Sau nhiều trông đợi, chiếc máy ảnh nhỏ gọn hơn của dòng Alpha 7 đã xuất hiện với tên gọi A7C. Chiếc máy sở hữu cảm biến ảnh full-frame với khả năng thay đổi ống kính với kích thước rất gọn, có thể đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh và quay phim chất lượng cao, màn hình lật phù hợp tiện cho việc tự chụp, làm vlog với khả năng lựa chọn đa dạng ống kính.
Ngay khi mẫu máy ảnh compact Cyber-shot RX1 năm 2012 và dòng máy thay đổi ống kính Alpha 7 ngay một năm sau đó thì rất nhiều người đã nghĩ đến việc Sony hoàn toàn có thể sản xuất được một chiếc máy nhỏ gọn như RX1 nhưng có thể thay đổi được ống kính. Tuy nhiên phải tới bây giờ, Sony mới hiện thực hoá mong mỏi của người dùng trong thời điểm Canon và Nikon đã đưa ra những sản phẩm tương tự có mức giá cạnh tranh là EOS RP và Z 5.
Khi cầm chiếc A7C, anh em dễ dàng thấy được sự nhỏ gọn của nó. Nếu đặt cạnh một chiếc máy như A6600 sẽ thấy máy chỉ nhỉnh hơn một vài milimet. Rõ ràng khi NEX-3/NEX-5 được ra mắt, Sony đã tính toán kỹ việc ngàm ống kính E-mount có thể sử dụng được ống kính khổ 35mm (full-frame).
Ngay khi mẫu máy ảnh compact Cyber-shot RX1 năm 2012 và dòng máy thay đổi ống kính Alpha 7 ngay một năm sau đó thì rất nhiều người đã nghĩ đến việc Sony hoàn toàn có thể sản xuất được một chiếc máy nhỏ gọn như RX1 nhưng có thể thay đổi được ống kính. Tuy nhiên phải tới bây giờ, Sony mới hiện thực hoá mong mỏi của người dùng trong thời điểm Canon và Nikon đã đưa ra những sản phẩm tương tự có mức giá cạnh tranh là EOS RP và Z 5.
Khi cầm chiếc A7C, anh em dễ dàng thấy được sự nhỏ gọn của nó. Nếu đặt cạnh một chiếc máy như A6600 sẽ thấy máy chỉ nhỉnh hơn một vài milimet. Rõ ràng khi NEX-3/NEX-5 được ra mắt, Sony đã tính toán kỹ việc ngàm ống kính E-mount có thể sử dụng được ống kính khổ 35mm (full-frame).
A7C sở hữu cảm biến ảnh Exmor R (BSI-CMOS) độ phân giải 24.2 MP, công nghệ BSI-CMOS lần đầu tiên Sony áp dụng cho dòng A7R II và sau này là A7 III, trong khi mãi đến thế hệ 3 của dòng A7S mới xuất hiện. Công nghệ cảm biến này giúp máy thu được ảnh với lượng sáng nhiều, đồng thời cải thiện độ nhiễu của hình ảnh khi chụp ISO cao. Vi xử lý BIONZ X cho dải ISO 100-51.200, tối đa lên đến 204.800. Sony A7C vẫn tích hợp hệ thống ổn định hình ảnh bên trong thân máy lên đến 5-stop.
Ở cạnh trên mang đến những nét tương đồng của dòng A7 với các cạnh vát, cũng như chất liệu tạo nên thân vỏ. Sony lượt bỏ đèn flash rời thường thấy ở dòng A6000, bổ sung bánh xe chỉnh EV-/+, nút quay phim được đưa lên cạnh trên. Thiết kế phần trên mang đến cảm giác vuông vắn, đồng thời cũng dễ nhận biết so với dòng A6000.
Kính ngắm điện tử OLED 2,4 triệu điểm ảnh quen thuộc với diện tích nhỏ, bao gồm cảm biến nhận diện tự chuyển hiển thị màn hình / EVF. Mình không thấy ngàm để gán eye-cup như dòng A6000. Thực tế kính ngắm vẫn hữu ích khi anh em cần chụp ở nơi nhiều ánh sáng, hay có điểm tựa hơn để ổn định máy khi cầm.
Hệ thống điều khiển phía sau tương đồng với dòng A6100: máy vẫn có vòng xoay kiêm nút đa chức năng làm trung tâm. Nút điều chỉnh AF-On không phải là loại gạt chọn 2 chức năng như dòng A6600. So với Nikon Z 5 thì A7C không có joystick và ít nút điều chỉnh hơn.
Sony tiếp tục sử dụng loại màn hình với khớp lật bên cạnh hông giúp hướng góc nhìn đối diện ra phía trước. Từ đó anh em có thể sử dụng để selfie, làm vlog dễ dàng hơn so với những mẫu máy Alpha trước đây.
Quảng cáo
Tay cầm của A7C có cảm giác cầm hơi nông do phần thân máy dày hơn A6600. Rõ ràng với kích thước nhỏ gọn thì đây là yếu tố mà anh em cần phải đánh đối. Chắc chắn những bên làm phụ kiện sẽ tạo ra những khung gắn phụ kiện để mở rộng diện tích cầm nắm.
A7C vẫn được trang bị viên pin FZ100, phiên bản mới có dung lượng cao hơn FW50 giúp máy chụp và quay được nhiều hơn.
Nhìn ở cạnh dưới thì anh em dùng Sony có thể biết đó không phải là dòng A6000, nhưng nếu chưa dùng dòng máy này sẽ thấy nó vẫn rất nhỏ gọn, không nghĩ đó là máy ảnh full-frame.
Sony vẫn để vị trí các cổng kết nối ở cạnh hông: từ microphone, tai nghe, HDMI đến USB-C và cả thẻ nhớ SD hỗ trợ UHS-II. Thiết kế này khiến màn hình khi xoay ra sẽ bị vướng, nhưng đó là điều phải đánh đổi khi anh em sử dụng như vậy. Sony có một hệ sinh thái phụ kiện microphone gắn cổng hot-shoe mà không cần gắn dây 3.5mm. Bên cạnh đó cổng USB-C cũng được thiết kế nằm sát mép màn hình nhất có thể để không bị chiếm diện tích màn hình khi lật ra phía trước.
Về tính năng, Sony đưa vào thuật toán lấy nét mới của dòng A7S III giúp việc chuyển nét tự động mượt mà với nhiều mức độ lựa chọn. Ngoài ra máy cũng được nâng cấp với Wi-Fi chuẩn 802.11ac băng tần 5 GHz giúp tăng tốc độ truyền tải dữ liệu với smartphone, chuyển hình ảnh thông qua FTP Server. Dù vậy giao diện của máy vẫn sử dụng phiên bản cũ, không phải là loại mới có bố trí menu bên cạnh trái như A7S III. Bên cạnh đó, A7C vẫn chỉ hỗ trợ khả năng quay phim 4K@30fps, tương tự như A7 III.
Quảng cáo
Có thể một số anh em khó tính chưa thể hài lòng về chiếc máy này. Nhưng điều quan trọng là khi xuất hiện trên thị trường, A7C sẽ là một lựa chọn cho anh em thực sự cần những đặc tính vốn là thế mạnh của nó như cảm biến full-frame BSI-CMOS, kích thước nhỏ gọn, thay được ống kính, đáp ứng đầy đủ các tính năng quay và chụp. Về giá bán, Sony A7C có thể sẽ cao hơn phiên bản A7 III khi mua thực tế, còn giá niêm yết sẽ thấp hơn.