc công ty TEPCO về trách nhiệm thông báo với người dân về cuộc khủng hạt nhân.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f04_8110-006.jpg
Tại một phòng tập thể dục ở Hirono, người dân mặc trang phục bảo vệ trước khi được đưa trở về nhà của họ để lấy một vài món đồ nhỏ vì không có đủ chỗ để mang theo những thứ lớn.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f05_8110-004.jpg
Việc diễn tập sơ tán thường xuyên được tổ chức ở một đất nước hay bị động đất như Nhật Bản, vì thế khi thảm họa thật xảy ra trẻ em biết phải làm gì và hy vọng được trở lại sau vài ngày. Hàng tháng sau khi những cô cậu học sinh đi sơ tán, mọi thứ trong lớp học dường như vẫn ở yên chỗ cũ, những chiếc cặp sách làm bằng da có giá đến hàng trăm đô la Mỹ một cái, và là một trong những món tài sản có giá trị nhất của học sinh. Chúng gần như sẽ không bao giờ được sử dụng lại.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f06_8110-008.jpg
Một người đi sơ tán nằm nghỉ trong góc của cô trên sàn trung tâm hội nghị Big Palette. Các nơi trú ẩn khẩn câos thiếu thốn điều kiện vệ sinh cá nhân và bệnh tật có thể dễ dàng lây lan một cách nhanh chóng.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f07_12112169.jpg
Một con đường vắng lại bên trong khu vực cách ly do nhiễm phóng xạ quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi, ảnh chụp qua cửa sổ một chiếc xe buýt ở gần Okuma, Nhật Bản, 12/11/2011.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f08_12112383.jpg
Một cánh đồng khô cháy và căn nhà bỏ hoang trong khu vực cách ly do nhiễm phóng xạ quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi, gần Okuma, 12/11/2011.

Quảng cáo



http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f09_12112391.jpg
Một khu dân cư hoang vắng ở khu vực gần Okuma, 12/11/2011.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f10_12112151.jpg
Lò phản ứng số 5 và số 6 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi nhìn qua cửa sổ một chiếc xe buýt ở Futaba, Nhật Bản, 12/11/2011. Cơ quan truyền thông được cho phép đi vào khu vực nhà máy điện bị hư hại lần đầu tiên để xem khung cảnh mọi thứ bị tàn phá 8 tháng sau trận động đất sóng thần.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f11_11215824.jpg
Toà nhà lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi bị hư hỏng nặng sau cơn sóng thần, ảnh chụp ở Okuma, 12/11/2011.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f12_11217537.jpg
Ảnh chụp cận cảnh lò phản ứng số 4 chụp qua cửa sổ xe buýt ở Okuma, 12/11/2011.

Quảng cáo



http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f13_11115718.jpg
Các công nhân trong trang phục bảo vệ đang bước vào khu vực kiểm tra phóng xạ sau khi đến J-Village, một trung tâm đào tạo bóng đá hiện đã trở thành văn phòng điều hành cuộc chiếc chống lại thảm hoạ hạt nhân tại nhà máy Fukushima Dai-ichi, 11/11/2011.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f14_12110338.jpg
Một công nhân của Công ty điện lực Tokyo TEPCO đeo túi nylon bảo vệ vào đôi giày của anh tại trung tâm điều hành khẩn cấp ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi, Okuma, Nhật Bản, 12/11/2011.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f15_11219134.jpg
Các nhân viên của công ty TEPCO và phóng viên Nhật Bản đi ngang một con đê chắn sóng biển vừa mới làm xong ở kế bên nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-chi, 12/11/2011.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f16_11215673.jpg
Một phần hư hỏng nặng ở nhà máy Fukushima, chụp qua cửa sổ xe buýt ở Okuma, 12/11/2011.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f17_20101507.jpg
Các công nhân trong trang phục bảo vệ và đeo mặt nạ đang đứng xếp hàng để chờ vào trung tâm điều hành khẩn cấp ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f18_11219820.jpg
Những hư hỏng bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi, ở Okuma, 12/11/2011.

http://cdn.theatlantic.com/static/infocus/NGMFukushima120511/s_f20_11112830.jpg
Một công nhân đang được kiểm tra phóng xạ sau khi cởi bỏ áo bảo vệ mặc lúc đến J-Village, gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi bị hư hại do sóng thần, 11/11/2011.

116 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

qua trận động đất ta thấy được sự ý thức và tự giác của người nhật:

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/03/20/m4_1.jpghttp://images.timnhanh.com/blog/20110320/image/nhat-7.jpg
trật tự xếp hàng lấy thức ăn, nước uống dù đang thiếu thốn đủ bề.


http://images.timnhanh.com/blog/20110320/image/an 2.jpg
Lễ hội đền Trần ở ta, ở đó mọi người cố chen lấn xô đẩy để cướp được 1 cái ấn - phương tiên thỏa mãn giấc mộng phù hoa
pntango
ĐẠI BÀNG
13 năm
Quả so sánh này của bác nặng đô quá?!
ý thức người dân hình thành khi có chính phủ tốt.chính phủ nói lo được đồ ăn thức uống cho toàn bộ người bị nạn được thì chả việc j người ta phải chen lấn.ở mình.nhà nước có làm được cái cc j đâu mà đòi hỏi người dân phải trật tự như vậy.chen lấn chẳng qua là bản năng sinh tồn mà thôi.đạp thằng khác xuống thì mình mới đứng lên được.mình thì cái j cũng đổ hết cho dân :|
tớ mặc áo trắng này các đồng chí !hehe

Thế thì Nhật mới là nền kinh tế thứ 3 thế giới, còn VN ta mới xếp hạng có 3 con số. Cần phải cố gắng nhiều
quang9326
TÍCH CỰC
13 năm
Thảm họa là thế. Nhưng con người Nhật bản đã đứng lên ngoạn mục 😃
Bà viết hay quá.....nè thì 30 kí tự
Comment tinh tế chút đi bạn, không đủ 30 kí tự thì đừng comment làm gì, chả tinh tế chút nào cả.
Có cố gắng là có may mắn ^^

Sent from my GT-N7000 using Tinh tế
May mắn chỉ đến khi ta "hành động"
Đúng là tang thương cho sứ hoa anh đào

Gửi từ NOKIA 8250 của tôi, sử dụng ứng dụng Tinh tế
nikuson
TÍCH CỰC
13 năm
nhớ hồi đó đi học og thầy có lần nói : Trái đất giống như 1 quả trứng, có chỗ dầy, có chỗ mỏng. Vn là 1 trong những nước may mắn có vị trị địa lý nằm ở phần dầy nên ít khi xảy ra thiên tai, động đất, núi lửa, sóng thần... hy vọng nó sẽ không bao h xảy ra hết 😃
Việt Nam mà thế này thì sau con số 20k người chết vì thiên tai, sẽ có thêm 40k người chết vì chen lấn, xô đẩy và tranh giành.....
Khâm phục tinh thần của người Nhật
Thật sự rất khâm phục tinh thần của người Nhật. 😃
Một năm đã qua rồi .. rồi thời gian sẽ trôi qua nhanh thôi ...

Dù sao cả thế giới đã và luôn khâm phục người Nhật ...
Thực sự mình rất cảm phục người nhật, bởi vì họ có ý thức cao và sự nỗ lực đứng lên của họ. Tuy đất nước họ nhỏ và bị nhiều thiên tai nhưng họ vẫn cố gắng và là một cường quốc chỉ đứng sau Mĩ thôi
DThang0612
ĐẠI BÀNG
13 năm
Người nhật thật là mạnh mẽ . Họ thật đoàn kết .
Đằng sau sự hoang tàn đổ nát là sức mạnh vươn lên của một dân tộc, một lòng tự tôn dân tộc và một ý trí quật cường, nhật bản đi lên từ chế độ thiên hoàng, trải qua tàn phá của chiến tranh, rồi giờ đây là động đất sóng thần nhưng họ vẫn đứng vững thật đáng khâm phục
không có ai điếc không sợ súng đến đó chôm đồ nhỉ ;))
Ko biết nói gì hơn trước những mất mát và sự kiên cường của ng` Nhật trong thảm họa. Bất giác chợt nhớ đến bài phát biểu của TGĐ cty mình chia buồn cùng Sony và Nhật Bản sau sự kiện 11/3:


Vẫn thán phục tinh thần của con người Nhật. Giá mà con người VN ta nhìn vào đó mà học hỏi được chút ít. Cảm ơn vì bài viết đã cho chúng ta thấy rõ hơn về sự khó khăn của nước Nhật sau thảm họa. Và ý trí vươn lên của Nhật Bản.
Nếu ở VN thì sẽ chen lấn chạy loạn, hôi của, than trời than phật đòi cứu khổ cứu nạn, ....
vn là thế...xảy ra ở vn chắc vn trở về thời kỳ đồ đá @@ khâm phục japan thật 😁
dù thảm họa những Nhật bản vẫn sạch hơn việt nam nghìn lần!hix

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019