TSMC là cái tên luôn chiếm sóng trên các mặt báo công nghệ, họ luôn nhận được sự tán dương từ mọi người. Nhưng khi nhìn lại, TSMC vẫn là một công ty châu Á và đến từ Đài Loan, mà danh tiếng làm việc theo phong cách “karoshi”, hay “996” vẫn là một đặc sản của các doanh nghiệp châu Á. Kể cả khi TSMC có là tên tuổi hàng đầu trong ngành gia công bán dẫn, và là đối tác không thể thiếu của nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới thì TSMC vẫn không nằm ngoài quỹ đạo của văn hóa làm việc châu Á.
Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan là nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất và có giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên hãy dừng lại đôi chút, họ đến từ châu Á và họ đang xuất khẩu trải nghiệm làm việc mệt mỏi, tàn khốc đến các cơ sở mà họ xây ở Hoa Kỳ. Trái với niềm ao ước của đa số người lao động Đông Á là đều mong mỏi được làm việc tại xưởng đúc chip của công ty, thì tại Hoa Kỳ việc tuyển nhân viên cho các xưởng đúc Arizona lại trở nên khó khăn. Và ngay cả khi so với một hãng sản xuất chip đang gặp khó là Intel, họ còn dễ tuyển nhân công hơn là TSMC, bởi vì đơn giản Intel không đến từ châu Á, mà người Mỹ thì không chấp nhận văn hóa làm việc châu Á.
Nhà máy TSMC lúc đang xây dựng tại Phoenix, bang Arizona, Hoa Kỳ.
Fortune cho biết hồ sơ của TSMC trên Glassdoor, nền tảng mà các nhân viên hiện tại và cựu nhân viên đánh giá ẩn danh các công ty, không vẽ nên một bức tranh tươi đẹp về văn hóa làm việc của gã khổng lồ công nghệ. Công ty chỉ có 27% đánh giá hài lòng từ 91 bài đánh giá. Để so sánh, xếp hạng hài lòng của Intel là 85%, và đó là từ hàng chục nghìn bài đánh giá. Con số 27% từ 91 bài nhận xét dĩ nhiên không đủ lớn để kết luận về mức độ hài lòng với TSMC, nhưng nó là chỉ báo cho một vấn đề ai cũng đoán ra: TSMC là công ty châu Á, với kiểu làm việc 996+. Trong nhiều trường hợp, một mẫu nhỏ vẫn có thể mang tính đại diện.
Bức tranh u tối
Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan là nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất và có giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên hãy dừng lại đôi chút, họ đến từ châu Á và họ đang xuất khẩu trải nghiệm làm việc mệt mỏi, tàn khốc đến các cơ sở mà họ xây ở Hoa Kỳ. Trái với niềm ao ước của đa số người lao động Đông Á là đều mong mỏi được làm việc tại xưởng đúc chip của công ty, thì tại Hoa Kỳ việc tuyển nhân viên cho các xưởng đúc Arizona lại trở nên khó khăn. Và ngay cả khi so với một hãng sản xuất chip đang gặp khó là Intel, họ còn dễ tuyển nhân công hơn là TSMC, bởi vì đơn giản Intel không đến từ châu Á, mà người Mỹ thì không chấp nhận văn hóa làm việc châu Á.

Nhà máy TSMC lúc đang xây dựng tại Phoenix, bang Arizona, Hoa Kỳ.
Fortune cho biết hồ sơ của TSMC trên Glassdoor, nền tảng mà các nhân viên hiện tại và cựu nhân viên đánh giá ẩn danh các công ty, không vẽ nên một bức tranh tươi đẹp về văn hóa làm việc của gã khổng lồ công nghệ. Công ty chỉ có 27% đánh giá hài lòng từ 91 bài đánh giá. Để so sánh, xếp hạng hài lòng của Intel là 85%, và đó là từ hàng chục nghìn bài đánh giá. Con số 27% từ 91 bài nhận xét dĩ nhiên không đủ lớn để kết luận về mức độ hài lòng với TSMC, nhưng nó là chỉ báo cho một vấn đề ai cũng đoán ra: TSMC là công ty châu Á, với kiểu làm việc 996+. Trong nhiều trường hợp, một mẫu nhỏ vẫn có thể mang tính đại diện.
Các lời phàn nàn bao gồm ngày làm việc mười hai giờ, ca làm việc phổ biến vào cuối tuần và sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống thật "khốc liệt". Một người đã viết rằng họ thấy mọi người ngủ trong văn phòng suốt một tháng. Tất cả đều là những điều đã quá quen với nhân viên châu Á. Ta hãy nhìn lại đã, có một công ty Mỹ cũng hướng đến phong cách miệt mài này, đó chính là… Tesla, thêm nữa là… Twitter. Cũng không lạ gì khi ông chủ của Tesla, kiêm ông chủ Twitter mới đây đã sang Trung Quốc để học hỏi về văn hóa làm việc “tích cực”, “năng động” ở đây. Chính ông Musk cũng làm gương khi thiết lập hẳn một chỗ ngủ trong văn phòng công ty.
"TSMC là công ty về sự vâng lời [và] chưa sẵn sàng cho nước Mỹ," một kỹ sư đã viết vào tháng Giêng. Cũng có những lời phàn nàn về việc đào tạo kém, căng thẳng, khối lượng công việc nặng nề và bầu không khí quân phiệt. Bầu không khí quân phiệt là như nào? Đó có thể là sự quát tháo, hô hiệu lệnh nghe điếng hồn, kỷ luật thép như trong quân đội Nhật Bản thời thế chiến thứ hai. Công ty giá trị nhất Đài Loan có thể đã học tập được nhiều điều hay ho từ người Nhật vì hòn đảo này có thời nằm dưới quyền cai trị của Nhật.

Nhà máy của TSMC ở ngoại ô Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Căng thẳng địa chính trị cũng không ngăn cản việc TSMC xây dựng cơ sở ở đại lục. Ảnh: NY Times
Tháng 12 năm ngoái, TSMC đã thông báo rằng họ sẽ đầu tư tới 40 tỷ đô la vào việc xây dựng hai nhà máy sản xuất chip tiên tiến – sử dụng quy trình 4nm và 3nm – ở Arizona, biến đây trở thành một trong những khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và là điều mà Trung Quốc không lấy làm vui vẻ. Dù vậy Trung Quốc ắt hẳn sẽ hạnh phúc về chuyện khác, đó là TSMC có thể đối xử với nhân công người Mỹ giống như cách mà các công ty Trung Quốc luôn làm. TSMC cho biết họ sẽ thuê 4,500 công nhân mới để hỗ trợ hai nhà máy. Thật chẳng có gì ngạc nhiên khi chứng kiến văn hóa làm việc khắc nghiệt, tiêu chuẩn cứng nhắc và thời gian đào tạo bắt buộc lên tới 18 tháng tại Đài Loan đang khiến tất cả các vị trí đó trở nên đầy thách thức.
Nhưng TSMC cũng đang cân nhắc cách đối đãi phù hợp
Tờ Focus Taiwan cho biết rằng Chủ tịch TSMC Mark Liu (Lưu Đức Âm) đã trả lời bài báo của Fortune bằng cách nói rằng công ty không yêu cầu nhân viên Hoa Kỳ tuân thủ các tiêu chuẩn văn hóa làm việc giống như những tiêu chuẩn được quan sát thấy ở Đài Loan, cho thấy nhân viên Mỹ có điều đó dễ dàng hơn những nhân sự ở quốc gia châu Á. Ông ấy có thể đúng: Fortune đã nói chuyện với một công nhân TSMC người Mỹ ở Đài Loan, người này cho biết các nhân viên thường làm thêm giờ để hoàn thành khối lượng công việc nhưng ngại yêu cầu được trả tiền cho việc đó.
Liu nói thêm rằng bất kỳ ai không muốn làm theo ca không nên tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn và thậm chí sau đó, họ chỉ nên làm như vậy nếu họ có niềm đam mê với công việc hơn là thuần túy mong muốn có mức lương hậu hĩnh.

Chủ tịch Mark Liu của TSMC.
Ông Liu có lý vì theo tiêu chuẩn châu Á, làm việc tăng ca liên tục và đầu tắt mặt tối là dấu hiệu của niềm đam mê và giàu nghị lực. Ngược lại cũng theo góc nhìn châu Á, không dành ít nhất 12 giờ/ngày cho công việc có thể là triệu chứng của sự lười biếng và thiếu ý chí. Không chỉ xuất hiện trên lời lẽ của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Á, mà những quan điểm tương tự được đa số người dân ở đây tán đồng. Kể cả việc đứng một chỗ suốt 12 tiếng, chỉ để dán nhãn dán lên sản phẩm cũng là một niềm đam mê theo quan điểm của ông Liu. Tất nhiên, có quan điểm ngược lại cho rằng có sự khác biệt giữa niềm đam mê với công việc của bạn và mong đợi ai đó sẽ làm công việc đó toàn bộ cuộc đời. Nhưng quan điểm màu hồng đó sẽ sớm bị TSMC dập tắt vì họ là nhà gia công bán dẫn giá trị nhất thế giới, mà nếu đã là công ty thành công thì mọi điều họ nói ra luôn được coi là đúng đắ, hợp thời.
Có một điểm sáng ở đây: Kể từ khi báo cáo Fortune được công bố, xếp hạng về sự hài lòng trên Glassdoor của TSMC đã tăng lên 59%, mặc dù con số đó vẫn không lớn so với những đối thủ như Intel. Nhưng liệu điều này có kéo dài không trước tình hình kinh tế suy thoái, còn các giá trị mới đến từ châu Á đang được tôn vinh thì xem ra đây chỉ là bước lùi tạm thời của TSMC trước khi mọi tiêu chuẩn làm việc ở Đài Loan được TSMC áp dụng tại các xưởng đúc ở Mỹ.
Quảng cáo

Còn đây là kết quả đánh giá mới nhất của nhà máy TSMC tại Bắc Mỹ: 39%. Ảnh: Glassdoor
Lại có thêm một động lực quan trọng để TSMC sớm áp dụng bộ tiêu chuẩn này. Đó là trong tháng trước, có thông tin cho rằng chi phí bổ sung liên quan đến việc thành lập nhà máy sản xuất chip ở Mỹ so với việc thành lập nhà máy ở châu Á có thể khiến chip TSMC sản xuất tại Mỹ có giá cao hơn 30% so với sản xuất tại Đài Loan.
Cựu kỹ sư TSMC: Người Mỹ là khó quản lý nhất
Một số kỹ sư của TSMC cho biết họ lo ngại về cách mà nhà máy ở Arizona sẽ trộn lẫn nhân công người Mỹ và Đài Loan. Ở Đài Loan, các kỹ sư làm việc nhiều giờ và ca cuối tuần, họ nói đùa rằng họ “bán gan” để làm việc cho nhà sản xuất chip. Họ nói rằng những hy sinh như vậy có thể ít hấp dẫn hơn đối với nhân viên ở Hoa Kỳ.
Wayne Chiu, một kỹ sư đã rời TSMC vào năm ngoái, cho biết anh đã nghĩ đến việc tham gia vào nỗ lực mở rộng ra nước ngoài của công ty nhưng không còn hứng thú sau khi nhận ra rằng anh ấy có thể sẽ phải đảm nhận nhiều công việc hơn để bù đắp cho sự thiếu nỗ lực và kỹ năng của nhân viên người Mỹ.
Ông nói: “Điều khó khăn nhất khi sản xuất tấm wafer không phải là công nghệ. Khó khăn nhất là công tác quản lý nhân sự. Người Mỹ tệ nhất trong khoản này, vì người Mỹ khó quản lý nhất.”
Ba nhân viên của TSMC từng đào tạo các kỹ sư người Mỹ cho biết rất khó để tiêu chuẩn hóa các hoạt động giữa họ. Trong khi các công nhân Đài Loan làm theo những gì họ được bảo phải làm mà không nghi ngờ gì, thì các nhân viên người Mỹ đã thách thức các nhà quản lý, họ đặt câu hỏi xem liệu có thể có phương pháp làm nào tốt hơn hay không, các nhân viên cho biết.
Không đặt câu hỏi trong quá trình làm chip, là một đức tính đậm tính cổ truyền mà chỉ nhân viên châu Á mới có được, kể cả là trong ngành công nghệ cao. Dù cổ truyền nhưng đó lại là phương châm mà công ty châu Á đang dùng để "giáo dục" lại người Mỹ về thế nào là cách làm việc đúng đắn, phải lẽ.
Quảng cáo

Với TSMC, người Mỹ cần học tập phong cách làm việc của châu Á: chỉ làm miệt mài với chiếc khẩu trang thường trực, như một biểu tượng cho sự cần cù và không đặt vấn đề. Ảnh: NY Times
Một số người Mỹ gặp khó khăn khi được giao nhiều nhiệm vụ, đôi khi… từ chối nhiệm vụ mới thay vì làm việc chăm chỉ hơn để hoàn thành mọi việc, một kỹ sư của TSMC ở Arizona cho biết. Tám công nhân Đài Loan tin rằng những người [Đài Loan] làm việc ở Phoenix sẽ gánh vác trách nhiệm lớn hơn các đồng nghiệp Mỹ của họ, họ nói.
Khi xét đến những lời giáo huấn đậm chất Nho gia về tinh thần cống hiến hết mình bởi chính các nhân viên TSMC, chứ không phải là từ những người có vai vế như ông Mark Liu thì chúng ta thấy bảng cáo tài chính ảm đạm vừa qua của Intel, một công ty cũng có nhà máy ở Arizona, cũng không phải là quá tệ.
Hay kết quả như vậy là do họ đã không áp dụng các tiêu chuẩn làm việc khắc nghiệt như TSMC? Có thể lắm, bởi vì như kỹ sư Wayne Chiu đã nói, vấn đề khi làm chip không phải là công nghệ, mà là… quản lý nhân sự. Hay nói trắng ra, là việc có đưa vào phong cách làm việc kiểu trại lính hay không, chứ chẳng phải là những cách quản lý không bao giờ áp dụng được như trong mớ sách vở về quản trị nhân sự. Nhiều nguyên nhân cho sự trì trệ hiện nay của Intel đã được chỉ ra, mà nổi bật nhất là chậm chân khi áp dụng công nghệ in quang khắc EUV, nhưng đó chỉ là nguyên nhân về công nghệ. Lý do chính là vì Intel đã quá dễ dãi với nhân viên. Đó chắc hẳn cũng là ý kiến của ông Mark Liu dù không nói ra.
Theo New York Times, Tech Spot