Mình nhận thấy ứng dụng Sức khoẻ (Health) trên iPhone rất quan trọng, và rất nhiều người dùng Apple Watch ở Việt Nam không mấy quan tâm đến ứng dụng Sức khoẻ và thậm chí là không dùng đến. Cho nên trong bài viết này mình muốn chia sẻ về cách thiết lập ứng dụng Sức khoẻ để bản thân chúng ta có thể theo dõi các dữ liệu bài tập, nhịp tim, thở, chế độ ăn uống, bước chân đã đi,… của cá nhân chúng ta. Những dữ liệu này cũng được lưu lên iCloud để chúng ta theo dõi hoài về sau này.
Lưu ý:
Trước khi sử dụng Sức khoẻ (Health) chúng ta cần thiết lập một số thông tin cá nhân như mục Chi tiết Sức khoẻ (Health Details) và ID y tế (Medical ID).
Lưu ý:
- Dữ liệu sức khoẻ là dữ liệu nhạy cảm, không nên để lộ thông tin, tất nhiên vẫn có tuỳ chọn chia sẻ thông tin sức khoẻ cho người thân hoặc bác sĩ nếu cần
Thiết lập thông tin cá nhân
Trước khi sử dụng Sức khoẻ (Health) chúng ta cần thiết lập một số thông tin cá nhân như mục Chi tiết Sức khoẻ (Health Details) và ID y tế (Medical ID).
Đối với Chi tiết Sức khoẻ, chúng ta sẽ điền tên, ngày sinh, giới tính, nhóm máu và loại da (Fitzpatrick) - đây là một cách xếp hạng loại da, dựa trên quá trình cháy năng, rám nắng của da,… chúng ta có thể bỏ qua loại da của mình nếu không rõ về nó.
Đối với ID y tế, tại đây chúng ta cần thêm các thông tin Liên hệ khẩn cấp (Emergency Contacts), đây là những người trong danh bạ chúng ta để trong trường hợp bạn bị tai nạn thì Apple Watch và iPhone có thể liên lạc với những người nằm trong Liên hệ khẩn cấp này. Ví dụ chúng ta có thể thêm thông tin và sđt của gia đình, bạn bè,…
Chú ý về những mục theo dõi Tim mạch
Sau khi thiết lập thông tin cá nhân xong thì bạn cần quan tâm đến Danh sách kiểm tra sức khoẻ (Health Checklist), tại đây có một số mục về sức khoẻ và quan trọng nhất là về tim mạch mà bạn cần quan tâm: đầu tiên đó chính là Thông báo nhịp không đều (Irregular Rhythm Notifications) - đây là dấu hiệp rung tâm nhĩ (AFib), Apple Watch có thể gửi cho bạn một thông báo nếu xác định được bạn đang có nhịp tim không đều. Từ đó bạn có thể bấm vào Tiếp tục ở bên dưới để thiết lập thông tin như ngày sinh và tick vào một số câu hỏi của ứng dụng đưa ra,…
Lưu ý:
- Apple Watch không thể phát hiện đau tim (trường hợp chúng ta đau ở ngực)
- Apple Watch không kiểm tra AFib liên tục (không phải lúc nào Apple Watch cũng phát hiện liên tục các trường hợp AFib của người mức AFib)
- Nếu người dùng cảm thấy không khoẻ thì nên báo bác sĩ ngay cả khi không nhận được thông báo về AFib từ Apple Watch.
Cái còn lại là Mức thể chất tim mạch (Cardio Fitness Levels) - đây là một chỉ số quan trọng về sức khoẻ thể chất tổng thể và sẽ dự báo sức khoẻ lâu dài của bạn qua Apple Watch (ước tính). Thể chất tim mạch được ghi dữ liệu khi chsung ta đi bộ đường dài, chạy bộ, tập thể dục,…
Tiếp theo là Phát hiện té ngã (Fall Detection) - khi chúng ta đeo Apple Watch Series 4 trở lên, nếu bị tai nạn, ngã mạnh, thì Apple Watch sẽ gửi thông báo hỏi bạn có ổn không, nếu như bạn không phản hồi thông báo đó thì sau 30 giây Apple Watch sẽ tự liên lạc khẩn cấp đến các trung tâm cứu hộ, y tế đồng thời liên lạc với những danh bạ có trong Medical ID (thiết lập kể trên) mà bạn đã thêm.
Ứng dụng ECG (ECG App) - bạn cần mở thiết lập cái này để Apple Watch có thể đo đạc điện tâm đồ bằng cách đưa ngón tay lên Digital Crown trong vòng 30 giây. (Khả dụng với Apple Watch Series 4, 5, 6, 7).
Quảng cáo
Cuối cùng là Thông báo nhịp tim thấp và cao (Low Heart / High Heart Rate Notifications) - Ví dụ ngưỡng nhịp đập trên phsut (BPM) của bạn đặt ở mức cao từ 100 BPM trở lên hoặc thấp là từ 50BPM trở xuống. Khi “đang yên đang lành” mà nhịp tim bạn quá cao hoặc quá thấp thì Apple Watch sẽ gửi thông báo cho bạn biết.
Những tính năng khác bạn có thể thiết lập thêm như: Ôxi trong máu (Blood Oxygen), Rửa tay (Handwashing), Thông báo độ ổn định đi bộ (Walking Steadiness Notifications), Thông báo tiếng ồn (Noise Notifications), Thông báo tai nghe (Headphone Notifications).
Với các thiết lập quan trọng trên, bạn đã có thể yên tâm phần nào về việc sử dụng ứng dụng Health giữa iPhone và Apple Watch, khi mà sức khoẻ tim mạch là quan trọng nhất.
Theo dõi qua app Sức khoẻ (Health)
Sau khi bạn thiết lập những thứ mình kể trên, mỗi khi bạn vào ứng dụng Sức khoẻ thì có thể xem một số thông tin ở mục Tóm tắt (Summary) icon trái tim. Tại đây sẽ hiển thị số bước chân của bạn (Steps), hay Hiển thị tất cả dữ liệu Sức khoẻ như số calo tiêu thụ, số giờ bạn đứng, nhịp tim trung bình, năng lượng nghỉ ngơi, biến thiên của nhịp tim (HRV),…
Những thông tin này chủ yếu hiển thị theo dạng biểu đồ của ngày, tuần, tháng hoặc năm, để chúng ta theo dõi trực quan hơn, hiểu về sự thay đổi của sức khoẻ sau một quá trình như thế nào.
Quảng cáo
Ở mục Duyệt (Browse) icon 4 ô vuông, tại đây hiển thị đầy đủ các Danh mục sức khoẻ như chế độ dinh dưỡng, vận động, hô hấp, ngủ, sinh hiệu, theo dõi chu kỳ cho nữ, tim,… Một vài danh mục sẽ kết hợp với các ứng dụng Sức khoẻ bạn cài đặt bên ngoài, bởi không phải dữ liệu nào cũng được Apple Watch ghi nhận hết được (ví dụ như chế độ dinh dưỡng chẳng hạn).
Chia sẻ thông tin sức khoẻ
Bạn có thể chia sẻ thông sức khoẻ của mình đến những người thân (trong danh bạ), những thông tin này bạn sẽ nắm quyền kiểm soát và không phải chi tiết 100%, ví dụ bố mẹ có thể theo dõi sức khoẻ của bạn nếu bạn là một người không khoẻ mạnh chẳng hạn. (Chọn mục chia sẻ ở icon hai người ở chính giữa ứng dụng Sức khoẻ).
Ngoài ra bạn cũng có thể Xuất tất cả dữ liệu sức khoẻ (Export All Health Data), để tiện đưa cho bác sĩ theo dõi. (Chọn trong mục icon profile của bạn ở góc trên ứng dụng Sức khoẻ).
Chúc bạn sống khoẻ mạnh, hy vọng một số thông báo về sức khoẻ sẽ (về tim mạch, té ngã,…) bạn sẽ không cần đến nó.