Cùng tầm giá với MacBook Air M3, nhưng Yoga Slim 7i vượt trội về mặt trang bị cấu hình, với 32GB RAM, 512GB SSD và màn hình OLED, thực sự thì mức giá 27-28 triệu đồng cho Yoga Slim 7i rất hấp dẫn, cùng với Intel Core Ultra 7 155H, đây là mẫu laptop vừa mạnh mà vừa có giá tốt, hay không muốn nói là rẻ so với trang bị.
Gen 9 là thế hệ mới nhất của Yoga Slim 7i, hậu tố “i” trong tên để anh em phân biệt được máy dùng vi xử lý của Intel. Đây cũng là một trong những mẫu máy sở hữu Core Ultra sớm nhất được bán ra thị trường, gần như cùng lúc với ASUS Zenbook 14 OLED. Tên mã cụ thể của mẫu máy này là Yoga Slim 7i 14” Gen 9 14IMH9.
So với Yoga Slim 7i Carbon Gen 7 thì Yoga Slim 7i Gen 9 nặng hơn, phiên bản Gen 8 trước đó thì màn hình 13-inch khá là nhỏ. Dòng Slim và dòng Yoga thường sẽ khác nhau ở một số đặc điểm, nhưng nhìn chung thì form factor của chúng không khác nhau quá nhiều.
Gen 9 là thế hệ mới nhất của Yoga Slim 7i, hậu tố “i” trong tên để anh em phân biệt được máy dùng vi xử lý của Intel. Đây cũng là một trong những mẫu máy sở hữu Core Ultra sớm nhất được bán ra thị trường, gần như cùng lúc với ASUS Zenbook 14 OLED. Tên mã cụ thể của mẫu máy này là Yoga Slim 7i 14” Gen 9 14IMH9.
Thiết kế của Lenovo Yoga Slim 7i Gen 9
So với Yoga Slim 7i Carbon Gen 7 thì Yoga Slim 7i Gen 9 nặng hơn, phiên bản Gen 8 trước đó thì màn hình 13-inch khá là nhỏ. Dòng Slim và dòng Yoga thường sẽ khác nhau ở một số đặc điểm, nhưng nhìn chung thì form factor của chúng không khác nhau quá nhiều.
Nói là nặng nhưng thực ra là Yoga Slim 7i Carbon nó quá nhẹ, chỉ 970g, còn chiếc laptop này là 1.39kg cho phiên bản non-touch, vẫn ở trong mức chấp nhận được cho một mẫu ultrabook. Độ dày 14.9mm cũng không quá dày, vẫn đảm bảo được hệ thống tản nhiệt làm việc tốt, thực ra nhìn Yoga Slim 7i Gen 9 giống với một chiếc multimedia laptop hơn là ultrabook.
Máy được hoàn thiện chủ yếu là nhôm (dập và sơn phủ anodize bằng phương pháp phun cát) và do cách hoàn thiện đặc biệt nên sờ vào máy sẽ có cảm giác nhám nhám tay, không nhẵn mịn như một số mẫu laptop khác cũng sử dụng nhôm là chủ yếu.
Phần viền màn hình thì vẫn là nhựa, giống với các thế hệ trước, mình thì mình thích là phần kính phủ ra tận viền sẽ đẹp hơn.
Phần bảo vệ tấm nền OLED ở dưới của Yoga Slim 7i Gen 9 không phải kính giống như trên điện thoại hay trên MacBook, nó mềm và rít tay hơn, không rõ phiên bản có cảm ứng sẽ dùng tấm bảo vệ gì, cảm giác ra sao.
Các dòng Lenovo Yoga thường dùng bản lề chính giữa, nó khá chắc chắn để có thể mở máy bằng một tay, nhưng chưa giữ được màn hình thực sự chắc như khi mình để máy lên đùi.
Chúng ta cũng có thể mở rộng bản lề này ra 180 độ.
Cổng kết nối trên Yoga slim 7i Gen 9 đầy đủm gần như không thiếu gì, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng trong môi trường văn phòng: 2 Thunderbolt 4, 1 HDMI 2.0, 1 USB-A 3.2 Gen 1 (5Gbps) và combo jack 3.5mm.
Với mình, trong tầm giá 28 triệu đồng thì Lenovo hoàn thiện Yoga Slim 7i Gen 9 này rất tốt, máy chắc chắn, dùng nhôm nhưng không phải nhôm mỏng, cầm lên không cảm thấy ọp ẹp hay bị hụt hẫng. Ngôn ngữ thiết kế của dòng Lenovo Yoga đặc trưng giúp cho máy cầm trong tay thân thiện hơn, mềm mại, các góc bo cong nhẹ nhàng.
Mình cũng thích màu xám lông chuột trên mẫu máy này, thực sự nhìn từ xa hay nhìn gần thì máy đều đẹp và trông cuốn hút, hoặc ít ra không bị nhận nhầm là MacBook.
Quảng cáo
Bàn phím gõ sướng, hành trình 1.5mm nhưng độ nảy cực kì tốt, layout và khoảng cách phím hợp lý, đặc điểm trên những mẫu laptop của Lenovo đó là keycap được làm võng nhẹ, đủ để ôm vào đầu ngón tay của người dùng.
Đèn nền trên khung bàn phím là đèn nền tự động, chỉ có 1 màu, tuy nhiên thì nó hắt sáng ra ngoài khá nhiều, đặc biệt là khi sử dụng bình thường, nhìn xuống khung bàn phím từ khoảng cách của người xài máy thì sẽ thấy hơi khó chịu.
Touchpad thiết kế khá vuông vức, kích thước 75 x 120mm, phủ kính và khả năng tracking chính xác, nhạy, tuy nhiên thì vẫn chưa phải là cơ chế haptic feedback.
Webcam 1080p cộng với cảm biến IR có thể mở khoá bằng khuôn mặt qua Windows Hello, nó nút gạt để tắt camera bằng điện, gia tăng thêm quyền riêng tư cho người dùng.
Màn hình của Lenovo Yoga Slim 7i Gen 9
Điều đáng tiếc nhất với mình trên màn hình của Yoga Slim 7i Gen 9 đó là độ phân giải chỉ là WUXGA (1920x1200) 60Hz. Nếu MacBook cũng 60Hz nhưng độ phân giải cao hơn, còn với mẫu laptop này thì bù lại bằng tấm nền OLED với độ tương phản 100.000:1.
Quảng cáo
Tấm nền này cũng đem lại độ sáng peak khoảng 400 nits, tấm phủ glossy nhưng cá nhân mình thấy rằng nó hạn chế phản chiếu khá tốt. Góc nhìn của màn hình này cũng rất rộng, lên đến 85 độ.
Kiểm tra qua về nhà cung cấp của tấm nền thì mình phát hiện ra rằng model LEN140WUXGA (LEN88AC) có thông số y hệt như tấm nền của mẫu Lenovo IdeaPad Slim 5 14, một mẫu laptop cũng có mức giá loanh quanh 20-25 triệu đồng. Bù lại, Lenovo Yoga Slim 7i Gen 9 có những chứng nhận liên quan đến hiển thị như Eyesafe®️️️ Certified 2.0, Dolby®️️️ Vision, VESA DisplayHDR™️ True Black 500.
Không rõ những anh em dùng laptop Windows màn hình FHD có khó chịu hay không nhưng bản thân mình khi đang dùng một chiếc laptop có độ phân giải cao chuyển sang màn hình FHD thì cũng hơi lấn cấn một chút, mật độ điểm ảnh chưa đủ cao (162PPI) nên khi nhìn vào lúc đầu sẽ thấy nó hơi rỗ.
Dĩ nhiên nói đi cũng phải nói lại, nếu mà mọi thứ đều tốt đẹp thì chúng ta sẽ không có mức giá này 😁.
Hiệu năng của Lenovo Yoga Slim 7i Gen 9
Intel Core Ultra 7 155H trên Yoga Slim 7i Gen 9 có TDP 28W, đây là 1 trong 2 mẫu SoC phổ biến thứ hai của thế hệ Meteor Lake, bên cạnh Core Ultra 5 125H. Tổng số nhân và luồng của Core Ultra 7 155H là 16 nhân 22 luồng, trong đó có 6 nhân P-core, 8 nhân E-core và 2 nhân LP E-core.
Trong các bài test hiệu năng đơn nhân và đa nhân của Yoga Slim 7i, xung đơn nhân đạt 4.5GHz và đa nhân trung bình là 2.5GHz, bằng với xung boost của 2 nhân LP E-core. Mức công suất tiêu thụ điện của Intel Core Ultra 7 155H trên mẫu laptop này có thể lên tối đa 50W và ổn định ở ngưỡng 30W. Tuy nhiên nhiệt độ của Lenovo Yoga Slim 7i lại luôn ở trong ngưỡng 100 độ C nếu tải nặng.
Điều này dẫn đến việc máy phải cắt điện năng tiêu thụ để giảm nhiệt độ của máy, Lenovo không khoá điện năng tiêu thụ của Yoga Slim 7i ở một ngưỡng cố định, nếu nhiệt độ quá cao thì hiệu năng sẽ bị ảnh hưởng.
Điểm 3DMark của iGPU Intel Arc Graphics có cải thiện so với Intel Core i thế hệ 13 Raptor Lake trước đó, nhưng cũng chỉ đủ để anh em chiến game Esport nhẹ nhàng thôi.
Là một mẫu laptop hướng đến tương lai AI, chuẩn bị sẵn cho AI thì chúng ta cũng có thể trải nghiệm rất nhiều tính năng thông minh trên mẫu laptop này, ví dụ như Copilot (có phím tắt để gọi Copilot), bộ Windows Studio Effects, hoặc bạn cũng có thể cài đặt và trải nghiệm một số mẫu LLM trực tiếp trên máy tính.
Nhìn chung, Yoga Slim 7i Gen 9 sẽ là một chiếc máy làm việc văn phòng tốt, hiệu năng với các tác vụ thông thường là hoàn toàn ổn, máy mát mẻ, Lenovo cũng khéo léo giấu các khe tản nhiệt ngay phía dưới bản lề, nó sẽ hạn chế nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến trải nghiệm gõ phím của người dùng. Ngoại trừ các tác vụ nặng ảnh hưởng đến hiệu năng của máy như render, thì còn lại người dùng không phải lo lắng, mà chiếc laptop này cũng không phải sinh ra để phục vụ các tác vụ nặng.
Nếu dùng với các tác vụ thông thường, Yoga Slim 7i hoàn toàn có thể dùng được gần 6 tiếng on screen, nếu thiết lập chế độ dark mode và thiết lập độ sáng thích hợp, mình nghĩ con số này sẽ cao hơn, dù sao, với viên pin 65Whr thì con số này đã là một con số khá ấn tượng. Nhưng anh em cũng không cần quá lo lắng đâu, vì máy hỗ trợ sạc nhanh, dù adapter sạc chỉ là 65W nhưng đảm bảo bạn sẽ có 50% pin chỉ trong hơn 40 phút một chút mà thôi.
Về các trải nghiệm khác của một chiếc laptop Lenovo nói chung, đó là Lenovo Vantage, phần mềm quản lý này vừa có một cuộc đại tu giao diện lớn, thoáng hơn, tính năng vẫn dồi dào như vậy nhưng cách sắp xếp đã dùng hơn. Một số tính năng thông minh của Yoga Slim 7i có thể kể đến như tự động khoá máy tính khi bạn đi khỏi, tự động sáng màn hình khi bạn quay lại và tự động unlock nhờ cảm biến và cơ chế Windows Hello có trên máy.
Lenovo cũng trang bị Wi-Fi 6E và Bluetooth 5.3 LE cho mẫu laptop này, hai loa cũng hỗ trợ Dolby Atmos nhưng trải nghiệm không thật sự như mong đợi, nhưng mình thích thiết kế của hai dải loa này, nó làm cho âm thanh hướng về mình nhiều hơn.
Tạm kết
Đối với cá nhân mình, giá trị lớn nhất mà chiếc laptop này mang lại đó là cấu hình trên mức giá của nó, bên cạnh đó là màn hình OLED, dĩ nhiên nó vẫn có những điểm chưa hoàn hảo như màn hình 60Hz, hiệu năng chưa thực sự làm thoả mãn mình, nhưng sau cùng, mình có thể bỏ qua được hai điểm trừ nó.
Yoga Slim 7i Gen 9 sẽ là sự lựa chọn vô cùng hợp lý nếu bạn không thích dùng MacBook, muốn tìm một mẫu máy Windows trong cùng tầm giá dưới 30 triệu, quả thật khó tìm được mẫu laptop nào có p/p tốt hơn.