Trên tay LED Piano: thiết bị hỗ trợ học đàn piano và organ dễ dàng ở mọi nơi

Trung Dt
11/3/2024 2:21Phản hồi: 105
Trên tay LED Piano: thiết bị hỗ trợ học đàn piano và organ dễ dàng ở mọi nơi
LED Piano là một giải pháp giúp anh em học đàn phím một cách dễ dàng hơn nhờ dây đèn LED phát sáng theo nhịp điệu bản nhạc cùng ứng dụng được kết nối Bluetooth thông qua smartphone hoặc tablet.



Với những anh em yêu thích việc chơi đàn phím, việc chúng ta luôn ngồi vào cây đàn và tạo ra những bản nhạc yêu thích luôn là mong muốn đầu tiên. Có thể việc học nhạc lý và nhìn bản nhạc để đánh đàn có khi còn lâu hơn việc lên YouTube để tìm hiểu và nhớ cách đánh cho những bài cơ bản.
Có lẽ vì mong muốn này, một anh kỹ sư người Việt đã tạo ra sản phẩm LED Piano để giúp những người dùng đang sở hữu những cây đàn piano, organ nhằm hỗ trợ việc chơi những bản nhạc theo ý thích một cách nhanh chóng.

Cấu tạo LED Piano và cách thức lắp đặt

Cấu tạo của LED Piano chỉ đơn giản là một dải đèn LED nhiều màu sắc có khả năng phát sáng tương ứng với 88 phím đàn piano tiêu chuẩn. Ngoài ra phiên bản dành cho đàn organ sẽ có 76 đèn LED tương ứng với kích thước chuẩn của một chiếc đàn organ có số lượng phím nhiều nhất.

ledpiano-tinhte-4.jpg
Dải LED đi kèm trong hộp với dây cấp nguồn USB-C cùng bộ chuyển có tuổi thọ khoảng 10.000 giờ.
Việc lắp đặt tối ưu nhất cho dây đèn LED này nằm ở vị trí phía trên của dãy phím đàn. Tất nhiên để có một trải nghiệm hoàn hảo anh em cũng cần khéo léo canh vị trí đèn thật khớp với từng vị trí phím đàn.
ledpiano-tinhte-2.jpg
Trên thị trường, anh em có thể tìm những dòng đàn tích hợp luôn dải đèn LED này bên trong, điển hình là mẫu Yamaha P-S500, tất nhiên mức giá của nó thể lên đến 40 triệu đồng. Còn thiết kế phím đàn phát sáng trước đây thì phần nào khó theo dõi hơn bởi phần tay của người chơi có thể che lấp góc nhìn phím.
Ngoài ra, thiết kế dải đèn LED này cũng dễ dàng lắp đặt cho bất kỳ đàn piano hay organ nào. Nếu sở hữu những đàn có số lượng phím bấm ít hơn thì người dùng có thể cắt bớt phần đèn LED dư ra nếu thấy cần thiết.

Kết nối và sử dụng LED Piano

Để kết nối, chúng ta chỉ cần cấp nguồn USB cho LED piano. Trên thiết bị dùng iOS hoặc Android sẽ cần đến ứng dụng LED Piano để tải về và sử dụng.

Sau khi cài đặt, thiết bị sử dụng cần được bật Bluetooth và khởi động ứng dụng LED Piano. Ngay góc trái phía trên sẽ là phần chuyển đổi ngôn ngữ nhanh có hỗ trợ tiếng Việt. Ngay kế bên, giao diện của ứng dụng LED Piano hiện ra với mục kết nối LED sẽ hiện ra thiết bị PianoLED kết nối thông qua Bluetooth.
Để bắt đầu chơi một bản nhạc, anh em sẽ truy cập vào phần thư viện nhạc của LED piano có tên gọi là Bài tập cơ bản. Ở đây ứng dụng có sẵn những bản nhạc midi được soạn sẵn phân chia cách đánh tay trái và tay phải rõ ràng, rành mạch nhằm đồng bộ việc hiển thị đèn LED trên phần cứng.
Nếu anh em không tìm thấy bài nhạc yêu thích thì có thể kiếm nguồn từ bên ngoài thông qua trình quản lý dữ liệu (Files) hoặc có thể order trực tiếp nhãn hàng LED Play để được hỗ trợ tải miễn phí.
Nguyên lý hoạt động của LED Piano chỉ đơn giản là phát sáng đèn LED theo vị trí phím tương ứng. Trong khi đó phần điều khiển của ứng dụng bao gồm âm thanh phát ra loa ngoài của smartphone / tablet, tuỳ chỉnh tốc độ của bản nhạc.

ledpiano-tinhte-3.jpg
Về cách điều khiển một bản nhạc, phần quan trọng nhất trong việc điều khiển chính là tốc độ của bài nhạc. Ứng dụng cho phép người chơi điều khiển nhanh tốc độ của bản nhạc, mặc định là 100%, tuỳ chỉnh tăng tốc lên hoặc giảm xuống.

Quảng cáo


led-piano-app-tinhte-1.jpg
Đồng thời với những thiết lập sẵn ứng dụng như các cấp độ chơi. ứng dụng đưa ra tuỳ chọn sẵn tốc độ chơi, khả năng hiển thị đèn theo từng tay gồm tay trái, tay phải, hoặc toàn bài nhạc với cả hai tay.
Trải nghiệm thực tế một bài nhạc khi phát thì phần giai điệu sẽ chạy giao diện với các thanh dọc chạy từ trên xuống dưới, tương ứng với thời lượng giữ phím trên một nốt của bản nhạc. Lúc này, phần giai điệu khi bắt đầu tương ứng với nốt nhạc nào thì đèn LED hiển thị tương ứng với phím đàn sẽ phát sáng lên.
Chính vì đặc tính này của sản phẩm, anh em sẽ cần phải luyện tập nhiều mới có thể đánh được những bản nhạc theo ý của người soạn tập tin midi đó. Kinh nghiệm của mình khi chơi thật thì mình sẽ tắt tiếng của ứng dụng trên smartphone hoặc tablet.

LED-Pinano-tinhte-trungdt-6.jpg
Như vậy, giải pháp của LED Piano sẽ đưa cho những người chơi nghiệp dư biết là chúng ta có đánh đúng theo bản nhạc midi của những người đã tạo ra nó hay không. Về phần chơi bài bản chắc hẳn anh em cũng sẽ cần phải học qua cách chuyển ngón và luyện để có thể bắt kịp theo những giai điệu của những bài nhạc.

Phần kết


LED Piano sẽ phù hợp cho anh em đang học piano, organ đang trong quá trình luyện ngón. Với những bài nhạc yêu thích với hoà âm đặc trưng, anh em có thể biết được tác giả đã đánh như thế nào và học theo nhờ gợi ý bằng đèn LED. Giải pháp này hỗ trợ bất kỳ chiếc đàn phím nào từ cơ đến điện tử, thay vì phải đầu tư những dòng đàn có hỗ trợ LED phát sáng có chi phí đầu tư cao. Kết hợp với phần cứng và ứng dụng giúp phát những bản nhạc yêu thích để luyện và chơi ở bất kỳ đâu.

Anh em có thể tham khảo sản phẩm này ở trang ledplay.vn hoặc các nền tảng bán hàng TMĐT phổ biến.

Quảng cáo

105 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tập đọc nốt là bài nào cũng chơi được, học mấy cái này như học vẹt vài bữa quên liền.
@hoangthanhnt Tập kiểu này chơi dc vài chục bài thì bt.
Nhưng bác vẫn sẽ chỉ quanh đi quẩn lại những bài pop/ballad... nhẹ nhàng.
Nếu bác thấy như thế là đủ với bác thì ok.
Đơn cử với bài sonata ánh trăng này, ai cũng biết, nhẹ nhàng chậm rãi nhưng qua khỏi đoạn mở đầu là sẽ hiểu nó khó chỗ nào.
@hoangthanhnt đọc bản nhạc đâu chỉ là đọc nốt đâu. còn đọc nhịp, tiết tấu, sắc thái, .... riêng việc đánh phím còn có rất nhiều kỹ thuật khác nhau: legato, staccato, .... học từ cơ bản thì trước khi được đánh mấy bản nhạc phổ biến thì kỹ năng đọc bản nhạc đã rất tốt rồi. có mấy bạn tự học hoặc thích đánh được nhanh mới muốn học mấy cách đường tắt thôi. mà đường tắt thì lược bỏ rất rất nhiều kỹ thuật căn bản của piano.
@pipobear Các bạn cứ đao to búa lớn nhỉ, mỗi người có nhu cầu khác nhau, ví dụ nhu cầu của tôi chỉ là đi làm về có hứng thì ngồi vào đàn 1 vài bài trong khoảng 15 20 phút để thư giãn, để đổi gió, để xả mệt mỏi công việc, tôi không có thời gian và không thích dành nhiều thời gian cho việc học bài bản, vậy tôi học bài bản để làm gì khi những bài nhạc tôi thích tôi có thể "học vẹt" hoặc "tự mò" mà tốn ít thời gian ? nó đủ đáp ứng nhu cầu giải trí của tôi. Đó, mấy cái dây led này hoặc 1 số các công cụ hỗ trợ khác nó ra đời để đáp ứng nhu cầu cho 1 nhóm đối tượng nào đó cảm thấy phù hợp với mình. Cứ nói nếu dùng cái này sẽ không cải thiện được khả năng, rồi là mất gốc, chơi sẽ không điêu luyện.... Ủa, mấy cái đó mà học bài bản thì ai chẳng biết là nó sẽ rất tốt, có ai phủ nhận học bài bản là không tốt đâu, vấn đề ở đây là đối tượng phù hợp chứ không phải là tốt hay không tốt, các bạn cứ vào thể hiện sự hiểu biết về âm nhạc nhưng chính các bạn đang đi lạc đề hoặc cố tình hiểu theo hướng tiêu cực. Còn bạn gì ở trên mang tiếng là dạy nhạc, nhưng cũng không hiểu đầy đủ về nhu cầu chơi đàn, những người tìm đến bạn ấy là những người có thời gian để học, mục đích của họ là muốn chơi điêu luyện, nhưng là thày dạy thì cũng phải biết ngoài nhóm học viên đó thì còn nhiều nhóm người khác không có nhu cầu cao như vậy. Các bạn đang lấy cái quy chuẩn chơi đàn bài bản (chuyên nghiệp) để gán ghép cho tất cả mọi người chơi đàn, như vậy là không đúng đâu. Các bạn cứ lên Youtube xem, rất nhiều các bài hướng dẫn chơi có chỉ dẫn tương tự, tại sao lại có ? bởi vì có cầu, rất nhiều người cần thì họ mới làm piano tutorial chứ.
@namphuong000 Thì đâu phải ai cũng học bài bản đâu, có ng học chơi chơi cho biết thì cái này cũng tiện dụng đó chứ, ít ra nó cũng có tập khách hàng có nhu cầu
Mua cái này chỉ tổ phí tiền =))
lên /r/pianolearning/ chắc bị chửi banh xác 😁
Như này sao không tải luôn file mp3 về phát ?
@Methanol Mình nhớ có công cụ đổi mp3 sang midi nhưng chắc không thể có dữ liệu nhạc cụ nốt cho đàn tay trái tay phải đâu 😁
Không có món nào mà tinh tế không trên tay
@hongphuc1992 còn mấy em BCS, BVS chưa nè
Sau một thời gian tự học piano mình cũng nhận ra nhịp về phách mới chính là linh hồn của một bản nhạc. Cho dù bạn có đánh đúng nốt mà nhịp phách chớt quớt thì cũng chán lắm 😆
@thedv9119 Chuẩn, nốt có thể sai 1-2 nốt khó ai nhận ra, nhưng nhịp không vững là vứt đi cả tác phẩm
@thedv9119 Chuẩn luôn a, tiếp đến là tính liên tục của bài nhạc, đang đánh giữa chừng xong quên nó tụt cảm xúc vô cùng =)). Đánh một hồi người nghe không biết là mình đang đánh nhạc là thành công.
Ngon. Thương mại hoá được cái này cũng hay chưa kể phần app.

Dành cho bác nào thích sáng chế: https://github.com/onlaj/Piano-LED-Visualizer Kết hợp với phần mềm Synthesia. Có tay trái tay phải rồi chế độ chờ tới khi ấn đúng nốt mới chạy nốt tiếp theo (dành cho piano có MIDI/ Bluetooth)

GitHub - onlaj/Piano-LED-Visualizer: Piano LED Visualizer: Connect an LED strip to your Raspberry Pi and create an immersive visual experience for your piano playing

Piano LED Visualizer: Connect an LED strip to your Raspberry Pi and create an immersive visual experience for your piano playing - onlaj/Piano-LED-Visualizer
github.com

Vấn đề duy nhất là khoảng cách led có thể không đồng nhất với phím ở 1 số vị trí.

Sản phầm kia chắc phải đặt riêng cọng led dẻo cho đúng vị trí (cái này tự làm cực đắt) thì đáng, còn nếu vẫn bị lệch (do mua led sẵn) thì chuối.
Synthesia là đủ, cơ mà cái này cũng tốt =]]
không nên, học nhạc, đặc biệt là nhạc cụ thì học nốt và cảm âm quan trọng hơn
@andymarshall Thì tải app simply piano về xài, nó có chèn mini game và thẩm âm chấm điểm nữa nên nhớ bài lâu chứ mà đánh theo nốt phím học vẹt này cũng chán chả khác gì chơi game bấm đúng nốt, có thể rất nhanh sẽ vẹt được 1 bài nhưng không hiểu được nhạc lý.
@namphuong000 Áp đặt ghê. Tôi nói mỗi người 1 mục đích khác nhau và cũng ko dìm chuyện học nhạc lý, ông thích chơi kiểu ông thì kệ ông thôi chứ tôi và chủ thớt và nhiều người khác thấy món này phù hợp với mình.
Và tôi cũng nói món này hữu ích để duy trì cảm hứng, còn ai có nhu cầu học bài bản thì cứ học bài bản, hiểu hong
@andymarshall Vde là nó là phương pháp sai, mình thấy bạn tập theo cái led đấy là sai nên mình chia sẻ để bạn điều chỉnh, tiết kiệm thời gian của bạn thôi. Còn bạn nghe hay không thì tuỳ, góp ý trên tinh thần chia sẻ thôi mà
@triethl Thực ra cái này cũng có 1 cái hay, nhất là mấy người piano trình diễn kiểu quay youtube. Trước xem mấy clip họ tự đàn, led phím sáng cho người xem ko biết piano xem tay họ lướt những phím gì, coi như 1 cái visual feedback.
Có cái này thì giống như đi học lái xe mà trên kính xe, trên mui xe, trên vỉa hè có đánh dấu để canh tới đâu là đánh lái lùi chuồng. Lúc đậu có bằng rồi, ngồi xe khác, đường ko đánh dấu, chạy ko khác gì ko biết lái cả.
Học vẹt nói chung nó hại lắm. Đừng đánh đồng cái trò học vẹt này là công cụ học tập.
@doomeranger Nhẹ nhàng hơn thì nó giúp gợi cảm hứng cho ai đang muốn tự học. Chứ luyện bài bản rồi thì ai cần nữa đâu.
@cothach mới tự học thì càng phải đúng phương pháp, nếu không thì rất dễ đi sai đường và dễ nản vì không có tiến bộ gì 😁
cảm hứng thì thà ngồi nghe nhạc, cảm âm, nhịp phách còn tốt hơn làm thế này gấp trăm lần
@cothach Gọi cảm hứng và học tốt thì mua app simply piano về xài, nó có chèn mini game và thẩm âm chấm điểm nữa nên nhớ bài lâu chứ mà đánh theo nốt phím học vẹt này cũng chán, có thể rất nhanh sẽ vẹt được 1 bài nhưng không hiểu được nhạc lý.
Cho người mới học, đặc biệt cho trẻ con cho nó fun thôi.
Học nghiêm túc ko ai dùng mấy cái món này cả.
quá phí tiền cho những thứ vô bổ thế này luôn
nhìn sơ qua thì có vẻ là món vô bổ, không hữu dụng
Làm 1 người học căn bản piano thì khuyên không nên học vẹt với phương pháp kiểu này, nếu tự học có thể bắt đầu với app Simply piano sẽ quen với việc đọc nốt và đánh hợp âm hơn kèm các mini game để thuần thục và nhớ bài hơn, nó có khả năng nghe và thẩm định chấm điểm mỗi bài học nên việc ghi nhớ rất tốt.
beend
ĐẠI BÀNG
một tháng
Cho Em xin thông tin cái đàn Casio của Anh @Trung Dt với?
@beend Casio PX-860, con này ổn xài 5-6 năm rồi vẫn OK. Giá cũ dưới 10tr là đẹp luôn. Hệ phím búa gõ Tri sensor II của con này nó nằm giữa GHs (mềm) và GH của Yamaha mà giá tốt hơn nhiều. Tiếng piano thể hiện ổn còn lại thì thôi bỏ, thua Yamaha với Roland.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019