Mình cầm combo này trên tay và thú thật là nó mang lại cho mình khá nhiều sự an tâm, kiểu như là chắn chắn anh em sẽ khong bỏ lỡ khoảnh khắc, có hình đẹp, kiều gì cũng chơi, tiêu cự nào cũng nhảy.
Thông số kỹ thuật của máy:
Body Canon R6 II
Thông số kỹ thuật của máy:
- Cảm biến fullframe, độ phân giải 24.2MP.
- Khả năng quay 4K60 (không crop, oversampling từ 6K, tối đa 40 phút), 4:2:2 10bit và quay HDR chuẩn ITU-R BT.2100 (PQ).
- Khả năng chụp liên tục 40fps với màn trập điện tử, và 12fps với màn trập cơ học.
- Vi xử lý DIGIC X.
- ISO ở mức 100 đến 102400 và mở rộng ra ở mức 50 đến 204800.
- Công nghệ lấy nét Dual Pixel CMOS AF, hoạt động trong mức -6,5EV đến 20EV (sử dụng ống kính khẩu độ f1.2). Khả năng nhận diện người, mặt người, mắt người và động vật như thú cưng, chim, ngựa, xe máy, xe hơi, tàu, máy bay.
- Màn hình 3", độ phân giải 1,62 triệu điểm ảnh. EVF công nghệ OLED, kích thước 0,5", 3,69 triệu điểm.
Về tổng thể thiết kế của R6 II có khá nhiều khác biệt với đời trước, đặc biệt là phần mặt trên và mặt sau, có nhiều thay đổi, cải tiến, tiện lợi hơn và tốt hơn cho quay video.
Theo đó, phần nắp trên sẽ có thêm nút gạt quay video và chụp ảnh riêng biệt, không còn nằm trên núm chỉnh chế độ nữa, cũng chính là vị trí nút nguồn cũ ở đời R6 đầu. Nút quay video vẫn được giữ riêng và khá nổi bật như đời đầu.
Nút nguồn được tích hợp vào bánh dial, xu thế hiện nay đi kèm với Lock
Mặc dù cảm biến trên R6 II không phải là cảm biến chồng, nhưng nó vẫn cho khả năng chụp đến 40fps với màn trập điện tử, một thông số khá cao thường chỉ xuất hiện trên các cảm biến BSI có tốc độ truyền dữ liệu rất cao mà thôi.
Lá chắn bảo vệ sensor
Mình có cảm giác, chiếc máy này hướng tới quay nhiều hơn là chụp, R6 II có khả năng quay tối đa 4K60p được lấy oversampling từ 6K full chiều dài cảm biến và tối đa lên tới 40 phút. Còn đối với các chuẩn video thấp hơn thì sản phẩm này sẽ có khả năng ghi hình không giới hạn đặc biệt là 4K30 không giới hạn sẽ là một con bài khá lợi hại khiến R6 II phục vụ được nhiều mục đích hơn. Ngoài ra Canon R6 II còn có khả năng quay C-log3 4:2:2 10bit, và khả năng quay 6K RAW 12bit thông qua cổng HDMI.
Còn về mặt lấy nét thì R6 II được thừa hưởng khá nhiều công nghệ từ người anh R3 và còn được hỗ trợ bởi công nghệ AI để tăng độ chính xác lên gấp nhiều lần. Máy cũng cho chọn ưu tiên lấy nét mắt trái hay phải để người chụp chủ động hơn, bên cạnh đó là khả năng chụp HDR các vật có chuyển động.
Quảng cáo
Màn hình xoay lật phía sau
Chân hot-shoe cho anh em nhiều lựa chọn kết nối
Các cổng kết nối bên cạnh trái
Quảng cáo
Canon RF 24-105mm f/2.8 L IS USM Z
Kích thước, ngoại hình
Canon đã chính thức trình làng RF 24-105mm f/2.8 L IS USM Z hồi tháng 11 năm ngoái và đây là ống kính hướng tới đối tượng là những anh em dư giả tài chính một chút và yêu cầu ống kính tất cả trong một.
Cảm nhận đầu tiên của mình khi cầm nó trên tay là nặng. Cũng phải thôi, 1 ống kính đặc và có trọng lượng đến 1.33kg trên tay thì là 1 con số lớn, phần đa sẽ không phù hợp với anh em (hay chị em) thích sự ngọn, nhỏ, nhẹ.
Các anh em cùng chơi nhiếp ảnh và các nhiếp ảnh gia chụp sản phẩm (fnb) có chia sẻ với mình rằng bản thân họ đang có RF 24-105mm f/4 L IS USM, nhẹ gần gấp đôi, mà không cần khẩu lớn, thì họ không cần phải nâng cấp. Đây dường như cũng là điểm yếu duy nhất của chiếc ống kính này, còn lại sẽ toàn là những điều tuyệt vời.
Có 2 nút fn trên thân để anh em gán chức năng
Tiêu cự 105mm
Chi tiết hơn về kích thước thì RF 24-105mm f/2.8 L IS USM Z dài 19.9cm và đường kính 8.85cm. Tính ra thì chiếc RF 24-105mm f/2.8 nặng gần gấp đôi chiếc RF 24-105mm f/4 L IS USM.
Tổng thể ống kính trên body
Các nút gạt AF/MF hay chống rung đều nằm gần nhau
Cảm nhận khi sử dụng
Một sản phẩm cao cấp với cái vòng đỏ uy tính của Canon. Các phần cao su và nhựa cao cấp, được ghép vào nhau, khớp đến từng milimet. Chắc chắn, tỉ mỉ, mượt mà đến từng vòng xoay là những gì mà anh em dễ dàng cảm nhận được ở 1 chiếc ống kính top đầu.
Đây là chiếc ống kính zoom đầu tiên có tiêu cự 24-105mm mà có khẩu độ f/2.8 ở toàn dải. Chữ Z trong tên của ống kính có nghĩa là Power Zoom. Canon nói rằng đây là sản phẩm dành cho những anh em chuyên chân dung, sự kiện, phim tài liệu hay phóng viên ảnh cũng như các anh em quay phim.
Khả năng chụp liên tục
Và đương nhiên, anh em sẽ có những gì được coi là tốt nhất của Canon ở thời điểm hiện tại như khả năng lấy nét Canon Nano USM, nhanh và chính xác.
Đặc biệt, anh em có thể lấy nét cực gần, khoảng 45cm ở toàn dải, nghĩa là độ phóng đại tối đa ở mức 0.29X ở 105mm, thậm chí, đôi lúc mình có cảm giác chiếc máy này chụp cận (close-up) giống như những sản phẩm macro vậy, anh em hiểu ý mình mà.
Mình chụp 201 tấm liên tục ở tiêu cự 105mm (xem video) và anh em biết gì không, có đến 178 tấm là dùng được, dựa vào khả năng nhận diện mắt của body Canon R6 II. Tức là ngoại từ 13 tấm mà mẫu quay mặt đi, những tấm còn lại là do mẫu nhắm mắt hay gương mặt không ổn. Gần như là không hụt “phát” nào.
Các tiêu cự ở f/2.8
Một nhận xét tổng thể của mình là nét, chi tiết, mọi thứ được tái tạo rõ ràng ở khẩu độ f/2.8 toàn dải tiêu cự
Thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: 24mm, 35mm, 50mm, 70mm, 85mm, 105mm
Thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: 24mm, 35mm, 50mm, 70mm, 85mm, 105mm
Thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: 24mm, 35mm, 50mm, 70mm, 85mm, 105mm
Chống rung
Chưa hết, chiếc RF 24-105mm f/2.8 L IS USM Z cũng được tích hợp chống rung quang học với 5.5 stop, khi kết hợp với máy có chống rung trong thân máy thì sẽ thành 8 stop. Trong video, mình có thử nghiệm quay phim bạn trang ở các tiêu cự khác nhau, từ 24 đến 35 rồi 85 hay 105mm.
Ở tiêu cự 105mm, mình di chuyển bước qua lại, chất lượng footage cuối cùng vẫn có được sự mượt mà đến khó tin
Thấu kính, flare, ghosting
Đây là chiếc ống kính RF đầu tiên có vòng chỉnh khẩu manual, cũng là ống đầu tiên có nút chuyển IS. Về cấu thành bên trong thì sản phẩm này có 23 thấu kính chia thành 18 nhóm và có 4 thấu kính tán xạ thấp, 3 thấu kính phi cầu đi kèm với lớp phủ Super Spectra (SSC), lớp phủ Air Sphere (ASC) và lớp phủ Fluorine trứ danh của Canon. mà nói đến flare thì ở đoạn video tiêu cự 50mm, anh em có thể thấy là ánh nắng lướt qua rất nhanh, không có ghosting, mềm, và vẫn nhận diện tự động vào mặt mẫu.
Bokeh toàn dải tiêu cự
70mm và 85mm là những mức tiêu cự mình thấy có lớp bokeh đẹp nhất, xoá không quá mù mịt mà bong bóng vừa phải.
Tiêu cự 24mm
Tiêu cự 35mm
Tiêu cự 50mm
Tiêu cự 70mm
Tiêu cự 85mm
Tiêu cự 105mm
Adapter Power Zoom
Điểm đặc biệt tiếp theo thì đây cũng là chiếc RF đầu tiên có Power Zoom để chỉnh nhanh tiêu cự bằng công tắc, tuy nhiên, anh em phải sử dụng adapter rời (PZA) gắn vào phần thân ống kính. Cái adapter này giá 1000 USD, mình thấy chỉ những anh em nào nhu cầu quay cực đoan thì nên có.
Tóm lại:
Canon RF 24-105mm f/2.8 L IS USM Z là 1 sản phẩm trùm cuối cho những anh em mê ống kính kiểu từ nhà đến trường, từ nay thì không còn than vãn khẩu bé nữa. Mức giá là điều không phải bàn, vì nó chắc chắn là lựa chọn xứng đáng, điều mình quan tâm hơn là độ nặng khi trải nghiệm, nếu anh em tay to hoặc luôn sử dụng tripod thì đây là ống kính hêt nước chấm.
Đặc biệt là khi ống kính này kết hợp với những body như R6 II, R5, R3 thì xuất sắc luôn.