Vào năm 2010, các nhà thiên văn học tại Đại học California ở Santa Cruz (UCSC) đã thông báo phát hiện thêm một hành tinh có khả năng có sự sống mang tên Gliese 581g quanh quanh ngôi sao Gliese 581. Rất tiếc, các nghiên cứu của nhóm HARPS tại Đài thiên Văn Geneva lại không xác nhận dữ liệu về sự tồn tại của nó. Do đó, người đã đặt ra một dấu hỏi lớn về sự tồn tại của hành tinh này. Tuy nhiên, sau gần 2 năm quan sát và đo đạc thêm các nhà khoa học tại USCS đã bổ sung thêm các bằng chứng vững chắc để khẳng định kết quả trước đây của họ.
Sử dụng các phương pháp phân tích mới, đồng thời kết hợp dữ liệu của HARPS và đài thiên văn W. M. Keck, các nhà khoa học tại UCSC cho biết sai số trong tính toán mô phỏng vả xử lý số liệu False Alarm Probabilit so với giá trị thực tế trong nghiên cứu mới nhất của họ đã nhở hơn 4%, một giá trị lý tưởng trong lĩnh vực này. Công trình vừa được công bố Astronomical Notes cũng khẳng định tất cả các hành tinh quay quanh ngôi sao Gliese 581 theo các quỹ đạo tròn chứ không phải các quỹ đạo hình elip như các thiên thể trong hệ Mặt Trời.
Trở lại với các thông tin liên quan tới Gliese 581g, nhóm nghiên cứu UCSC cho biết, họ xác định được khối lượng tối thiểu hành tinh này gấp 2,2 lần lần Trái Đất, trong khi bán kính của nó không nhỏ hơn 1,5 lần bán kính Địa Cầu, tức khoảng 10.000 km. Được biết, bán kính quỹ đạo của Gliese 581g vào khoảng 0,13 đơn vị thiên văn (khoảng 19,447,740 km) do đó nó nằm hoàn toàn trong vùng có sự sống bao quanh một ngôi sao. Tuy có ở rất gần sao trung tâm so với khoảng cách Trái Đât-Mặt Trời, Gliese 581g vẫn nhận được một mật độ ánh sáng tương đương với với mật độ ánh sáng mà Mặt Trời chiếu xuống hành tinh xanh của chúng ta do ngôi sao mà nó quanh quanh chỉ là một sao lùn đỏ với năng lượng hạt nhân đã cạn dần. Nếu xếp thang xác suât tồn tại sự sống giống của các địa điểm trong vũ trụ từ 0 tới 1 (1 cho Trái Đât), Gliese 581 sẽ nhận điểm 0,92, mức điểm cao hơn ứng viên Gliese 677Cc vừa được phát hiện năm ngoái, và là thiên thể có khả năng tồn tại sự sống cao nhất từng được phát hiện
Với thông tin từ UCSC, cho tới nay, ngoài Trái Đất (tất nhiên roài) chúng ta đã biết tổng cộng 6 hành tinh có khả năng tồn tại sự sống trong vũ trụ, bao gồm:
- Gliese 581g: 0,92
- Gliese 677C c: 0,85
- Kepler 22-b: 0,81
- HD 85512 b: 0,77
- Glipse 851d: 0,72
- Sao Hỏa: 0,66
Nguồn: ArXiv.org