Tính năng NameDrop trên iPhone bị cảnh sát Mỹ cảnh báo

29/11/2023 2:33Phản hồi: 71
Tính năng NameDrop trên iPhone bị cảnh sát Mỹ cảnh báo
Tính năng NameDrop (Trao đổi danh thiếp) có trên iOS 17 khiến cảnh sát lo ngại an toàn thông tin cho trẻ em.

Tại sao nhiều sở cảnh sát Mỹ cảnh báo về tính năng NameDrop?


Tính năng NameDrop có trên iOS 17 và watchOS 10 giúp người dùng iPhone trao đổi danh thiếp với nhau dễ dàng hơn. Về cơ bản, khi đưa hai thiết bị đến gần nhau, hai người có thể trao đổi thông tin cho nhau, bao gồm số điện thoại và email.

Tính năng này khiến một số sở cảnh sát tại Mỹ lo ngại về vấn đề an toàn thông tin đối với trẻ em. Cảnh sát khuyên cha mẹ nên tắt tính năng này.

Theo trang The Street, sở cảnh sát các thành phố Chester, Pa., Oakland, Ca., Greenville County, South Carolina và một số nơi khác đang phát đi thông tin cảnh báo về tính năng này.
[​IMG]

“Nếu bạn có iPhone và đã cập nhật iOS 17 gần đây, một tính năng mới có tên NameDrop ở trạng thái BẬT theo mặc định. Tính năng này cho phép chia sẻ thông tin liên hệ của bạn chỉ bằng cách đưa điện thoại của bạn lại gần nhau. Để tắt tính năng này, hãy đi tới Cài đặt > Chung > AirDrop > Đưa các thiết bị lại với nhau. Thay đổi thành TẮT. PHỤ HUYNH: Đừng quên thay đổi các cài đặt này sau khi cập nhật trên điện thoại của con bạn để giữ an toàn cho chúng!”, Sở cảnh sát Chester viết trong một bài đăng trên Facebook.

Theo trang Wired, một số clip Tiktok nêu vấn đề quan ngại nói trên, nhận được hàng triệu lượt xem.

Có cần phải tắt tính năng NameDrop?


Mình từng dùng tính năng này và cách làm như sau: Hai thiết bị phải đang mở khoá màn hình, chạm hai đầu vào nhau, và một người phải chọn Share (Chia sẻ) thì thông tin mới gửi đi. Một trong hai người có thể chọn Chỉ nhận, để thông tin của mình không bị chia sẻ.

Quá trình chia sẻ sẽ bị ngắt nếu hai thiết bị rời nhau, hoặc khi đó một trong hai người khoá màn hình.
Do đó, khả năng chúng ta, hay con cái chúng ta bị một người lạ mặt đi ngang và trộm thông tin cá nhân, hoặc chia sẻ cho chúng ta thông tin nhạy cảm, là rất khó xảy ra.

Tuy vậy, nếu muốn giữ an toàn tuyệt đối, có thể tắt theo hướng dẫn trên: Vào Cài đặt > Chung > Airdrop > Đưa thiết bị lại gần nhau.

Câu chuyện này cho thấy thông tin cá nhân cực kỳ được bảo mật ở một số quốc gia, trong khi tại Việt Nam rất nhiều người chia sẻ thoải mái.

9 tính năng nên thiết lập để có được trải nghiệm sử dụng iOS 17 ngon, mời anh em chia sẻ thêm

Nếu anh em vừa mua iPhone 15, hoặc vừa mới nâng cấp lên iOS 17 thì trong bài dưới đây là một số mẹo, tinh chỉnh nho nhỏ giúp cho anh em có được trải nghiệm tốt hơn. Mời anh em cùng theo dõi và chia sẻ thêm.
tinhte.vn
71 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

flex nhẹ sự giàu có, sung túc của nước Mỹ khi mà trẻ em cũng xài iPhone đông như kiến, chứ ko phải như xứ nào đó dân nghèo khó làm cả năm ko đủ mua cái iPhone 😁
@autoengine Ví dụ một anh Mỹ đen quẹt thẻ credit mua cái PS5, đến tháng k có tiền trả thì cưỡng chế thế nào ông trình bày cho tôi biết với ? Đừng nói đi thu nhà vs đòi vợ nó nhé =))
@autoengine Ông bạn làm bên tài chính bắt đầu nói tào lao vì đuối lí rồi phải không?
Đang nói chuyện người chết mà ông cứ lôi chuyện người sống ra nguỵ biện.
Chán chả thèm nói.
Nói chung: chết là không có hết nợ đâu nha.
Đi học lại đi!

Ông cứ tự tìm hiểu xem chết có hết nợ không đi. Hỏi AI, chatGPT xem nó trả lời sao?

Tôi chỉ nói một sự thật đơn giản: chết là không có hết nợ tín dụng đâu. Nợ không có đơn giản tự biến mất đâu ông bạn làm bên tài chinh ơi!

Qua giờ tôi chỉ muốn nhấn mạnh cho ông biết và hiểu rõ cái quan niệm sai lầm của đại đa số người đó là : chết là hết nợ. Điều đó hoàn toàn không đúng.

Còn việc ngân hàng đòi lại như nào đó là việc của họ. Họ sẽ có cách, mà họ vẫn làm. Đơn giản nợ không thể tự biến mất. Vì ngân hàng không có cách gì biết khách hàng đã chết nếu không được thông báo. Mà thường thông báo sẽ đến muộn do người nhà lo tang sự...
Nó có cả một quy trình để giải quyết chứ không thể nói cái câu: chết là hết.

Thẻ tín dụng bên Mỹ (nước khác tôi không biết) có loại tài khoảnh chung vợ chồng cùng đứng tên. Người này chết thì người kia phải trả. Không trả thì tín dụng xấu, sống mà tín dụng xấu thì chẳng làm ăn gì được.
Tài sản thì tuỳ, ai mà chẳng có ít tiền trong nhà bank, có cái xe chạy, có cái nhà ở. Thì nó muốn đòi tiền thì đòi tử chỗ những tài sản này để lại. Quy ra tiền mà trả. Không đủ tài sản thì lúc đó nhà bank chấp nhận lỗ, nó mới ghi tờ đơn tha nợ. Lúc ấy mới là hết nợ.

Chết không có hết nợ. Cái gì cũng có quy trình của nó. Làm bên tài chính bớt phát biểu tào lao khi chưa hiểu rõ vấn đề.
@dtk89 Vậy ngay từ đầu ông cãi cái gì ? tôi nói câu "Người chết đi, dư nợ ở lại", ông bay vô làm 1 tràng trình bày nợ k mất đi ??? chính ông k hiểu ông đang tranh luận cái gì ? tôi k có chỗ nào bảo nợ mất đi hết =)) tôi nói rằng nó có thể sẽ trở thành nợ xấu và phải xử lý, còn nghĩa vụ trả nợ thì người chết rồi đòi gì nữa, người đứng tên thẻ chết, nếu k có tài sản thế chấp thì đòi cái gì đây ?. ông k hiểu gì nên đừng cãi cùn nữa, tôi có trình độ đàng hoàng sao phải đi hỏi Chat GTP =)), hay Chat GPT nói gì cũng là chân lý ???
Chết là k hết nợ ? vậy ông trình bày cách đòi nợ người chết dùm =)) làm dc thì ông dc 10 giải nobel kinh tế =))
Tôi sure rằng ông chẳng hiểu gì về banks vs tín dụng nên cứ lải nhải mấy câu copy trên chat GPT để tranh luận
Thôi tôi xin ngừng, cho ông đúng hết
Tôi nói lại, người chết đi, dư nợ ở lại, ông hiểu sao thì hiểu, đừng có lải nhải mất đi hay còn nữa !
@autoengine Thưa ông bạn làm bên tài chính, bản thân ông mới là người không hiểu mình đang nói cái gì. Chết hoàn toàn không hết nợ như ông phán bậy và xúi tụi trẻ đi cà nát thẻ. Nợ tiếp tục tồn tại và ảnh hưởng đến người còn sống là người thân và gia đình.
Nói ông Google thì ông tự ái, kêu ông tra chat GPT thì nhảy dựng lên. Mục đích tôi nói ở đây là chỉ cần tìm kiếm cơ bản cũng ra kết quả cho thấy rằng: chết là không hết nợ.

Ông tự nhận bản thân làm bên tài chính mà phán tào lao. Thứ nhất: chết là hết nợ - điều này hoàn toàn không chính xác. Nợ không thể tự động biến mất, phải có cách xử lí. Thứ hai: ông cứ ra rả giọng điệu thế chấp với chả không thế chấp này nọ. Người ta đã có quy định rõ ràng về nợ tín dụng, sau khi chết thì người thân còn sống sẽ bị nhà bạnk liên lạc liên tục để tìm cách đòi lại. Nhà bank không đòi người đã chết, họ đòi người còn sống. Người chết chắc chắn phải có để lại tài sản gì đó. Cho dù có khó đòi cỡ nào, nhà bạnk cũng sẽ tìm cách đòi, hoặc đưa qua công ty đòi nợ thuê đòi dùm. Bằng mọi hình thức, cách thức, phương tiện mà luật pháp cho phép, nhà bank sẽ đòi lại được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Cuối cùng, sau khi không thể và không còn cách nào khác, nhà bank chịu nhận khoản lỗ đó và viết giấy tha nợ. Lúc đó, nợ mới chính thức hết.

Làm tài chính thì phải rõ ràng, không thể nói một nửa sự thật lừa khách hàng được. Đã thế cho người ta mượn tiền, môt người không sao, hàng ngày có trăm người chết cái tự nhiên mất vài trăm ngàn đô mấy người đó còn nợ trong thẻ? Vô lí. Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, một nửa sự thật thì không phải là sự thật nữa. https://www.experian.com/blogs/ask-experian/what-happens-to-credit-card-debt-when-you-die/
Ăn roi đang nghĩ cách copy rồi, ăn roi u dơ hãy kiên nhẫn chờ đợi
| Sent from Mr.Anderson Using 2 IPHONES 15PROMAX 512GB |
Có Airdrop rồi thì sao phải chạm như thế
@centernc Bớt thao tác thôi
@centernc Vì Airdrop theo loài người là phải có cáp type C
Sao bài này hẻo thế
@"(╰‿╯)" Thớt còn tinh vi hơn NYPD là thật sự không nguy hiểm đấy
Xứ ta đòi thông minh hơn xứ người
Ba thứ tính năng vô dụng màu mè
Thời cook thích mấy thứ này lắm
@tientran517 Camera 200MP, zoom 100x, gập ra gập vào thì khác gì
@MoonBreathing mình đang reply comment bạn tientran mà, đang nói mấy cái tính năng màu mè nhưng đc tung hô quá mức, chứ ai nói bài viết này, đọc kỹ hiểu rõ dùm cái, đừng sheep quá 😀
@tientran517 Dạng C to Chim
Làm chức năng LGBT rất thích vì tượng hình
@aquarius110291 mấy con sheep não bé đọc cmt ko đến nơi đến chốn xong nhảy dựng lên hài quá bác 😆
Lý do hợp lý
Tính năng hay mà, xin số bạn gái nganh gọn mà đẹp nữa
@Đi Mây Về Gió Rút ip chạm phát là thấy uy tín rồi đó😃
@Đi Mây Về Gió Nước phát triển ngta lo là lo khía cạnh nhân văn khác, ông đầu toàn gái gú k thì nói làm gì
@Dragao_ct92 Ủa, suy rộng ra là đối tác làm ăn hay gì cũng đc mà??, nhân văn cái gì ở cái chia sẻ liên hệ thuận tiện vậy?
@Đi Mây Về Gió Góc nhìn dân đen của ôg thì tiện nhưng cảnh sát Mỹ họ nhìn ra đc sự tiềm ẩn phía sau thì họ cảnh báo, ai cũng nghĩ tới gái gú như ôg thì nói làm j
@Dragao_ct92 Có vấn đề về đọc hiểu à?
Cảnh cát Mỹ là lượng lực nào
@annaphuong Lực lượng sục cạt nha bạn, thông tin đến bạn 😆
@annaphuong Ad già nên tay chậm hơn não chưa sửa kịp.Bạn thông cảm tí 😃
Iphone giờ kiểu tiến hóa để thành Android ...🤣
1 tính năng xàm lờ
@angle_squall Rồi có copy ko? Nói?
Hi vọng gala cười cuối năm có thêm tiết mục những tính năng làm màu của ipon 😆
@Dragao_ct92 Đừng nói thế, bạn ơi
Lỡ như mai sau Samsung ra tính năng tương tự 👽
Hãy chiếm lấy em điiiii - một cô gái u30 chia sẻ...
Cảnh sát
Cảnh cát là cc gì ??
Screenshot-2023-11-29-19-59-27-029-com.hsv.freeadblockerbrowser.jpg
@anhlucky2 Cái này bây giờ là chuyện bình thường ở tinhte rồi. Ông xem có mấy ai phàn nàn đâu
@anhlucky2 Cảnh cát thì là cc chứ là gì? Tự hỏi tự trả lời luôn á.
@HoanDuc ở dưới nhiều ng phàn nàn lắm kìa ô 😆 tui thì tui đọc qua nhanh nên ko để ý, xuống cmt mới thấy
Cảnh báo tào lao, người lạ sao contact với nhau được.
@2468 Có gì thì máy nó hỏi có cho add không chứ có tự ào ào mà vào đâu mà lo xàm, he.
ko share thì lấy gì bên kia nhận
nếu đối tượng tip cận đc đth ,biêt lun passcode ,thì nó đem vô restroom lấy data ,sau đó trả lại thôi
một tính năng thừa thãi và phiền phức, cứ đi gần iPhone khác là nhảy dựng lên. Apple ko nên bật sẵn tính năng này
ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG CHO VỊ TRÍ CEO TINH TẾ ĐÂY RỒI 😁
HBL2023-11-2956.jpg
CuQ
ĐẠI BÀNG
một năm
Cảnh cát là khung cảnh ở sa mạc hả
Ảnh chụp màn hình 2023-11-29 221414.png

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019