Giới thiệu một chút về Finalmouse, ban đầu hãng được thành lập không có nhiều nổi bật lắm cho đến khi bắt đầu một loạt sản phẩm hợp tác với các game thủ nổi tiếng trong làng Esport như ScreaM, Ninja, TenZ,... bằng loạt sản phẩm “siêu nhẹ, nhiều lỗ” đã tạo nên trào lưu chuột siêu nhẹ trên toàn cầu.
Năm 2021, Finalmouse Starlight-12 chính thức ra mắt một lần nữa đặt lại định nghĩa thế nào là siêu nhẹ khi khi trọng lượng dưới 50 gram. Ngoài siêu nhẹ, một vật liệu mới không ai nghĩ đến là magnesium (hay còn gọi là ma-giê, magie) được sử dụng cho lớp vỏ chuột. Và đây cũng là mẫu chuột không dây đầu tiên của Finalmouse.
Giá nếu bạn mua Finalmouse từ nước ngoài, chưa kể các loại phí và thuế để chuột về đến Việt Nam.
Thời bấy giờ mình cũng muốn mua một chiếc để sưu tầm nhưng giá đó thì thật sự quá cao so với bản thân mình. Hiện tại giá dễ chịu hơn rồi nên mình quyết định sắm một chiếc, để dùng và viết vài cảm nhận của mình về dòng chuột này.
Năm 2021, Finalmouse Starlight-12 chính thức ra mắt một lần nữa đặt lại định nghĩa thế nào là siêu nhẹ khi khi trọng lượng dưới 50 gram. Ngoài siêu nhẹ, một vật liệu mới không ai nghĩ đến là magnesium (hay còn gọi là ma-giê, magie) được sử dụng cho lớp vỏ chuột. Và đây cũng là mẫu chuột không dây đầu tiên của Finalmouse.
Những ấn tượng ban đầu
Khó mua, giá bị đôn cao và tỉ lệ mua phải sản phẩm 2nd không hoàn hảo cao. Đó là những điều bạn phải chấp nhận khi quyết định tậu Finalmouse tại Việt Nam trước năm 2023. Trên website của hãng, mỗi chiếc Finalmouse Starlight-12 có giá 189 USD nhưng hãy xem lại trên những trang web đầu cơ bán lại, giá luôn từ 250 USD trở lên. Nếu là hàng nguyên seal, màu hiếm giá có thể đến 500 USD nếu bạn muốn sở hữu.
Giá nếu bạn mua Finalmouse từ nước ngoài, chưa kể các loại phí và thuế để chuột về đến Việt Nam.
Thời bấy giờ mình cũng muốn mua một chiếc để sưu tầm nhưng giá đó thì thật sự quá cao so với bản thân mình. Hiện tại giá dễ chịu hơn rồi nên mình quyết định sắm một chiếc, để dùng và viết vài cảm nhận của mình về dòng chuột này.

Làm từ kim loại, cụ thể là ma-giê / magie / magnesium. Theo mình biết magie là kim loại nhẹ nhưng cứng vững thường được dùng trong các chi tiết chịu lực nhưng cần nhẹ.
Kết nối không dây, cái này thì bình thường quá nhưng kết nối không dây pin 160 tiếng mà trọng lượng có 42 gram - tức cục pin nhỏ xíu tầm 250 - 300 mAh dùng tương đối lâu. Cũng ít hãng sản xuất gaming gear nào dám công khai về nguồn gốc xuất xứ linh kiện của mình như Finalmouse. Hãng sử dụng pin sạc Jauch của Đức, nhìn sâu vào bên trong lỗ chuột bạn có thể thấy mã QR số serial của pin. Việc pin có tên có tuổi ít ra cũng an toàn hơn pin OEM no name nên an tâm hơn về độ bền và an toàn trong quá trình sử dụng / sạc pin.
Những điểm mình thích
Vì sao là kim loại? Vì sao chọn hợp kim ma-giê?

Magie là kim loại có số nguyên tử 12 trong bảng tuần hoàn Mendeleev (vì vậy tên là Starlight-12), là kim loại có khối lượng riêng / khả năng chịu lực tương đối tốt. Theo mình biết hợp kim của magie được ứng dụng trong các chi tiết cơ khí chịu lực cần trọng lượng nhẹ mà ví dụ mình biết là những bộ mâm ô tô đắt tiền.

Theo ví dụ trên, mình nghĩ Finalmouse sử dụng hợp kim magie để giảm trọng lượng vỏ chuột nhưng không hi sinh độ cứng chắc bằng cách làm vỏ mỏng hơn và tạo họa tiết rỗng để giảm trọng lượng.
Tiếng click chuột “rất sang”
Tách, tách là tiếng của các dòng chuột hiện nay kể cả chuột văn phòng hay chơi game (trừ dòng silent) còn Finalmouse Starlight Pro là “ting, ting” rất sang và vang kiểu của kim loại.Dưới đây mình đính kèm một video test tiếng click của nút chuột, các bạn thử đeo tai nghe để cảm nhận độ sướng nhé. Mình thu qua mic điện thoại nên có thể không chính xác lắm nhưng khi sử dụng thực tế, cảm giác tương đối phê và có độ vang rất đã, rất khác tiếng click chuột tách tách của chuột vỏ nhựa truyền thống.
Kết nối không dây
Năm 2023 rồi chuột chơi game không dây nó lại bình thường quá. Nhưng giữa một rừng hãng làm chuột giấu xài chip xử lý gì để cắt giảm giá thành, tăng lợi nhuận mà không minh bạch thì Finalmouse thời bấy giờ là hãng minh bạch. Thay vì sử dụng các chip MCU CompX, Telink giá thành rẻ giúp tăng lợi nhuận thì Finalmouse Starlight-12/Pro sử dụng chip từ Nordic Semiconductor - Na Uy.Quảng cáo

Nếu bạn chưa biết thì Nordic được biết đến với giải pháp Bluetooth Low Energy (Bluetooth LE) cũng như các chip xử lý không dây khác. Với chuột gaming nói riêng và chuột không dây nói chung, chip Nordic RF thuộc hàng xịn nhất, độ trễ thấp, tín hiệu ổn định và quản lý pin hiệu quả. Dĩ nhiên chip xịn, firmware cũng phải tốt mới khai thác hết hiệu năng của chip.
Cảm giác “đã” khi sở hữu

Với những bạn chưa nghe qua hoặc không tìm hiểu về Finalmouse, việc sở hữu mẫu chuột này khá bình thường nhưng với những ai đã tìm hiểu qua Finalmouse, đây là niềm tự hào của bản thân. Điều này được hình thành bởi nhiều nguyên nhân nhưng theo mình có một số nguyên nhân chính sau:
- Trước 2023 tìm và mua Finalmouse tương đối khó tại Việt Nam.
- Các sản phẩm của hãng luôn được bán dưới dạng limited và hết hàng cực nhanh bởi các bên đầu cơ.
- Vì đầu cơ nên giá luôn bị thổi lên. Hãng niêm yết 189USD nhưng giá trao tay có thể lên đến 500USD tùy phiên bản, độ hiếm và nhu cầu thị trường.
- Tỉ lệ mua phải sản phẩm 2nd bị lỗi tương đối cao. Mình nghĩ nguyên nhân do bảo hành phải gửi trực tiếp về Mỹ nên chi phí cao, hiếm ai chọn gửi bảo hành mà bán lại luôn.
Trọng lượng rất nhẹ

Như cầm một cục giấy trong bàn tay chính xác là cảm giác bạn cầm Finalmouse Starlight Pro trong tay. Trọng lượng chỉ 42 gram, tùy chiếc có thể dao động khoảng 3 gram nhưng nhìn chung vẫn rất nhẹ.
Ngoài trọng lượng nhẹ, phân bổ linh kiện bên trong tốt cũng khiến cảm giác cầm và nhấc chuột nhẹ nhàng hơn. Giải thích một chút theo nguyên tắc đòn bẩy, trọng tâm (điểm nặng nhất) càng xa điểm tựa (phần cổ tay bạn) càng khiến nhấc chuột cảm giác nặng hơn. Vì thế viên pin được dời về vị trí lùi về sau nhất có thể nên thêm một điểm cộng giúp chuột cảm giác di chuyển, nhấc lên nhẹ nhàng.
Quảng cáo
Mình là một người chơi game FPS, trọng lượng nhẹ giúp mình di chuyển chuột nhanh và dừng chuột dễ mà không cần dùng sức mạnh để ghìm chuột lại. Theo sở thích cá nhân, mình thích sử dụng Finalmouse Starlight Pro TenZ chung với các dòng lót chuột chậm như Pulsar ES2, LGG Saturn Pro và Ninjutso NPC.
Một sản phẩm tốt không có nghĩa hoàn hảo
Đầu thu không dây (receiver) cồng kềnh


Không xài cục thu USB truyền thống, Finalmouse dùng nguyên một “miếng bánh quy” to tròn và phải cắm vào máy tính thông qua một sợi cáp micro-USB. Vì kiểu setup này mà khi mang chuột ra ngoài, bạn cần mang cả dây và đầu thu để sử dụng nhưng nhờ setup này tín hiệu sẽ ổn định và khó bị nhiễu hơn.
Cáp sạc micro-USB

Dạo gần đây mình quen dùng chuột sạc bằng cổng USB-C nên chỉ setup một sợi cáp duy nhất cho tất cả chuột, từ hồi dùng Finalmouse mình phải setup thêm một sợi cáp nữa để gắn receiver và sạc chuột. May mắn là con Finalmouse của mình pin dư sức trụ được một tuần nên mình cũng không cần quan tâm đến việc sạc và nếu có thì sạc rất nhanh, mình chỉ cần để yên sợi cáp chuột kèm receiver trên máy và mở chuột lên khi cần dùng là được.
Vấn đề QC
Như vài ý trên bài mình từng đề cập tỉ lệ sản phẩm không hoàn hảo (sai số ở mức nào đó nhưng vẫn sử dụng bình thường được, khác với sản phẩm lỗi - không dùng được) của Finalmouse trên thị trường vẫn còn lưu thông trao tay. Nguyên nhân có thể do khoảng cách địa lý hoặc chi phí vận chuyển bảo hành đến Mỹ rất cao và việc bán lại xem ra tiết kiệm chi phí hơn gửi bảo hành.Finalmouse dạo gần đây mình thấy bắt đầu hợp tác với một số nhà bán lẻ trên thế giới thay vì tự bán như trước đây nên vấn đề này mình nghĩ sẽ dần khắc phục, nhờ vậy tới giờ mình mới mua được Finalmouse. Tại Việt Nam, Finalmouse đã được phân phối chính thức nên giờ mua đảm bảo được việc bảo hành. Ít ra là sản phẩm mình cầm trên tay xài được, ngon lành chứ không chờ vào độ hên xui khi mua trực tiếp từ nước ngoài.

May mắn chiếc của mình ngoại hình ổn, đợt thay feet chuột Corepad mới có mở ra độ lại bên trong một chút để đẹp và nhấn đã hơn.
Kết luận: là món trang sức đáng tiền (trong bộ sưu tập)

Nếu bạn đã “chìm sâu” vào thế giới gaming gear/thiết bị ngoại vi, Finalmouse Starlight-12/Pro nói riêng và các dòng Finalmouse nói chung mang giá trị sưu tập rất riêng với ý nghĩa là mỗi dòng đời sản phẩm đều là một cột mốc. Chẳng hạn như Air 58 hợp tác cùng Ninja và thiết lập cân nặng ultralight mới mốc 58 gram, rồi Starlight là 47 / 42 gram làm bằng magie và là dòng chuột đầu tiên của hãng kết nối không dây. Mỗi dòng chuột đều có một điểm gì đó làm cột mốc của hãng chứ không chỉ mang ý nghĩa làm mới lại sản phẩm nhằm tăng giá, kích cầu thị trường vì hãng sản xuất có nhiều đâu, mỗi lần mở bán hồi đó chắc được 10.000 chiếc là cao nhất, có dòng TenZ đợt này hình như tới 40.000 chiếc.

Finalmouse là một sản phẩm giá trị khi bạn tìm hiểu được giá trị tinh thần và cảm giác sướng khi sở hữu. Và trên những hình ảnh khoe góc chơi game và làm việc, góc có Finalmouse luôn cho cảm giác “khoe ngầm”, không cần giải thích nhiều để khoe độ chịu chơi 😁