Samsung vừa công bố chuẩn UFS 4.0 mới nhất với tốc độ đọc ghi dữ liệu lên đến 4.2 GBps và 2.8 GBps, chuẩn bị đi vào sản xuất đại trà trong Q3/2022, nghĩa là chúng ta sắp có những chiếc smartphone với hiệu năng đọc ghi rất nhanh so với hiện tại, trễ nhất vào đầu năm sau, 2023. Nhưng anh em có biết UFS là gì và quá trình phát triển của nó như thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
UFS - viết tắt của Universal Flash Storage - là chuẩn lưu trữ được sử dụng trên thiết bị di động như smartphone, tablet, máy ảnh kỹ thuật số và thiết bị điện tử tiêu dùng. UFS được thiết kế để cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn, đồng thời tăng cường độ tin cậy cho lưu trữ flash. Sự xuất hiện của UFS cũng giúp giảm sự nhầm lẫn của người dùng và loại bỏ nhu cầu trang bị các đầu đọc thẻ khác nhau. UFS có 2 kiểu đóng gói là nhúng (embedded) sẵn trong thiết bị - eUFS - và thẻ nhớ tháo rời được - removable UFS.
Dễ hình dung hơn thì anh em có thể xem UFS chính là 1 loại SSD cho thiết bị di động, với kích cỡ và hình dáng phù hợp, nhỏ gọn, tương tự như SSD trên máy tính vậy. Thế hệ UFS đầu tiên ra mắt vào năm 2015 đã có tốc độ nhanh gấp 3 lần so với eMMC (embedded MultiMediaCard), ngoài ra còn có thêm những cải tiến khác. Chuẩn UFS cũng sử dụng chip nhớ NAND Flash như SSD, trang bị thêm giao diện full-duplex, cho phép truyền dữ liệu 2 chiều, đồng thời theo 2 hướng, tăng tốc độ và cải thiện khả năng đa nhiệm cho thiết bị.
UFS là gì?
UFS - viết tắt của Universal Flash Storage - là chuẩn lưu trữ được sử dụng trên thiết bị di động như smartphone, tablet, máy ảnh kỹ thuật số và thiết bị điện tử tiêu dùng. UFS được thiết kế để cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn, đồng thời tăng cường độ tin cậy cho lưu trữ flash. Sự xuất hiện của UFS cũng giúp giảm sự nhầm lẫn của người dùng và loại bỏ nhu cầu trang bị các đầu đọc thẻ khác nhau. UFS có 2 kiểu đóng gói là nhúng (embedded) sẵn trong thiết bị - eUFS - và thẻ nhớ tháo rời được - removable UFS.
Dễ hình dung hơn thì anh em có thể xem UFS chính là 1 loại SSD cho thiết bị di động, với kích cỡ và hình dáng phù hợp, nhỏ gọn, tương tự như SSD trên máy tính vậy. Thế hệ UFS đầu tiên ra mắt vào năm 2015 đã có tốc độ nhanh gấp 3 lần so với eMMC (embedded MultiMediaCard), ngoài ra còn có thêm những cải tiến khác. Chuẩn UFS cũng sử dụng chip nhớ NAND Flash như SSD, trang bị thêm giao diện full-duplex, cho phép truyền dữ liệu 2 chiều, đồng thời theo 2 hướng, tăng tốc độ và cải thiện khả năng đa nhiệm cho thiết bị.
Để so sánh thì anh em sử dụng máy tính đời cũ, chỉ có giao tiếp SATA và giao diện AHCI (Advanced Host Controller Interface) sẽ thấy lúc thực hiện đa tác vụ, di chuyển (move) nhiều file, ở nhiều thư mục khác nhau thì tốc độ bị chậm đi so với việc chỉ di chuyển 1 file, lý do vì SATA và AHCI chỉ hỗ trợ half-duplex, cho phép truyền 2 chiều nhưng cùng lúc chỉ đi theo 1 hướng. Hiện tại thì các ổ SSD NVMe PCI Express đã hỗ trợ full-duplex vì vậy cung cấp hiệu năng cao hơn và tính đa tác vụ tốt hơn.
UFS là tiêu chuẩn của không gian lưu trữ dữ liệu bên trong thiết bị di động, hoạt động như SSD, vì vậy mỗi khi anh em thực hiện bất kỳ thao tác nào có liên quan đến lưu trữ, dữ liệu đều phải đi qua phần này. UFS được thiết kế để mang lại tốc độ đọc ghi cao nhất có thể, vì điều này rất quan trọng đối với điện thoại hay máy ảnh. Tốc độ đọc ghi càng cao, thời gian thiết bị cần để hoàn thành thao tác ghi dữ liệu càng ít, không chỉ giúp anh em tiết kiệm thời gian chờ đợi, mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm chụp ảnh, tránh bỏ lỡ mất các khoảnh khắc quan trọng khi phải chờ thiết bị hoàn thành ghi ảnh.
UFS 4.0
UFS 4.0 là chuẩn UFS mới nhất, chỉ hơn 2 năm sau khi UFS 3.1 xuất hiện trên thị trường hồi tháng 1/2020, mang lại hiệu năng cao gấp đôi. Samsung Semiconductor là đơn vị đầu tiên ứng dụng UFS 4.0 kết hợp cùng controller (bộ điều khiển) và công nghệ V-NAND thế hệ 7 “cây nhà lá vườn” để cung cấp giải pháp lưu trữ mới cho thiết bị di động. Thông số kỹ thuật M-PHY v5.0 (tiêu chuẩn giao thức lớp vật lý truyền dữ liệu tốc độ cao được phát triển bởi liên minh MIPI) và thông số kỹ thuật lớp truyền tải UniPro v2.0 cũng được triển khai.
Theo những gì Samsung công bố, lưu trữ UFS 4.0 sẽ có băng thông đến 23.3 Gbps mỗi làn, gấp đôi con số 11.6 Gbps của UFS 3.1. Tốc độ đọc ghi tuần tự của UFS 4.0 tương ứng đạt 4200 MBps và 2800 MBps, nhanh hơn gấp đôi so với UFS 3.1 (tương ứng 2100 MBps và 1200 MBps). UFS 4.0 cũng tiết kiệm năng lượng hơn 46% so với thế hệ trước, đồng nghĩa với việc các smartphone đời mới không chỉ nhanh hơn mà còn có thời lượng pin dài hơn. Cụ thể hơn, hiệu suất sử dụng năng lượng của UFS 4.0 là có tốc độ đọc tuần tự đạt 6 MBps trên mỗi mA.
Kích thước của lưu trữ UFS 4.0 được Samsung giữ gọn gàng, tiện lợi khi tích hợp bên trong các thiết bị di động ngày càng nhỏ hơn. Theo đó, lưu trữ Samsung UFS 4.0 có độ dài 11 mm, ngang 13 mm và chiều cao 1 mm. Dung lượng tối đa UFS 4.0 đạt đến là 1 TB, gấp đôi so với mức 512 GB của UFS 3.1, quá đủ cho các nhu cầu lưu trữ di động.
Tốc độ của các chuẩn UFS
Quảng cáo
Điện thoại nào sẽ có UFS 4.0?
Hiện tại vẫn chưa có nhà sản xuất nào công bố các sản phẩm mới sẽ trang bị UFS 4.0, tuy nhiên Samsung - đơn vị cung cấp giải pháp lưu trữ UFS 4.0 - sẽ đi vào sản xuất đại trà từ Q3/2022. Điều này gần như đồng nghĩa với việc smartphone sắp tới - Samsung Galaxy S23 Series - sẽ là những đại diện đầu tiên ứng dụng chuẩn lưu trữ thế hệ mới, đến tay người dùng vào khoảng Q1/2023. Tiếp theo đó, anh em có thể chờ đợi flagship của Google, OnePlus, OPPO, Xiaomi... cũng nối bước sử dụng chuẩn này. Riêng những tín đồ Apple, iPhone Series không dùng chuẩn UFS mà dùng NVMe do đặc tả giao tiếp này có tốc độ ghi tốt hơn.