“sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”. Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc (1861) - Nguyễn Đình Chiểu.
“Banh mi” là một trong những món ăn nổi tiếng khắp thế giới của ẩm thực Việt Nam, được cập nhật trong bộ từ vựng của Từ điển Oxford, cùng với “Pho”, “Ao dai” vv và vv. Hiện nay, ở TP HCM đang tổ chức Lễ hội Bánh Mì quốc tế lần thứ 2, diễn ra từ ngày 17 - 19/5, nhằm vinh danh món ăn trứ danh của miền Nam VN nói riêng và cả nước VN nói chung.
Theo cách hiểu của du khách quốc tế, khi nói tới “banh mi” thì đó là món sandwiches (bánh mì kẹp, có nhân bên trong) kiểu Việt Nam gồm 1 ổ bánh mì, bên trong có các loại nhân ăn kèm, phổ biến nhất là bánh mì thịt với thịt, dưa leo, đồ chua, patê, ớt trái, hành ngò, nước tương vv và vv. Nếu muốn nói tới bánh không có nhân, họ sẽ kêu là “banh mi khong” (bánh mì không - plain bread).
Bánh mì baguette kiểu Pháp
Các tài liệu lịch sử nói rằng thuật ngữ “banh mi” chính thức phổ biến ở VN từ thập niên 1860 sau khi Pháp tiến đánh Việt Nam (Pháp tấn công Đà Nẵng ngày 1/9/1858). Bánh mì VN được cho là biến thể của bánh baguette của người Pháp. Nhưng cũng có thể đã xuất hiện ở VN từ rất lâu trước đó, bằng chứng là ông đồ Nguyễn Đình Chiểu từng viết trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc xuất bản năm 1861: “sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ” (hổ này là hổ thẹn chứ không phải con cọp).
Gần 100 năm sau, bánh mì thịt bắt đầu nổi tiếng ở Sài Gòn từ đầu thập niên 1950, và phổ biến thế giới sau năm 1975.
Hiện nay, trên thế giới có hàng ngàn loại bánh mì kẹp (sandwiches) khác nhau, trong đó bánh mì thịt của VN được chuyên trang ẩm thực quốc tế Taste Atlas xếp hạng 1 trong số 100 món bánh mì ngon nhất thế giới, và thứ 5 về mức độ nổi tiếng thế giới.
“Banh mi” là một trong những món ăn nổi tiếng khắp thế giới của ẩm thực Việt Nam, được cập nhật trong bộ từ vựng của Từ điển Oxford, cùng với “Pho”, “Ao dai” vv và vv. Hiện nay, ở TP HCM đang tổ chức Lễ hội Bánh Mì quốc tế lần thứ 2, diễn ra từ ngày 17 - 19/5, nhằm vinh danh món ăn trứ danh của miền Nam VN nói riêng và cả nước VN nói chung.
Theo cách hiểu của du khách quốc tế, khi nói tới “banh mi” thì đó là món sandwiches (bánh mì kẹp, có nhân bên trong) kiểu Việt Nam gồm 1 ổ bánh mì, bên trong có các loại nhân ăn kèm, phổ biến nhất là bánh mì thịt với thịt, dưa leo, đồ chua, patê, ớt trái, hành ngò, nước tương vv và vv. Nếu muốn nói tới bánh không có nhân, họ sẽ kêu là “banh mi khong” (bánh mì không - plain bread).
Bánh mì baguette kiểu Pháp
Các tài liệu lịch sử nói rằng thuật ngữ “banh mi” chính thức phổ biến ở VN từ thập niên 1860 sau khi Pháp tiến đánh Việt Nam (Pháp tấn công Đà Nẵng ngày 1/9/1858). Bánh mì VN được cho là biến thể của bánh baguette của người Pháp. Nhưng cũng có thể đã xuất hiện ở VN từ rất lâu trước đó, bằng chứng là ông đồ Nguyễn Đình Chiểu từng viết trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc xuất bản năm 1861: “sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ” (hổ này là hổ thẹn chứ không phải con cọp).
Gần 100 năm sau, bánh mì thịt bắt đầu nổi tiếng ở Sài Gòn từ đầu thập niên 1950, và phổ biến thế giới sau năm 1975.
Hiện nay, trên thế giới có hàng ngàn loại bánh mì kẹp (sandwiches) khác nhau, trong đó bánh mì thịt của VN được chuyên trang ẩm thực quốc tế Taste Atlas xếp hạng 1 trong số 100 món bánh mì ngon nhất thế giới, và thứ 5 về mức độ nổi tiếng thế giới.