Theo các báo cáo gần đây nhiều thành phố tại Trung Quốc đang áp dụng cách đưa ion bạc lên các đám mây để cố kích hoạt các cơn mưa với kỳ vọng có thể giảm bớt sự khô hạn đang hoành hành tại nhiều khu vực tại quốc gia này.
Ngoài cách dùng xe bán tải chở các dàn rocket nhỏ để di chuyển đến khu vực có mây và bắn rocket có gắn các cọc ion bạc vào đám mây như ở Hồ Bắc. Có nơi còn dùng các drone cỡ lớn chứa hóa chất lên trời để "mớm" mưa cho các đám mây hay như ở Tứ Xuyên. Rồi để cả màn sử dụng máy bay để bắn đạn pháo chứa ion bạc lên bầu khí quyển nữa.
Tuy nhiên 1 số nhà khoa học cho rằng việc này khá hên xui và rất có nguy cơ bởi kích hoạt là 1 chuyện, còn lượng mưa sẽ trút xuống có đúng ý không lại là 1 chuyện khác. Theo nghiên cứu liên quan đến dùng ion bạc để kích mưa vào năm 2019 thì đối với 1 số dạng mây nếu dùng hóa chất này sẽ làm lượng mưa tăng hơn 20% so với lượng mưa tự nhiên. Đấy là trong điều kiện mùa đông, khi ion bạc sẽ giúp tạo ra các hạt tuyết trong mây và làm tăng lượng mưa. Còn trong giai đoạn mùa hè, nhất là khi trời đang quá nóng và có quá ít mây thì vẫn chưa thể chắc chắn việc này sẽ tạo nên các cơn mưa mới hay không.
Trung Quốc hiện còn đang có dự án dùng các công nghệ mới trong xây dựng để đưa nước từ miền Nam lên miền Bắc, đây được cho là 1 siêu dự án với hàng loạt các kênh và đường hầm dự kiến được xây dựng. Tổng số tiền dành cho mục đích này lên tới 62 tỷ đô, riêng tiền cho việc xây đường hầm trữ nước ở Bắc Kinh đã là gần 9 tỷ đô. Nhưng việc này cũng lại bị cho là con dao 2 lưỡi bởi nguy cơ phân chia nước không đồng đều. Hiện tại miền Bắc và miền Trung Trung Quốc, vốn là 2 vùng ít bị hạn hán thì lại đang chịu hạn hán nặng nề, còn miền Nam thực tế mới là vùng hay chịu hạn hán. Nếu đem nước từ vùng hay hạn hán lên cứu vùng ít hạn hạn thì chính miền Nam sẽ lại chịu cảnh hạn hán tàn khốc hơn nữa.
Các nhà khoa học cũng đang tính dùng công nghệ khử mặn để lọc nước biển, nhưng vào thời điểm hiện tại công nghệ này quá đắt đỏ và chỉ áp dụng ở khu vực gần biển, không phù hợp với việc hạn chế hạn hán vào thời điểm hiện tại. Nước này cũng đang tập trung vào các công nghệ biến đổi gen để có thể giúp mùa màng chịu hạn tốt hơn nữa. Trung Quốc vừa mới phê chuẩn cho phép sử dụng các hạt giống đậu nành chống hạn của công ty Bioceres của Argentina. Dự kiến trong tương lai tới họ sẽ tăng mạnh những nghiên cứu để biến đổi gen cho lúa nước và lúa mì để chống lại thời tiết khắc nghiệt.
Với 1 quốc gia có tốc độ phát triển và sản xuất dựa phần lớn vào thủy điện như Trung Quốc thì họ đang ở trong thế khó. Thiếu điện từ riêng mảng năng lượng này dự kiến sẽ khiến hơn 1 triệu xe điện và 400 nghìn trạm sạc không có điện để hoạt động. Chưa kể mực nước thấp chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nước thuộc vùng hạ lưu của các con sông từ Trung Quốc đổ xuống, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Tham khảo Wired
Ngoài cách dùng xe bán tải chở các dàn rocket nhỏ để di chuyển đến khu vực có mây và bắn rocket có gắn các cọc ion bạc vào đám mây như ở Hồ Bắc. Có nơi còn dùng các drone cỡ lớn chứa hóa chất lên trời để "mớm" mưa cho các đám mây hay như ở Tứ Xuyên. Rồi để cả màn sử dụng máy bay để bắn đạn pháo chứa ion bạc lên bầu khí quyển nữa.
Tuy nhiên 1 số nhà khoa học cho rằng việc này khá hên xui và rất có nguy cơ bởi kích hoạt là 1 chuyện, còn lượng mưa sẽ trút xuống có đúng ý không lại là 1 chuyện khác. Theo nghiên cứu liên quan đến dùng ion bạc để kích mưa vào năm 2019 thì đối với 1 số dạng mây nếu dùng hóa chất này sẽ làm lượng mưa tăng hơn 20% so với lượng mưa tự nhiên. Đấy là trong điều kiện mùa đông, khi ion bạc sẽ giúp tạo ra các hạt tuyết trong mây và làm tăng lượng mưa. Còn trong giai đoạn mùa hè, nhất là khi trời đang quá nóng và có quá ít mây thì vẫn chưa thể chắc chắn việc này sẽ tạo nên các cơn mưa mới hay không.
Trung Quốc hiện còn đang có dự án dùng các công nghệ mới trong xây dựng để đưa nước từ miền Nam lên miền Bắc, đây được cho là 1 siêu dự án với hàng loạt các kênh và đường hầm dự kiến được xây dựng. Tổng số tiền dành cho mục đích này lên tới 62 tỷ đô, riêng tiền cho việc xây đường hầm trữ nước ở Bắc Kinh đã là gần 9 tỷ đô. Nhưng việc này cũng lại bị cho là con dao 2 lưỡi bởi nguy cơ phân chia nước không đồng đều. Hiện tại miền Bắc và miền Trung Trung Quốc, vốn là 2 vùng ít bị hạn hán thì lại đang chịu hạn hán nặng nề, còn miền Nam thực tế mới là vùng hay chịu hạn hán. Nếu đem nước từ vùng hay hạn hán lên cứu vùng ít hạn hạn thì chính miền Nam sẽ lại chịu cảnh hạn hán tàn khốc hơn nữa.
Các nhà khoa học cũng đang tính dùng công nghệ khử mặn để lọc nước biển, nhưng vào thời điểm hiện tại công nghệ này quá đắt đỏ và chỉ áp dụng ở khu vực gần biển, không phù hợp với việc hạn chế hạn hán vào thời điểm hiện tại. Nước này cũng đang tập trung vào các công nghệ biến đổi gen để có thể giúp mùa màng chịu hạn tốt hơn nữa. Trung Quốc vừa mới phê chuẩn cho phép sử dụng các hạt giống đậu nành chống hạn của công ty Bioceres của Argentina. Dự kiến trong tương lai tới họ sẽ tăng mạnh những nghiên cứu để biến đổi gen cho lúa nước và lúa mì để chống lại thời tiết khắc nghiệt.
Với 1 quốc gia có tốc độ phát triển và sản xuất dựa phần lớn vào thủy điện như Trung Quốc thì họ đang ở trong thế khó. Thiếu điện từ riêng mảng năng lượng này dự kiến sẽ khiến hơn 1 triệu xe điện và 400 nghìn trạm sạc không có điện để hoạt động. Chưa kể mực nước thấp chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nước thuộc vùng hạ lưu của các con sông từ Trung Quốc đổ xuống, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Tham khảo Wired