OLED luôn được đánh giá là tốt nhất hiện tại trong thế giới công nghệ màn hình TV. Nhờ vào những điểm ảnh hữu cơ tự phát sáng và bật tắt độc lập, màu đen trên các tấm nền này được tái tạo hoàn hảo, màu sắc tự nhiên, trung thực hay tốc độ phản hồi của những điểm ảnh thuộc hàng tốp. Với những đặc điểm đó, trước giờ những chiếc TV công nghệ OLED của LG luôn là “cái đích end game” của nhiều người khi chọn mua một chiếc TV phục vụ giải trí đa dụng: từ xem TV, xem Youtube, coi phim cho tới chơi game từ các hệ máy console.
Sau quãng thời gian cải thiện bản chất công nghệ tấm nền OLED, thay đổi thiết kế theo nhiều hướng khác nhau, cải thiện độ thông minh và thân thiện của hệ điều hành hay giao diện người dùng, thì năm 2021 vừa qua chứng kiến một nâng cấp của những chiếc TV OLED mà theo mình là cực kỳ căn cơ: tăng tốc độ làm tươi cùng một loạt những công nghệ chơi game. Sau gần nửa năm sử dụng chiếc LG OLED C1, mình càng cảm nhận rõ hơn ý nghĩa của những nâng cấp này.
Ở thời điểm hiện tại, LG OLED C1 có thể được xem như một trong những chiếc TV 4K OLED tốt nhất, đồng thời tạo điều kiện cho người dùng chạm tới được những cách khai thác triệt để công nghệ tấm nền TV để phục vụ giải trí tốt hơn, cảm xúc hơn.
Sau quãng thời gian cải thiện bản chất công nghệ tấm nền OLED, thay đổi thiết kế theo nhiều hướng khác nhau, cải thiện độ thông minh và thân thiện của hệ điều hành hay giao diện người dùng, thì năm 2021 vừa qua chứng kiến một nâng cấp của những chiếc TV OLED mà theo mình là cực kỳ căn cơ: tăng tốc độ làm tươi cùng một loạt những công nghệ chơi game. Sau gần nửa năm sử dụng chiếc LG OLED C1, mình càng cảm nhận rõ hơn ý nghĩa của những nâng cấp này.
Ở thời điểm hiện tại, LG OLED C1 có thể được xem như một trong những chiếc TV 4K OLED tốt nhất, đồng thời tạo điều kiện cho người dùng chạm tới được những cách khai thác triệt để công nghệ tấm nền TV để phục vụ giải trí tốt hơn, cảm xúc hơn.
Độ tương phản màu tuyệt đối và…
Thật ra mà nói từ trước đến nay khi nhắc đến TV, mình thường nghĩ nhiều hơn về khả năng thể hiện hình ảnh của nó, đặc biệt trong bối cảnh mà chúng ta xem phim, stream nội dung truyền hình, hay đối với game thủ vẫn có thể sử dụng TV cùng console như PS4, PS5, Xbox. Dù vậy khái niệm chơi game, đặc biệt là chơi game PC trên TV thì mãi đến năm 2021 chúng ta mới có thể nghĩ đến nhờ hàng loạt hãng sản xuất nâng cấp tốc độ làm tươi cùng công nghệ chơi game trên TV, điển hình như LG C1.
Về cơ bản, chúng ta vẫn có 1 màn hình kích thước 55 inch, ngoài ra còn những điểm thường được nhắc đến trên C1 hay dòng G, dòng A của LG - công nghệ OLED. Điểm kế đến là tốc độ làm tươi của tấm nền là 120 Hz - chuẩn mà theo mình là đủ nhanh để phục vụ cho khả năng chơi game mượt nhất có thể đối với 1 mẫu TV đầu năm nay.
Chơi game trên TV với độ trễ màn hình thấp, không bị giật lag, xé hình
Thêm vào đó, chúng ta có 1 loạt công nghệ phục vụ cho khả năng chơi game như chống xé hình, chống giật lag và hoàn thiện chuyển động hay điều khiển trong game. Có thể kể đến như NVIDIA G-SYNC, AMD FreeSync, VRR, cùng những cổng kết nối để phục vụ tốt và tận dụng tối đa cổng HDMI.
Từ phần cứng, chúng ta có 3 cổng HDMI 2.1 đều hỗ trợ eARC, tối đa hóa những gì có thể sử dụng được với cổng kết nối này, bao gồm việc thể hiện những nội dung có tốc độ khung hình tới 120 Hz.
Điểm này đã tạo tiền đề cho chiếc LG OLED C1 giúp mình sử dụng cùng với dàn PC tương tự như khi sử dụng với những màn hình máy tính gaming. Rõ ràng với tận 3 cổng HDMI 2.1 thì chúng ta không chỉ vừa cắm PC, vừa cắm PS5, Xbox Series X và cổng HDMI còn lại sẽ dùng cho Android TV hay Nintendo Switch. Với kịch bản này, combo nói trên sẽ biến góc giải trí với trung tâm là chiếc LG OLED C1 trở thành góc gaming “top” ở thời điểm hiện tại.
Quảng cáo
Trải nghiệm game: cảm xúc thăng hoa hơn
Vậy cụ thể những trải nghiệm và cảm xúc của mình khi chơi những tựa game PC trên chiếc LG OLED C1 này như thế nào? Mình chơi nhiều những tựa game khác nhau như Final Fantasy VII Remake, God of War, Resident Evil 3 HD cũng như vài tựa game khác, đa dạng thể loại. Mình đi đến nhận định rằng, trước giờ cảm xúc khi chúng ta chơi những tựa game, đặc biệt là thể loại hành động, điều khiển bằng controller sẽ thỏa mãn hơn trên TV nhất là khi nó có kích thước màn hình lớn như thế này, chất lượng hiển thị đẹp như thế này.
Thông qua việc tăng kích thước khung hình lên, khi anh em ngồi trên sofa trước 1 màn hình 55 inch thì anh em sẽ có cảm giác hòa vào thế giới game nhiều hơn, có cảm xúc hơn và đặc biệt là có thể thưởng thức được những gì mà nhà sản xuất đã tạo ra. Ngày xưa chúng ta chỉ có thể làm được việc này với game console, thì hiện tại, những tựa game PC cũng có thể làm được với LG OLED C1. TV cũng mở ra cho mình nhiều kịch bản, nhiều tựa game hơn để mình thưởng thức, cũng không thể không kể đến chất lượng hình ảnh mà chiếc TV này mang lại.
Rõ ràng nhờ vào lợi thế OLED, chúng ta có độ tương phản gần như tuyệt đối, vì vậy những khung cảnh có chủ thể trên nền tối hoặc những cảnh có màu đen sâu, chiếc TV này mang lại cảm giác khi chơi vào ban đêm giống như nhân vật đó đang trôi nổi ở trước mặt hơn là bị giới hạn trong khung viền TV.
Quảng cáo
Cuối cùng, những cái chúng ta có là những gì mà card màn hình xuất tín hiệu ra TV nhờ những công nghệ như VRR, G-SYNC. Thêm vào đó, 1 điểm nữa mà mình đánh giá cao trên màn hình này khi mình chơi game là lúc chuyển cảnh đột ngột giữa vùng tối và sáng, tốc độ chuyển đổi rất nhanh, không bị delay như mình gặp trên 1 số TV khác hay thậm chí là màn hình gaming.
Những thách thức và nhiều hy vọng trong năm 2022 này
Đến đây, chắc chắn anh em sẽ thắc mắc rằng liệu sử dụng 1 chiếc TV như LG OLED C1 với máy tính chạy Windows và chơi game thì sẽ có khả năng dẫn đến hiện tượng burn-in hay không. Đây là điều mà hầu như anh em đều đặt câu hỏi, và cả mình ban đầu cũng như vậy. Rõ ràng trước đây, burn-in là điểm yếu của OLED, dù vậy, theo 1 thống kê mà mình đọc được thì để xảy ra burn-in thì màn hình phải hiển thị 1 ảnh tĩnh trong 8 tiếng mỗi ngày, kéo dài nhiều tháng trời.
Nhà sản xuất cũng trang bị những chế độ như tự động thay đổi pixel để hạn chế tối đa tình trạng này. Vì vậy mình nghĩ việc chạy PC hay chơi game trên màn hình này sẽ không tác động quá nhiều đến tổng thời gian mà anh em sử dụng nói chung.
Để có những trải nghiệm chơi game PC hoàn hảo như vậy (4K @ 120 Hz) trên chiếc TV OLED 55 inch này thì phần cứng PC cần phải đầu tư không hề rẻ cũng như việc lắp đặt hơi rắc rối. Sử dụng với PC sẽ không đơn giản như PS5 chẳng hạn, chỉ cần bỏ ra khoảng 20 triệu cho console cùng vài tựa game là đã có thể thưởng thức. Dĩ nhiên console sẽ bị giới hạn hơn 1 chút so với việc chúng ta tự chủ trong thế giới rất nhiều game PC cũng như khả năng tùy biến cao.
Tạm kết
Với xu thế trang bị những công nghệ chơi game PC tốt hơn trên những chiếc TV, thông qua những chiếc TV điển hình như LG đã ra mắt hồi CES 2022, kết hợp với những phần cứng (card đồ họa) chuẩn bị ra mắt trong năm nay, mình tin rằng trải nghiệm chơi game PC trên TV sẽ dễ dàng tiếp cận hơn 1 chút trong năm nay. Những năm sắp tới mới là lúc mà chúng ta có thể được thưởng thức trọn vẹn và “đã” nhất những tựa game hay chính xác hơn là những phương tiện giải trí trên 1 chiếc TV đúng nghĩa. Rõ ràng, LG OLED C1 cùng những trải nghiệm mà nó mang lại cho mình có thể xem là một trong những minh chứng cho định nghĩa TV thế hệ mới: TV là tích hợp những phương tiện giải trí đang dần thế chỗ cho định nghĩa vô tuyến truyền hình xưa cũ.