Rất nhiều lợi ích của Mặt trăng đối với Trái đất đang hiện hữu mà bạn không biết. Và theo một nghiên cứu mới, các nhà khoa học cho rằng có thể chính "vệ tinh" này đã giữ cho bầu khí quyển của hành tinh chúng ta an toàn trước sự vận động mạnh mẽ của Mặt trời giai đoạn cách đây hơn 4 tỷ năm. Ngày nay, từ trường của Mặt trăng đã không còn, nhưng các bằng chứng thu thập bởi sứ mệnh Apollo gần đây tiết lộ đã từng có giai đoạn Mặt trăng có từ trường của nó, tầm khoảng 4,2 đến 3,4 tỷ năm trước. Thời điểm ấy, khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất gần hơn gấp 2 lần hiện tại. James Green đang làm việc tại NASA và các cộng sự của ông đã sử dụng thông tin này để lập mô hình tương tác giữa từ trường Mặt trăng thuở sơ khai với Trái đất. Họ phát hiện ra rằng từ trường của Mặt trăng và Trái đất từng có lúc đã kết hợp với nhau để tạo ra một từ quyển có tác dụng bảo vệ. Theo thông tin mình tìm được trên Wiki, từ quyển chính là vùng không gian bao quanh một hành tinh được điều khiển bởi từ trường của hành tinh đó.
Từ quyển này đã tồn tại ít nhất vài năm triệu năm, trước khi Mặt trăng dần trôi ra xa Trái đất khiến cho lõi nguội dần đi. Các nhà khoa học tin rằng Mặt trời đã hoạt động tích cực hơn trong thời kỳ đầu sau khi ra đời, phóng ra nhiều hạt mặt trời gấp 100 lần so với bây giờ. Lẽ ra, quá trình khắc nghiệt đó đã tước đi bầu khí quyển của Trái đất, khiến cho triển vọng hình thành sự sống trở nên vô cùng ảm đạm. Nhưng mọi chuyện như các bạn thấy đó, sự sống trên Trái đất lại vô cùng thăng hoa. Giờ đây, chúng ta đã biết được sự giúp đỡ đó đến từ chính Mặt trăng - nguồn ánh sáng trắng tròn vành vạnh trên bầu trời mỗi 15 âm lịch. Ngoài việc phân tích những gì đã xảy ra trong quá khứ để nhấn mạnh vai trò của Mặt trăng, phát hiện mới này còn có ý nghĩa trong việc tìm kiếm sự sống ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Nói cách khác, giờ đây, hướng đi sắp tới của các nhà khoa học là đi tìm các ngoại hành tinh có Mặt trăng, bởi đó có thể chính là dấu hiệu khởi nguồn cho sự sống.
Nguồn: NS
Từ quyển này đã tồn tại ít nhất vài năm triệu năm, trước khi Mặt trăng dần trôi ra xa Trái đất khiến cho lõi nguội dần đi. Các nhà khoa học tin rằng Mặt trời đã hoạt động tích cực hơn trong thời kỳ đầu sau khi ra đời, phóng ra nhiều hạt mặt trời gấp 100 lần so với bây giờ. Lẽ ra, quá trình khắc nghiệt đó đã tước đi bầu khí quyển của Trái đất, khiến cho triển vọng hình thành sự sống trở nên vô cùng ảm đạm. Nhưng mọi chuyện như các bạn thấy đó, sự sống trên Trái đất lại vô cùng thăng hoa. Giờ đây, chúng ta đã biết được sự giúp đỡ đó đến từ chính Mặt trăng - nguồn ánh sáng trắng tròn vành vạnh trên bầu trời mỗi 15 âm lịch. Ngoài việc phân tích những gì đã xảy ra trong quá khứ để nhấn mạnh vai trò của Mặt trăng, phát hiện mới này còn có ý nghĩa trong việc tìm kiếm sự sống ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Nói cách khác, giờ đây, hướng đi sắp tới của các nhà khoa học là đi tìm các ngoại hành tinh có Mặt trăng, bởi đó có thể chính là dấu hiệu khởi nguồn cho sự sống.
Nguồn: NS