Thử Resident Evil Village trên Apple Silicon: Capcom đã gọi, các hãng game khác nghe rõ trả lời!

P.W
2/11/2022 3:46Phản hồi: 148
Thử Resident Evil Village trên Apple Silicon: Capcom đã gọi, các hãng game khác nghe rõ trả lời!
Cuối cùng thì lời hứa kể từ khi Apple ra mắt thế hệ chip M2 cùng những chiếc MacBook Air mới cũng đã thành hiện thực. Ngày 28/10 vừa rồi, Resident Evil Village phiên bản dành cho macOS đã được phát hành, bên cạnh bản xử lý trên máy chủ đám mây cho anh em xài Nintendo Switch. Phiên bản này được phát triển dựa trên sự hỗ trợ API đồ họa Metal của macOS, thông qua bộ engine người Nhật Bản tự phát triển, RE Engine. Nhưng quan trọng hơn, đấy là một trò chơi được người Nhật tạo ra chỉ phục vụ cho những thế hệ chip Apple Silicon.

Điều này tức là muốn chơi trò này trên macOS, anh em sẽ phải sở hữu máy tính trang bị chip M1 trở lên.



Giờ ai cũng đem Apple Silicon, cả hiệu năng CPU lẫn GPU của những thế hệ chip M1 hay M2 ra so sánh với chip x86. Nếu so sánh benchmark hay những phần mềm làm việc như Adobe Premiere Pro chán rồi, thì có lý do gì chúng ta không đem Apple Silicon ra để thử nghiệm khả năng chơi game?

Để giải quyết câu hỏi này, tụi mình làm một setup để vừa thử nghiệm hiệu năng, vừa ghi lại những hình ảnh trực tiếp từ trò chơi. Chiếc máy tính được chọn để chạy Resident Evil Village là MacBook Pro 14-inch, trang bị chip M1 Max, 10 nhân CPU, 32 nhân GPU, 64GB Unified RAM cho cả CPU lẫn GPU. Nói cách khác, ngoại trừ SSD 2TB ra, đây là tùy chọn cao nhất anh em có thể mua với thế hệ MacBook Pro ra mắt cuối năm 2021.


[​IMG]
Screenshot 2022-11-02 at 15.59.53.png

Nguồn hình xuất trực tiếp từ cổng HDMI của máy vào capture card 4K60 Pro.

Sau đó mình chỉnh trong phần tùy chọn của máy MacBook để hiển thị ưu tiên capture card, cho phép hiển thị ở độ phân giải 3840x2160 pixel, để ép máy phải chạy ở độ phân giải mong muốn.

Lý do cho việc đó là nếu không bắt MacBook Pro xử lý hình ảnh ở độ phân giải 4K, vào game, Resident Evil Village vẫn sẽ render ở tỷ lệ 16:9, với hai cái black bar cho hợp với màn hình 16:10 lại còn có cả tai thỏ của chiếc máy. Nếu ghi hình ở độ phân giải gốc của màn hình máy, 3024x1964 pixel, lúc ghi hình cho anh em xem sẽ bị zoom, rất khó chịu ở xung quanh clip, do hình ảnh ghi lại không khớp với độ phân giải 4K.

Và để đo đạc hiệu năng xử lý, tụi mình dùng công cụ debug có sẵn trong macOS để hiện ô thông tin hiển thị tốc độ khung hình.

Screenshot 2022-11-01 at 21.17.jpg

Đầu tiên phải thừa nhận, nhờ bộ engine hỗ trợ API Metal của Apple, Capcom đã có thể tạo ra một bản port Resident Evil Village với gần như đầy đủ mọi tính năng đồ họa cho anh em tùy chỉnh, và thậm chí còn có cả thước đo chất lượng của từng khía cạnh của đồ họa game, từ chất lượng bề mặt vật thể, hiệu ứng ánh sáng, v.v… Tuy nhiên trong trường hợp của mình, tùy chọn bật ray tracing bị bôi đen, không thể bật lên được, có lẽ lý do đơn giản là vì GPU của M1 Max không hỗ trợ. Biết đâu tới thế hệ M2 Max hay M2 Ultra, API Metal sẽ hỗ trợ ray tracing thời gian thực, hệt như cách anh em chơi game trên card đồ họa của Nvidia?

Quảng cáo


Một yếu tố khác phải đề cập, đó là dù có tới 64GB RAM cho cả CPU lẫn GPU, nhưng Resident Evil Village chỉ giới hạn tối đa 10GB RAM cho GPU xử lý hiệu ứng đồ họa. Vậy là mình dừng lại ở tùy chọn Balanced, hầu hết mọi tùy chọn ở mức Medium khi thử nghiệm game ở độ phân giải 4K.

Screenshot 2022-11-01 at 21.19.jpg

“Ngôi sao” của API Metal khi chơi điện tử có lẽ chính là tính năng MetalFX Upscaling. Apple đã tạo ra một giải pháp nâng cấp độ phân giải cũng như chất lượng hình ảnh trong game hệt như những gì Nvidia làm được với DLSS, như AMD làm được với FSR, hay Intel với tính năng XeSS. Đấy là về mặt thực tế sử dụng. Apple không thấy nói tính năng này ứng dụng nhân Neural Engine trên Apple Silicon, nên khá chắc đây không phải một dạng nâng cấp hình ảnh dựa vào dữ liệu có sẵn, bỏ vào trong nhân xử lý machine learning để tạo ra những khung hình ở độ phân giải cao.

Thực tế thì giải pháp MetalFX Upscaling có vẻ giống hệt như FSR của AMD. CPU và GPU sẽ render ra những khung hình ở độ phân giải thấp hơn con số mong muốn, rồi sau đó chạy thuật toán nâng chi tiết trong khung hình ấy lên cho đủ số pixel mong muốn. Đấy chính là lý do áp dụng MetalFX Upscaling càng sâu, chất lượng hình ảnh sẽ càng thấp.

Như những hình ảnh trong clip anh em xem ở trên, ấn tượng nhất có lẽ là tùy chọn Quality. So với việc để game chạy native 4K, chất lượng hình ảnh không có sự sụt giảm rõ rệt. Từng bề mặt vật thể vẫn nét căng, nhưng tốc độ khung hình thì tăng gấp đôi, rất đáng nể.

re8_applesilicon-1.jpg

Quảng cáo


Tuy nhiên như những gì anh em có thể thấy ở ô debug hiển thị FPS nhỏ xíu ở góc trên bên phải màn hình game, ở độ phân giải 4K, kết hợp cả MetalFX Upscaling, con chip M1 Max dù có đủ 32 nhân GPU vẫn cảm thấy bị vắt đến hết giới hạn. Tốc độ khung hình ở ngôi làng lúc đầu game loanh quanh mạn 48 đến 62 FPS, thường ổn định ở ngưỡng 56 FPS, tức là chưa chạm được tới ngưỡng ổn định trên 60 FPS để chơi mượt game. Con số này khi chơi game ở chế độ render native chỉ là 24 đến 28 FPS mà thôi.

Cũng vì chiếc màn hình của MacBook Pro 14-inch có tần số quét 120Hz, nên đôi khi khung hình ổn định nhưng chơi vẫn hơi khựng vì tốc độ khung hình không chia hết cho tần số quét. Còn lúc anh em xem trong clip thì vẫn mượt lắm.

Screenshot 2022-11-01 at 21.18.jpg

Xin phép nhắc lại, đây là Resident Evil Village, một trong những game đẹp nhất trên thị trường hiện giờ, chạy trên chiếc laptop người ta hay ví von là không chơi được game, ở độ phân giải 4K, tốc độ khung hình gần 60 FPS, thứ mà ngay cả nhiều cấu hình Windows cũng không làm được.
Nói đi thì cũng phải nói lại, chiếc laptop ở đây có giá ngót cả trăm triệu nếu mua ở thị trường Việt Nam. Ở mức giá đấy, nếu nói tới laptop gaming Windows, anh em sẽ kỳ vọng điều tương tự, chơi mượt game ở độ phân giải 4K.

Lấy ví dụ nhanh, là chiếc Asus ROG Strix SCAR 17 SE đi. Giá nó cũng ở tầm trăm triệu, sở hữu RTX 3080 Ti cùng Core i9-12950HX. Khi chơi cùng một tựa game, ở cùng độ phân giải, với sự hỗ trợ của DLSS, game lên được cỡ gần 100 FPS.

Screenshot 2022-11-01 at 21.23.jpg

Phép so sánh đấy nói lên được hai điều. Thứ nhất là khả năng tối ưu của RE Engine. Và thứ hai là hiệu năng của M1 Max, con chip tiêu thụ tối đa 110W, bên trong một chiếc laptop có thiết kế vẫn mỏng nhẹ, nếu đem so sánh với con quái vật mà Asus tạo ra, với CPU tiêu thụ 55W và GPU tiêu thụ tới 175W điện. Đương nhiên nhồi nhiều điện vào chip xử lý, hiệu năng cao hơn là lẽ bình thường. Và bản chất x86 vẫn là kiến trúc tập lệnh ổn nhất để chơi điện tử.

Vậy nên chúng ta hãy quay lại với chiếc MacBook Pro đi.

Khi chuyển chế độ MetalFX Upscaling từ Quality sang Performance, một bước nhảy nữa về tốc độ khung hình lại được thể hiện. Giờ Resident Evil Village ở độ phân giải 4K trên chiếc MacBook Pro M1 Max tạo ra từ 80 đến 90 FPS ở ngoài ngôi làng, nơi được coi là khu vực đòi hỏi sức mạnh phần cứng nhiều nhất trong toàn bộ trò chơi, vì nó không chỉ nhiều nhà cửa cây cối, mà còn thể hiện được cả những chi tiết xa tít tắp như lâu đài của bà thím Dimitrescu:

MetalFX.jpg

Đấy cũng chính là phép thử khiến chúng ta nhận ra không phải lúc nào MetalFX Upscaling cũng vận hành như ý muốn. Nhìn vào những đoạn so sánh ngắn, chúng ta có thể thấy chất lượng hình ảnh giống hệt như trên console khi những cỗ máy gaming dùng giải pháp checkerboard rendering để đạt độ phân giải mong muốn. Chi tiết cành cây vừa răng cưa, vừa thiếu chi tiết, rất khác với những lùm cây trơ trọi lá nhưng rậm rạp khi chơi game ở tùy chọn Quality hoặc tắt MetalFX Upscaling đi.



Vấn đề lại nằm ở chỗ, chỉ trên màn hình lớn, độ phân giải 4K để xem được rõ từng điểm ảnh trong những đoạn clip ghi lại cảnh chơi Resident Evil Village, chúng ta mới thấy những chênh lệch rõ rệt về chất lượng hình ảnh giữa hai chế độ nâng cấp hình ảnh Quality và Performance. Đừng quên rằng chiếc máy tính dùng để xử lý trò chơi này chỉ có màn hình 14 inch mà thôi. Nhìn nhanh để tập trung chơi game, không nhiều anh em sẽ để ý đến điều đó.

Điều đó đưa chúng ta đến với một phép thử tiếp theo, đó là 14 inch thì chơi game ở độ phân giải 2K vẫn đẹp. Đến lúc ấy, con quái vật mang tên M1 Max mới thức giấc. Chọn lại độ phân giải xử lý game ở mức 2560x1440 pixel, rồi đẩy hết chất lượng đồ họa game lên, kéo gói texture dữ liệu game lên ngưỡng 4GB để không tràn RAM GPU, rồi đặt MetalFX Upscaling là Quality. Kết quả, dạo chơi trong lâu đài của ma cà rồng, FPS không bao giờ tụt xuống dưới mức 100 FPS, thường dao động từ 130 đến 150 FPS tùy cảnh.

Tinhte_RE2.jpg

Nhìn những hình ảnh chụp lại từ game, và với dung lượng hơn 27GB của trò chơi, Resident Evil Village trên macOS hoàn toàn không thua kém bất kỳ phiên bản nào khác trên PS5 hay PC. Khác biệt, hay đúng hơn là thứ khiến chúng ta ấn tượng ở đây là cách Apple hợp tác với Capcom để tối ưu cách RE Engine xử lý game thông qua API Metal, tận dụng từng chút hiệu năng mà Apple Silicon có thể đem lại, để có những khung hình tuyệt đẹp.

Từ hiệu ứng ánh sáng, đến đổ bóng, hay cách từng khối hình nổi bật lên khi ánh sáng chiếu vào, và quan trọng nhất là chất lượng texture phủ lên những hình khối ảo, Resident Evil Village trên macOS hoàn toàn không phải một phiên bản “hạ chất lượng cho mượt”. Vấn đề chỉ là chọn ra chất lượng đồ họa phù hợp với từng chiếc máy trang bị chip M1 hay M2 để chơi game mượt nhất mà thôi.

[​IMG]

Và mọi phân tích kể trên đều đưa chúng ta đến với hai thực tế.

Một là Apple Silicon thừa đủ khả năng xử lý những trò chơi đẹp nhất trên thị trường. Nó làm được như vậy trong khi chỉ ăn có 110W điện, xét riêng phiên bản M1 Max mà mình trải nghiệm. Anh em gamer thường không quan tâm đến điện năng tiêu thụ lúc chơi điện tử. Thành ra những dàn PC ăn từ 700 đến cả ngàn watt điện là chuyện bình thường. M1 Max với Resident Evil Village đã chứng minh rằng hoàn toàn đủ khả năng tạo ra những con chip xử lý với tỷ lệ hiệu năng trên điện năng tiêu thụ ở mức lý tưởng. Đấy chính là mục tiêu mà cả ngành đang chạy đua để đạt được, cũng như cải thiện qua từng thế hệ chip.

re8_applesilicon-3.jpg

Nhưng, thực tế thứ hai nó giống như câu chuyện con gà quả trứng không hồi kết. Apple Silicon ngon như thế mà không có game? Điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng game. Họ có chịu bỏ cả ba thứ, sức người, sức của và thời gian như Capcom để tối ưu game của họ ở tầng engine, hỗ trợ tốt nhất API Metal, tận dụng tối đa sức mạnh của chip Apple phát triển cho máy Mac hay không? Nền tảng phần cứng đã có, và đã được chứng minh rất rõ ràng thông qua ví dụ của Resident Evil Village rồi. Giờ chỉ cần các hãng game chịu port những bom tấn của họ lên macOS ARM mà thôi.

Vậy cho nên, Capcom và Apple đã lên tiếng rồi, các hãng game khác nếu nghe thấy thì xin hãy trả lời!

Hãy mạnh dạn chia sẻ review về một món đồ, một dịch vụ mà bạn thấy hài lòng nhé. Thông tin của bạn giúp được cho rất rất nhiều người luôn đó, cảm ơn bạn trước :x

148 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

1 cú tát vào mặt những thằng bảo Mac không chơi được game
@Methylamine Nó k chơi dc là do táo k muốn làm thôi. Chứ khả năng tối ưu đồng bộ thì táo số 2 k ai dám nhận 1. Cũng như pin hay Ram của táo thấp hơn thậm chí 50% vẫn cho hiệu năng ngang ngửa hay tốt hơn đấy thôi. Chỉ là mấy đứa anti bất chấp thì chịu rồi😃
@Methylamine Mac chơi game làm gì =]]], chơi không đã
@greatmen88 Đúng chính xác , bỏ hơn nữa trăm triệu ra để chơi con game ko kéo dc 60fps mà còn game cũ nữa ... tranh giải khổ dâm ???
Intel, AMD, nVidia bắt đầu run sợ rồi, đế chế gaming x64+dGPU trước sau gì cũng sụp đổ 😃
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 Cơ bản là Mac nó đắt, ít người dùng.
Bộ Mac Studio m1 max 64GB kèm màn hình bèo nhèo cũng hết chừng 70-80tr đó.
Giá đó mua 3090 thì nó được gấp đôi số fps 🙂

Xưa nay Mac có hạn chế gì việc làm game đâu. Chẳng qua tốn tiền mà khó kiếm lại nên không hãng nào làm thôi.
vtkhang
ĐẠI BÀNG
2 năm
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 Nvidia sợ quá, bị dí sát đít rồi.
@Nguyệt Thần với cả trên mac chơi mấy game nhẹ nhàng trên appstore nhìn ok chứ chơi mấy game hardcore AAA kiểu này nhìn cứ sao sao 😆
@crazywin Vỏ, thiết kế nó mỏng manh nhìn kiểu không hợp với games =))))
Các hãng game khác:

go phúc yourself. Việc éo tao phải nghe lời mày gọi. 🤣 Muốn Port game thì bảo Apple nôn tiền ra đây tao làm cho.

Còn đang bận tối ưu game next gen cho Xbox Series S sml đây này. Mịe máy chơi game qq j phần cứng cùi éo tả đc.
@Carl thời Vita ra mắt thì iphone tuổi nào chơi game sánh lại? Rồi Vita nó ko ra thế hệ tiếp theo nữa, iphone mới ra ầm ầm còn muốn đi so sánh với Vita cả chục năm tuổi à?
@dmaingoc2009 Đối với ios là nặng quá rồi
dmaingoc2009
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Manhtoan112 thì bởi nó mới lên mac os nổi đó bác, nói chung thì game trên mac cho mấy bác đổi gió lúc cày deadline miết thôi chứ nó k phải là ưu tiên chơi game, cãi nhau mãi kakak
@AmbitiousMan Tôi vẫn thích ôm mac, làm việc học hành, chill chill 😁, chức mac chơi game nhìn đã không thích rồi, chả có gì toát lên cái không khí gaming cả.
có vẻ vẫn là không ăn thua so với cái máy 100tr bên Windows. Việc phát hành game trên PS, Pc, Xbox đã vất vả rồi lại thêm MacOS nữa thì thôi 😆 không thơm, Apple chắc phải xì tiền dụ Capcom
@D.H.17 Thị phần sẽ nói lên tất cả. Như chợ App IOs, muốn hít cũng khó có cửa đề vào chứ lúc đó sẽ bớt chảnh. Việc hiện tại của mảng máy tính thì Apple tiếp tục phát triển nữa thì không có lý do gì mà các hãng làm game ko tự động chạy về Apple vì lượng người dùng khá... ngu và đông đảo... theo các fan hãng khác là như vậy =))

Mình ko chơi game và đang hóng macbook 14 M2 Max, còn PC thì nhà có con build cũng khá lâu rồi để lướt tinhte chém gió + coi giá chứng khoán nên về game thì coi như mù ko biết gì.
@D.H.17 Có nhầm không, game là do hãng làm, MS với Sony thì phát hành được bao nhiêu game đỉnh? Hết hợp đồng phát hành độc quyền rồi thì port thoải mái kiếm tiền thôi
@finalmagic Cứ nhìn hãng con của 2 thằng này là biết có bao nhiêu game đỉnh b ạ. Bọn nó thầu gần hết dòng game đỉnh rồi còn đâu
@finalmagic 2 thằng này chủ của nhiều studios game đó bạn 😆 cổ phần ở EA hay Epic,.. cũng có luôn hay sao đó
coldmonkey
ĐẠI BÀNG
2 năm
Steamdeck chơi RE Village cũng mượt, và ăn điện thấp hơn Mac vài lần, nhưng đã chơi ở độ mượt và chất lượng của gaming PC rồi thì khẩu vị của gamer lâu năm chỉ so sánh từ đó trở lên thôi, không thỏa hiệp đâu.
@coldmonkey Mượt là mượt thế nào, cấu hình ra sao. Độ phân giải thế nào. Đang xài deck luôn đây, chạy re 2 mà bật hiệu ứng đổ bóng là tụt từ ổn định 55 fps còn 25 fps. Mà còn chạy ở độ phân giải HD. Máy win 100 củ chạy ok đó nhưng điều lạ là dù laptop di động nhưng vẫn phải cắm ổ điện mới bung hết được hiệu năng
@coldmonkey Chơi được 2 tiếng không mà bảo ăn thấp vài lần. Con mac này chắc nó chơi 4k 5 tiếng. Con steamdeck 720p low chắc mù mắt
@chavalier M1 max ultra gì đó cũng chỉ dám bật medium kết hợp với hạ độ pg tương tự FSR thì mới gồng nổi, chứ bật max đổ bóng thì lê lết ở 28fps ko chơi nổi kìa
@Nh0kluatjh đang mơ đấy à mà đòi chơi 4-5 tiếng. Chơi game nặng như này thì cũng chỉ 2 tiếng là căng.
Ko có Ray Tracing thì sao gọi đỉnh cao đc, cái quan trọng nhất thì ko có
Đợi M2 Max ra mắt đi, Ray Tracing 8K native không upsampling chỉ với 50W điện, thậm chí quạt còn không chạy. Tới đó Nvidia, AMD, PS5, Xbox lại chả đái ra quần!
@ntroppld Xong rồi gêm để chạy nhoét cái con chip ấy thì ai làm 😔
@ntroppld Ray tracing 8k native không upsampling với 50W điện, tôi nghĩ phải tầm M10 Messi may ra mới làm được ông ạ 🤣
@ntroppld tụi dev nó ko làm game cho Mac thì muốn đái cũng chả có nước mà đái lol
@thaiduy911 Hoang duong qua
Mong Apple ra 1 chiếc máy chơi game để Xbox và PS phải chạy theo 😁
@zThuaNguyen console muốn bằng Ps .chắc khó lắm..như Windows mảng PC..khó có thể thay thế được..vì nó quá khủng
@MAVISTA khó nhưng ko phải ko thể, chỉ đợi ai đó ngủ quên trên chiến thắng thì mất chỗ. Nokia là 1 ví dụ. Quay ngược thời gian 7 8 năm trước có ai ngờ sẽ có ngày cái hãng làm máy tính mà ít người xài lại dẫn top đầu mảng điện thoại 😆
@Doan Phu Hoa Theo lý thuyết là vậy nhưng thực tế thì MS là 1 tượng đài qua rất nhiều năm rồi. Mình xài song song Macos và Win 12 năm nay mà cảm giác xài win nó vẫn gọn lẹ hơn năng suất hơn
@Doan Phu Hoa Ví dụ gì thì ví dụ, cũng biết có lên có xuống nhưng bao lâu thì không rõ. Window hay công cụ tìm kiếm Google nó gọi là mặc định với nhiều người rồi, không phải sở thích hay không nữa.
Fortnite có hỗ trợ MetalFX ko ta :v
Không ăn thua nha 😆
ultratrung
TÍCH CỰC
2 năm
con chip này mà làm máy chơi game thì thôi rồi lun
Thay gì bỏ tiền 20tr chơi game, hãy bỏ 80tr chơi game 😆)
Ko ăn thua, trừ phi nó cho HĐH cài thoải mái, ko độc quyền trên máy Mac nữa. Tất nhiên máy Mac sẽ tối ưu hơn kiểu tiền nào của nấy.
@conan12a2 Đầy bác, bác vào hội pc gaming, cày giả lập, gần như toàn bộ dùng win tối ưu cho gaming để cày với chơi game mượt ko đấy, thị phần win lậu của VN và TQ lớn nhất thế giới mà bác bảo "thời giờ thời nào mà còn free" thì mình chịu
@TienMinhTran chắc cái hội bác chơi sao á, nhớ chục năm trước vào cty toàn phần mềm lậu. chứ 5 năm đỗ lại đây các cty và dự án mình làm qua thì máy full bản quyền, một con máy thì riêng bản quyền gấp mấy lần con máy rồi. mà hiếm lắm mình ra đường mới thấy ..... mà thực là lâu lắm rồi ko thấy nữa. à mà sẵn luôn bên mình chỉ đồ họa nặng như autodesk thôi nên bác cứ thử gõ xem tiền bản quyền bao nhiêu và Audobe nữa.
@TienMinhTran Mình ko muốn xài Mac bạn ơi. Bình tĩnh, ý mình là muốn game phổ biến trên Mac, thì phải làm như thằng Window là cho cài mọi máy.

Còn không thì Apple nó ra console riêng như PS, Xbox đi. Vì thị phần Mac quá nhỏ, mà người mua là doanh nhân, kỹ sư.... để làm việc thôi.
khoaqn0000
TÍCH CỰC
2 năm
@tribier Nếu Macbook Air bản rẻ nhất cũng chơi được thì thị phần không hề nhỏ đâu nhé. Đó là còn chưa kể tới iPad Air/Pro.
Chẳng hạn như No Man's Sky sẽ hỗ trợ cả iPadOS và MacOS. Chẳng qua là Capcom không muốn đưa game của họ lên iPad thôi.
Bạn cứ gọi khản cổ đi, không ai trả lời đâu. Chắc nịnh nọt Capcoms dữ lắm mới rặn ra được cái game này
Cơ bản là còn về thiết kế hiệu quả tản nhiệt khi chơi lâu dài macbook với apple đâu thiết kế cho những thứ đó
@window/macos/linux/android/ios Cậu xem Ipad, iphone cần quạt tản nhiệt không? Chip dòng M của Apple cũng thiết kế tương tự như của 2 dòng máy này nhưng hiệu năng cao hơn.
Chạy thì được rồi, ngon rồi. Vấn đề là các hãng game có chịu làm ko thì chưa biết.
@dualshoсk Apple làm công cụ chuyển đổi Engine, NXS chỉ việc import game vào công cụ. Nhấn nút Convert cái là xong, dễ y như đổi đuôi video là game nào cũng có =)) hehehe
So chi với con 3080Ti trên ASUS Strix SCAR chài?
Chỉ cần 1 con laptop chạy Ryzen 5600H đi với RTX 3060 chạy bật cả Ray Tracing với preset High cũng đạt tốc độ cỡ này ở 4K mà ăn đâu đó tổng cộng 140W điện thôi. Có nghĩa là mạnh hơn M1 Max mà ăn hơn khoảng 30W.
@lezardvn Ps5 nào 4k ray tracing? Chơi cyber punk bật ray tracing còn 30fps. Nhện đen ray tracing 30fps. Mua ps5 mà chơi đi cho biết đi bác chứ nó yếu vcl 🤣🤣🤣 chơi trò nào cũng phải tắt chế độ đồ hoạ cao để lấy 60fps đây. Tôi chơi từ khi giá máy còn đang 20tr 🤣 nạp 2 năm ps plus extra. 🤣🤣
@Nh0kluatjh ps5 la 4k upscale bac nhi, chu may yeu ko chay dc 4k native dau
@Zhyper Uk đúng rồi bác. 2k upscale lên chứ ps5 yếu nhớt làm sao chạy được 4k. Nói chung em đang chơi thấy hài lòng không vấn đề gì hìh ảnh lung linh
Trả lời nhanh không mất lượt

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019