Tìm hiểu về các chuẩn ổ cứng SSD, eMMC trong các máy Surface!

tranlong255
27/7/2023 13:38Phản hồi: 2
Tìm hiểu về các chuẩn ổ cứng SSD, eMMC trong các máy Surface!
Chắc các bạn đã không còn lạ lẫm gì với ổ cứng SSD sử dụng trên các thiết bị Surface hiện đại ngày nay. Thế nhưng các bạn cũng thấy một số sản phẩm giá rẻ như Surface Laptop Go hay Surface Go có thêm tùy chọn ổ cứng eMMC - một tiêu chuẩn lưu trữ đã khá lâu đời và từng xuất hiện trên các thiết bị Surface ngày xưa như Surface 3. Vậy eMMC là gì? Và bạn đã thực sự hiểu về SSD hay chưa? Hãy cùng chúng tôi Tìm hiểu về các chuẩn ổ cứng được sử dụng trong các máy Surface nhé!




1/ Bộ nhớ eMMC là gì?
eMMC là viết tắt của “embedded Multi-Media Controller” - nghĩa là “bộ điều khiển đa phương tiện nhúng” - bao gồm bộ nhớ flash và bộ điều khiển bộ nhớ flash được tích hợp trên cùng một khuôn silicon.



eMMC thực ra là một “giải pháp” kết hợp 3 thành phần: giao diện MMC (thẻ nhớ đa phương tiện), bộ nhớ flash và bộ điều khiển flash.
Ngày xưa, các bộ lưu trữ MMC đòi hỏi một bộ điều khiển chuyên dụng để quản lý việc đọc và ghi dữ liệu, kiểm soát bởi CPU. Tuy nhiên, khi mật độ lưu trữ tăng lên đáng kể, việc bộ điều khiển tách rời với bộ nhớ khiến cho sự kết hợp này trở nên kém hiệu quả. Do đó, eMMC ra đời để bộ điều khiển tích hợp luôn vào khuôn silicon cùng với bộ nhớ flash. Từ đây giúp cho tốc độ thực thi được cải thiện lên đáng kể.

Bộ nhớ eMMC thường được tìm thấy trên điện thoại và các loại máy tính bảng, máy tính xách tay giá rẻ. Phần “được nhúng” (embedded) xuất phát từ thực tế rằng bộ nhớ này thường được hàn trực tiếp vào bo mạch chủ của thiết bị.



Tiêu chuẩn cao nhất hiện nay của bộ nhớ eMMC là v5.1A, có thể truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 400MB/giây, tương đương với tốc độ của SSD SATA. Tuy nhiên, bộ nhớ eMMC thường hoạt động với ít lane - làn - bộ nhớ hơn so với SSD, đồng nghĩa với việc nó có thể truyền dữ liệu ở tốc độ tương đương, nhưng không thể cùng lúc truyền dung lượng lớn.



Những chiếc laptop giá rẻ thường đi kèm bộ nhớ eMMC dung lượng 32GB hoặc 64GB, nhưng đôi khi cũng sẽ có các phiên bản 128GB và 256GB. Bởi vì bộ nhớ eMMC hoạt động trơn tru đối với các loại tệp có kích thước nhỏ với mức giá rất hợp lý. Nhưng nếu thường làm việc với file có kích thước lớn, người dùng nên ưu tiên sử dụng thiết bị có ổ cứng SSD.

2/ SSD là gì?
SSD - Solid State Drive - là ổ cứng thể rắn, sử dụng các bộ nhớ bán dẫn như SRAM, DRAM hay Flash để lưu trữ thay vì dùng đĩa cơ học như HDD truyền thống. Thuật ngữ này đã quá phổ biến trong xã hội ngày nay và ai cũng biết là nó nói tới ổ cứng tốc độ cao dành cho các máy tính, tuy nhiên, thật sự lại không có mấy người hiểu rõ bản chất của SSD.

Quảng cáo



Ổ cứng SSD bao gồm các tấm ô nhớ để gửi và nhận dữ liệu, những tấm này được phân chia thành các phần gọi là trang với kích thước từ 2KB - 16KB, nhiều trang hợp thành khối.
Khác với HDD, SSD không ghi đè dữ liệu lên từng trang riêng lẻ mà ghi dữ liệu lên trang trống trong một khối. Nó cũng có cấu tạo “thể rắn” tương tự như trong tên chứ không dùng các phiến đĩa như HDD. Điều này giúp cho nó có kích thước nhỏ gọn hơn và ít bị “tác động vật lý” ảnh hưởng như HDD.



SSD đã được phát triển qua nhiều năm và tốc độ của ổ cứng này ngày càng được cải thiện. Các loại ổ cứng SSD thông dụng bao gồm:
- SSD 2.5 SATA: Có cùng kích thước 2,5 inch và chuẩn cắm SATA như HDD trên laptop. Ưu điểm của nó là giá rẻ nhưng tốc độ chỉ dừng ở ngưỡng 400MB/giây, tương đương eMMC 5.1A như đã nói ở trên.
- SSD mSATA và mPCie: đây là ổ cứng được thiết kế nhỏ gọn, sử dụng cổng SATA thu nhỏ hoặc cổng PCie thu gọn để kết nối và thường được tìm thấy trên các dòng laptop nhỏ gọn.Tốc độ của chúng không khác biệt so với SSD SATA.
- SSD M.2 (gồm M.2 SATA và M.2 PCie): chuẩn SSD mới này có giao diện hoàn toàn khác với các SSD thông thường. Chúng có kích thước nhỏ gọn, tốc độ xử lý dữ liệu nhanh (khoảng 550MB/s cho M.2 SATA, 3500MB/s cho M.2 PCie) và là tiêu chuẩn của hầu hết các laptop hiện nay.
SSD có số làn - lane - nhiều hơn hẳn so với eMMC nên dù là chuẩn SSD SATA thấp nhất cũng có thể “vận chuyển” nhiều dữ liệu cùng lúc hơn hẳn so với eMMC.

Quảng cáo


image.png

Dung lượng SSD thường từ 64GB trở lên và có thể lên tới hàng Terabyte. Vì thế chúng thường có giá khá cao so với eMMC. SSD sẽ phù hợp với các thiết bị cao cấp hoặc tầm trung hơn, còn eMMC sẽ phù hợp với các thiết bị giá rẻ.

Hiện nay, hầu hết các sản phẩm Surface đều sử dụng ổ cứng SSD chuẩn M.2 với tốc độ cao, chỉ có 1 số sản phẩm giá rẻ như Surface Go và Surface Laptop Go phiên bản thấp nhất sử dụng bộ nhớ eMMC để phù hợp với giá thành mà thôi.

Trên đây là tìm hiểu chi tiết về các chuẩn ổ cứng đang được sử dụng trong các máy Surface
2 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình dùng lưu dữ liệu. 😌
@SoGetSu Ok một comment nhạt nhòa của bác : ))))

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019