Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - Bệnh thường gặp.

letruonght89
27/4/2022 7:53Phản hồi: 1
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh không còn quá xa lạ. Tuy nhiên triệu chứng bệnh như nào? bệnh có thể gây nên những biến chứng gì? thì không phải ai cũng biết.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

  • Theo cấu tạo giải phẫu, cơ thể con người có từ 32 - 34 đốt sống, chia thành 5 nhóm. Bao gồm: 7 đốt sống cổ (ký hiệu từ C1 – C7), 12 đốt sống lưng (ký hiệu từ D1 – D12), 5 đốt sống thắt lưng (ký hiệu từ L1 – L5), 5 đốt sống hông (ký hiệu từ S1 – S5) và 3 -5 đốt sống cụt.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống ở vị trí đốt sống thắt lưng L1-L5 thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng bao xơ. Phần nhân nhầy đi theo vết nứt từ vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống gây ra tổn thương, tạo nên những cơn đau đớn dữ dội cho người bệnh.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

  • Do tuổi tác: Tuổi càng cao xương khớp càng trở nên lão hóa và càng dễ mắc các bệnh về xương khớp.
  • Trong đó vị trí cột sống thắt lưng L4, L5 là vị trí phải chịu sức nặng toàn bộ cơ thể vì vậy sẽ lão hóa nhanh chóng và bị bào mòn, mất nước dễ dàng bị thoát vị.
  • Do thói quen sinh hoạt: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể xảy ra do những thói quen sinh hoạt như: Đứng, ngồi một chỗ quá lâu, ngồi cong vẹo cột sống, sai tư thế, nhấc vật lên đột ngột, tập thể dục không đúng cách...
  • Chấn thương: Các tai nạn trong quá trình lao động, sinh hoạt, tham gia giao thông, chơi thể thao…tạo nên các chấn thương vùng cột sống có thể khiến bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy đĩa đệm thoát vị ra ngoài.
  • Do yếu tố di truyền, bệnh cột sống bẩm sinh: Những bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai cột sống, vẹo cột sống, gù cột sống,… cũng có thể biến chứng thành thoát vị đĩa đệm.
  • Đặc thù công việc, nghề nghiệp: Một số công việc đặc thù như người lao động chân tay thường xuyên bê vác nặng, người làm văn phòng, lái xe…phải ngồi trong thời gian dài khiến vùng lưng phải chịu lực trong thời gian dài dẫn đến tổn thương cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
  • Do chế độ dinh dưỡng: Ăn uống thiếu chất, bổ xung dinh dưỡng lệch lạc khiến xương khớp không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng là nguyên nhân gây thoát vị đia đệm cột sống thắt lưng.
  • Do thừa cân, béo phì: Người thừa cân béo phì khiến xương cột sống phải chịu tải vượt quá khả năng cho phép dẫn đến những chấn thương, từ đó tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nghiên cứu cho thấy người thừa cân béo phì có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cao gấp 12 lần người bình thường.
Tìm hiểu thêm về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và cách điều trị

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xuất hiện một số dấu hiệu đặc trưng như sau:
  • Cơn đau tại vị trí thắt lưng
  • Đau hông, đùi, chân: Cơn đau xuất phát từ vị trí thắt lưng, đau lan xuống hông, mông, đùi, bắp chân đến các ngón chân.
  • Cảm giác tê bì hoặc ngứa ran: Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy tê bì hoặc ngứa ran từ phần thắt lưng trở xuống, đặc biệt là đau tê ở mông, đùi, bắp chân, ngón chân.
  • Yếu cơ bắp chi dưới: Khi bệnh đã trở nặng các chức năng của cơ bắp sẽ bị suy giảm gây yếu cơ, teo cơ khiến người bệnh dễ bị vấp ngã trong khi di chuyển, suy giảm khả năng vận động, trường hợp nặng nặng nhất người bệnh có thể bại liệt.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
  • Đau rễ thần kinh: Bệnh tác động đến các rễ thần kinh, có thể biến chứng thành đau thần kinh tọa gây ra những cơn đau với tần suất, mức độ ngày càng tăng.
  • Rối loạn cảm giác: Khi rễ thần kinh bị tổn thương sẽ khiến cho phần da tại khu vực này bị rối loạn cảm giác nóng, lạnh.
  • Rối loạn bài tiết: Người bệnh có thể xuất hiện hội chứng chùm đuôi ngựa, bí tiểu hoặc tiểu tiện không kiểm soát.
  • Bại liệt chi dưới: Tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến cho hai chân bị tê yếu, thậm chí bại liệt. Đây là biến chứng nặng nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Tìm hiểu thêm về: Thoát vị đĩa đệm khi mang thai và sau khi sinh.
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh không còn quá xa lạ

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019