Pen-F là chiếc máy ảnh không gương lật với cảm biến Micro Four Thirds (m4/3) mới được Olympus ra mắt hôm qua trên thị trường thế giới. Chiếc máy mình sẽ chia sẻ với anh em trong bài viết này mới chỉ là bản thử nghiệm (sample) nên mình muốn nói về thiết kế cổ điển của nó chứ không nói nhiều về chất lượng ảnh. Mình cũng có chụp thử vài tấm không qua chỉnh sửa (chỉ giảm kích thước) ở chế độ iAuto và A (ưu tiên khẩu) với Pen-F để anh em xem chơi.
Olympus Pen-F hướng tới người dùng của trào lưu cổ điển với công nghệ hình ảnh hiện đại mạnh mẽ, điều đó được thể hiện tất cả trên Pen-F. Nếu ai đã từng biết về máy phim thời xưa của Olympus thì có thể sẽ hoài niệm lại với chiếc máy của năm 2016 này. Vẫn là một thiết kế cổ điển của dòng Pen ngày xưa, hai màu bạc và đen, thậm chí là logo Olympus Pen ở mặt trước cũng được khắc với font cổ điển nhằm tạo cái nhìn hoài cổ nhất có thể về máy. Vẻ cổ điển đó còn được thể hiện ở các nút bấm và bánh xe, nó được thiết kế rất gai góc và xù xì chứ không có nét nào hiện đại hết. Dải da mặt trước và một phần nhỏ phía sau thực chất là vật liệu giả da chứ không phải da thật trong khi khung máy là magnesium chắc chắn và cao cấp.
Cổ điển là vậy nhưng cấu hình của Pen-F không hề cổ chút nào, nó ngang ngửa với OM-D E-M5 Mark II, thâm chí cảm biến Live MOS còn có độ phân giải cao hơn. Tất cả những gì tinh túy nhất của Olympus đều được ứng dụng trên Pen-F như cảm biến M4/3 20MP tiên tiến, chống rung 5 trục, khả năng chụp ảnh 50MP, ISO 80-25600, dĩ nhiên là EVF và màn hình cảm ứng. Màn hình này có khả năng chạm để chụp và xoay lật ra trước để chụp tự sướng, ngoài ra giao diện Menu rất trực quan được mang từ E-M5 Mark II sang. Dù chỉ có cảm biến 20MP nhưng công nghệ di chuyển cảm biến bên trong cho phép máy chụp được tấm hình lên tới 50MP. Không biết họ dùng thuật toán như nào nhưng mình đã được xem thử hình dạng vậy và cảm thấy thật ấn tượng về độ sắc nét và chi tiết (dù cảm biến chỉ là M4/3 nhỏ hơn APS-C). Có lẽ Olympus và Panasonic là hai hãng hiếm hoi còn theo đuổi M4/3 chứ chưa lên Full-frame như một vài cái tên khác, nhưng dù sao bạn cũng nên yên tâm về chất lượng hình ảnh mà những chiếc máy Olympus mang lại. Dĩ nhiên Pen-F vẫn dùng ngàm chung với những máy OM-D vì thế bạn hoàn toàn có thể dùng những ống kính khác của Olympus trên Pen-F.
Olympus nói rõ hơn về chế độ chụp 40MP và hệ thống chống rung 5 trục mới
Olympus Pen-F hướng tới người dùng của trào lưu cổ điển với công nghệ hình ảnh hiện đại mạnh mẽ, điều đó được thể hiện tất cả trên Pen-F. Nếu ai đã từng biết về máy phim thời xưa của Olympus thì có thể sẽ hoài niệm lại với chiếc máy của năm 2016 này. Vẫn là một thiết kế cổ điển của dòng Pen ngày xưa, hai màu bạc và đen, thậm chí là logo Olympus Pen ở mặt trước cũng được khắc với font cổ điển nhằm tạo cái nhìn hoài cổ nhất có thể về máy. Vẻ cổ điển đó còn được thể hiện ở các nút bấm và bánh xe, nó được thiết kế rất gai góc và xù xì chứ không có nét nào hiện đại hết. Dải da mặt trước và một phần nhỏ phía sau thực chất là vật liệu giả da chứ không phải da thật trong khi khung máy là magnesium chắc chắn và cao cấp.

Olympus nói rõ hơn về chế độ chụp 40MP và hệ thống chống rung 5 trục mới


Cảm ơn công ty Max Marketing (đơn vị phân phối máy Olympus tại Việt Nam) đã cho mình mượn sản phẩm để thực hiện bài viết này.





























Xem ảnh gốc ở đây



















