Samsung LU28R550 là một chiếc màn hình mà mình nghĩ rằng nếu anh em đang tìm một chiếc màn hình 4K dưới 30" thì không nên bỏ qua. Mình đã có khoảng thời gian kha khá sử dụng chiếc màn hình này và so với lại thời điểm mà nó mới ra mắt vào năm 2019 thì sau gần 2 năm nó vẫn rất đáng mua cho anh em nào làm việc đồ họa, hoặc giải trí và chơi game bán chuyên.
Năm 2019 Samsung ra mắt dòng màn hình U28R550 với mức giá khi bán chính hãng là khoảng 16 triệu đồng, và sau hai năm nó đã giảm đi một nửa, các đại lý còn bán chiếc màn hình này mà mình tham khảo được thì nó đang được bán với mức giá khoảng 9 triệu đồng. 9 triệu đồng cho một chiếc màn hình 4K HDR10 10-bit màu, tấm nền IPS và kích thước 28", phù hợp cho cả người dùng macOS lẫn Windows. Chắc chắn với mức giá giảm đi một nửa đó sẽ vừa có ưu và nhược điểm và nếu, qua những gì mình chia sẻ trong bài này mà anh em chấp nhận được, đây có thể nói là "chân ái" cho anh em.
Mình đã sử dụng cả Windows và macOS cho chiếc màn hình này và điểm mình nhận ra đó là nó gần như tối ưu được cho cả hai hệ diều hành này. với Windows thì đơn giản hơn khi hệ điều hành của Microsoft có thể scale phù hợp với từng % khác nhau mà không có quá nhiều thay đổi về việc hiển thị, còn với macOS, kích thước 28" 4K được đánh giá là phù hợp để sử dụng vì nó gần với mức Retina của Apple nhất để hiển thị với chất lượng tốt nhất.
Năm 2019 Samsung ra mắt dòng màn hình U28R550 với mức giá khi bán chính hãng là khoảng 16 triệu đồng, và sau hai năm nó đã giảm đi một nửa, các đại lý còn bán chiếc màn hình này mà mình tham khảo được thì nó đang được bán với mức giá khoảng 9 triệu đồng. 9 triệu đồng cho một chiếc màn hình 4K HDR10 10-bit màu, tấm nền IPS và kích thước 28", phù hợp cho cả người dùng macOS lẫn Windows. Chắc chắn với mức giá giảm đi một nửa đó sẽ vừa có ưu và nhược điểm và nếu, qua những gì mình chia sẻ trong bài này mà anh em chấp nhận được, đây có thể nói là "chân ái" cho anh em.

Mình đã sử dụng cả Windows và macOS cho chiếc màn hình này và điểm mình nhận ra đó là nó gần như tối ưu được cho cả hai hệ diều hành này. với Windows thì đơn giản hơn khi hệ điều hành của Microsoft có thể scale phù hợp với từng % khác nhau mà không có quá nhiều thay đổi về việc hiển thị, còn với macOS, kích thước 28" 4K được đánh giá là phù hợp để sử dụng vì nó gần với mức Retina của Apple nhất để hiển thị với chất lượng tốt nhất.

Một mẹo nhỏ với anh em khi dùng macOS với màn hình này đó là sử dụng nó ở độ phân giải hiển thị 1920 x 1080 thì sẽ không bị sụt giảm hiệu năng, lí do vì sao thì anh em có thể tham khảo hai bài viết của mình và Duy Luân dưới đây nói về việc sử dụng macOS với màn hình ngoài như thế nào cho tối ưu.
Sử dụng màn hình ngoài với laptop như thế nào cho tối ưu, lựa chọn mànhình như thế nào cho phù hợp?
Dùng màn hình rời 4K với Mac thì có bị giảm hiệu năng không? Hình ảnh có mờ hơn không?

Mình sẽ đi ngay vào nhược điểm lớn nhất trên chiếc màn hình này và có thể nói đó là lí do mà khiến cho chiếc màn hình này có mức giá rẻ, đó là việc nó bị lỗi trong việc hiển thị pixel. Nói một cách dễ hiểu đó là nếu anh em vẽ một hình vuông trên chiếc màn hình này thì các cạnh của nó sẽ không đều nhau, hay nói theo những anh em đã từng dùng qua màn hình này thì là vẽ hình vuông sẽ ra hình chữ nhật. Theo mình tìm hiểu được thì có lẽ đây là lỗi phần mềm của màn hình nhiều hơn vì mình có tìm được một bản cập nhật driver màn hình để khắc phục lỗi này.

Trong quá trình sử dụng thông thường, không làm các công việc liên quan đến đồ họa hay đo đạc thì chiếc màn hình này hoàn toàn ổn, không có bất cứ vấn đề nào về việc hiển thị. Nhưng nếu những anh em nào làm về đồ họa, đo đạc cần sự chính xác cao thì nên cân nhắc, dĩ nhiên những bản cập nhật driver sau này được nhiều anh em đánh giá là đã khắc phục được lỗi nhưng mình vẫn phải cảnh báo anh em về lỗi này.
Quảng cáo

Nhược điểm thứ hai của màn hình này đó là OSD của nó khá dở, khi mình cắm laptop vào màn hình này thì nó sẽ không tự nhận được nguồn mà mình phải chọn thủ công (trong trường hợp đang có hai nguồn tín hiệu cắm vào màn hình cùng lúc), khá mất thời gian và phiền phức, đôi khi mình thấy bực bội vì điều này. Kế đến là việc đánh thức máy từ chế độ sleep thì mình cũng phải làm thủ công, chọn lại nguồn thì mới có thể sử dụng tiếp được. Nếu ngày xưa khi chọn chiếc màn hình này ở mức giá 15-16 triệu đồng thì có lẽ với hai nhược điểm này mình sẽ không chọn nó, nhưng bây giờ ở mức giá 9 triệu đồng thì mình hoàn toàn có thể chấp nhận chuyện này, hơn nữa việc hiển thị sai pixel đã được nhiều anh em cho biết đã được khắc phục.
Đó là hai nhược điểm lớn nhất của chiếc màn hình Samsung LU28R550 này, nếu như anh em đọc tới đây và chấp nhận được nó thì anh em sẽ đến với những ưu điểm rất lớn từ chiếc màn hình này và những điều sướng mà nó mang lại.

Chất lượng hiển thị của tấm nền là điều quan trọng nhất khi anh em đi mua một chiếc màn hình. LU28R550 có thông số rất ấn tượng trong tầm giá dưới 10 triệu:
- Kích thước 28" độ phân giải 4K, hỗ trợ HDR10 và hiển thị 10-bit màu.
- Sử dụng tấm nền IPS, độ tương phản tĩnh ở 1000:1.
- Độ sáng theo công bố của Samsung ở 300nits, thấp nhất ở 250nits trung bình.
Quảng cáo
Theo như bài trên tay trước đây mod Khoa đã từng chia sẻ với anh em về chất lượng hiển thị, Tinh tế đo bằng máy Spyder4Elite thì chiếc màn hình này đạt được 86% dải AdobeRGB, 84% dải NTSC và 100% sRGB. Trải nghiệm của anh em khi giải trí hay xem nội dung trên chiếc màn hình này là cực kì đã, đặc biệt khi bật HDR.

Với những anh em làm công việc đồ họa, LU28R550 cũng khá phù hợp khi Delta E đo được ở mức dưới 2, mức phù hợp để làm các công việc liên quan đến màu sắc. Ở bên trong menu OSD của máy có sẵn tính năng tự cân chỉnh màu sắc và nó đo ra được Delta E ở mức khoảng 1.8, rất gần với mức mà Tinh tế bọn mình đo được. Về chi tiết các dải màu, dải màu có số Delta E cao nhất là màu 1F (màu xanh), màu 5E (màu xám đen) và 6H (màu nâu). Hai màu xám đen và màu nâu đến từ việc chiếc màn hình này sử dụng tấm nền IPS và do nó sử dụng đèn nền nên màu đen không thể nào sâu được như tấm nền mini-LED hay OLED được.
Về Gamma, kết quả đo của Tinh tế là 2.23, gần với mức tiêu chuẩn 2.2 và nhiệt độ màu ở 6600K, cũng gần với nhiệt độ tiêu chuẩn 6500K. Tuy nhiên thực tế mình sử dụng (không bật Night Light hay Eye Care) thì màn hình hơi ngả vàng nhẹ, lúc này anh em có thể tùy chỉnh ở trong menu OSD để có được màu ưng ý nhất.

Một tính năng khá hay của chiếc màn hình mà mình cũng thử sử dụng và thấy khá hay đó là PiP hay PbP. Đây là tính năng hay thấy trên những chiếc màn hình hay tv của Samsung. Với PbP hay PiP chúng ta có thể kết nối một chiếc màn hình tới hai chiếc máy tính khác nhau để sử dụng. Với mình thời gian đầu thấy khá hứng thú với nó vì nó nhận tín hiệu từ hai nguồn riêng biệt và chúng ta có thể sử dụng hai chiếc máy tính trên cùng một màn hình, một bên macOS và một bên là Windows. Nhưng sau một thời gian ngắn mình nhận ra việc sử dụng như thế này không tối ưu và lúc này mỗi phần màn hình hiển thị cho một máy tính chỉ nhận độ phân giải Full HD mà thôi, không đem lại trải nghiệm tốt nên mình nghĩ rằng tính năng này chỉ hữu dụng trong một vài trường hợp nhất định hay cần kíp nào đó mà thôi.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/11/5749239_trainghiem_manhinh_samsung_LU28R550_tinhte-01.jpg)
Tuy đây là một chiếc màn hình không hướng hoàn toàn đến việc chơi game nhưng nó cũng hỗ trợ một vài tính năng dành cho anh em thích làm vài ván game sau những giờ làm việc căng thẳng. Đầu tiên là hỗ trợ AMD Freesync cho những anh em dùng máy tính AMD hay thời gian phản hồi (GtG) chỉ là 4ms. Nó không phải là những con số ghê gớm nếu so với màn hình gaming nhưng nó cũng vừa đủ nếu anh em chơi những tựa game thiên về đồ họa hay cốt truyện như Red Dead Redemption 2 hay GTA V. Chất lượng hiển thị tuyệt vời, hỗ trợ HDR10 sẽ giúp những khung cảnh trong game của anh em trở nên vi diệu hơn, dĩ nhiên cấu hình máy tính anh em cũng phải mạnh để có thể gánh được những khung hình đồ họa render ở chất lượng cao như vậy.

Ở trong menu OSD của màn hình mình còn thấy Samsung hỗ trợ tính năng Magic upscale, nó sẽ giúp upscale những hình ảnh hay video ở độ phân giải không cao thành độ phân giải cao và phần nào đó bù lại về chất lượng hiển thị mà chúng ta đáng được nhận. Dĩ nhiên nó không phải thần thánh để hô biến một nội dung chất lượng kém thành chất lượng cao được nhưng nó sẽ hữu dụng trong vài trường hợp, còn nếu như lúc nào cũng bật nó lên anh em sẽ cảm thấy đôi khi hình ảnh sẽ rất giả, không thật nên mình thường không sử dụng tính năng này.
Màn hình cũng được tích hợp sẵn tính năng bảo vệ mắt vào ban đêm nhưng mình cũng không dùng nó mà sử dụng luôn tính năng Night Light có trong hệ điều hành.

Thiết kế là điểm mình muốn đề cập cuối cùng với anh em trong bài này, vì thực sự thiết kế của màn hình này không có gì quá nổi bật. Phía trước nhìn tới thì cũng giống như bao màn hình khác, phía sau thì cá nhân mình thấy hơi chán vì nó không có điểm nhấn cụ thể. Phần chân đế và và ngàm cũng là một điểm mình chưa ưng, thứ nhất chân đế này anh em sẽ không thể nâng hạ độ cao hay xoay ngang được, chỉ có thể điều chỉnh độ nghiêng của màn hình mà thôi. Cũng may là do sử dụng tấm nền IPS nên nó có góc nhìn khá rộng nên không quá căng thẳng lắm về vấn đề này, kế đến nó sử dụng ngàm VESA 75x75 nên sẽ hơi khó thể anh em tìm arm nếu như không muốn dùng chân đế này. Điểm mình thích duy nhất ở chân đế đó là phần trống giữa màn hình và chân chữ V, nó khá sâu và mình có thể cất gọn chiếc laptop của mình vào đó mà không chiếm không gian quá nhiều, một diểm hay ho mà mình tìm ra được trong quá trình sử dụng.

Cổng kết nối của chiếc màn hình này khá đầy đủ khi vừa có HDMI vừa DisplayPort cũng như jack 3.5mm, có lẽ sự thiếu vắng USB-C trên màn hình này là điều đáng tiếc nhất, nếu như ngày xưa với mức giá 15-16 triệu thì Samsung nên trang bị USB-C vừa có thể cấp điện vừa có thể truyền dữ liệu hình ảnh thì sẽ tuyệt vời hơn.

Tóm lại, ở thời điểm bây giờ, với mức giá 8 triệu cho một chiếc màn hình 4K HDR với chất lượng hiển thị tuyệt vời như vậy thì thực sự là một món hời, trong tầm giá này sẽ khá khó để anh em tìm ra được một chiếc màn hình nào cho chất lượng tốt như chiếc này.