Văn phòng sáng chế Mỹ: AI không thể đóng vai một nhà phát minh

P.W
15/2/2024 16:8Phản hồi: 9
Văn phòng sáng chế Mỹ: AI không thể đóng vai một nhà phát minh
Hướng dẫn mới của văn phòng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ vừa đưa ra quan điểm rõ ràng, AI không thể đóng vai trò một nhà sáng chế, góp tên vào bằng sáng chế đăng ký tại Mỹ. Văn phòng sẵn sàng xem xét việc cấp bằng sáng chế cho những sở hữu trí tuệ được tạo ra nhờ sự trợ giúp của trí thông minh nhân tạo, nhưng vẫn cần những nhà sáng chế là con người “đóng góp phần lớn” công sức vào quá trình sáng chế.

Cụ thể hơn văn bản của USPTO viết rằng những sáng chế được AI trợ giúp “không hẳn là không thể đăng ký bản quyền sáng chế, nhưng những phân tích về sáng chế cần phải tập trung vào sự đóng góp của con người, vì bằng sáng chế được tạo ra để khích lệ và khen thưởng cho sự sáng tạo của con người.” Thuật toán máy móc có thể được nêu tên và cám ơn, chứ không được đóng vai trò là nhà sáng chế một sở hữu trí tuệ.

Giám đốc USPTO, Kathi Vidal viết: “Cần có sự cân bằng hợp lý giữa việc cấp bằng sáng chế để bảo vệ sáng tạo của con người, với những đầu tư phục vụ cho việc nghiên cứu AI đủ thông minh để hỗ trợ con người, không vô tình giới hạn sự sáng tạo trong tương lai.”

Văn phòng sáng chế Mỹ đưa ra ví dụ về “đóng góp đáng kể” của con người trong quá trình tạo ra sở hữu trí tuệ. Hoặc con người tạo ra đủ thông tin nhập vào thuật toán AI để được coi là có đóng góp rõ ràng. “Còn trong một số trường hợp, con người thiết kế, xây dựng hay huấn luyện hệ thống AI nhìn vào một vấn đề cụ thể để tìm ra hướng giải quyết, cũng có thể coi là nhà phát minh."

Vậy là phía Mỹ sẽ coi AI giống như một trong rất nhiều những công cụ cho phép hỗ trợ các nhà phát minh tạo ra những sáng chế và sở hữu trí tuệ mới.

Bản thân những tranh cãi xoay quanh việc AI có thể đóng vai một nhà sáng chế thay thế cho con người hay không, đã xuất hiện từ thời điểm trước cả khi ChatGPT được OpenAI ra mắt tới mọi người trên toàn thế giới. Năm 2021, tòa án ở Alexandria, bang Virginia ra phán quyết nói rằng sáng chế chỉ có thể đăng ký bản quyền với tên của một cá nhân có thật, “một con người tự nhiên”. Phán quyết này xoay quanh câu chuyện của nhà sáng lập công ty phát triển công nghệ neural network Imagination Engines Inc., Stephen Thaler. Vị này nói rằng hệ thống AI mang tên DABUS (Device for Autonomous Bootstraping of Unified Sentience) đã tạo ra những bản mẫu độc nhất của nhiều sản phẩm như giá đựng cốc hay cọc đèn khẩn cấp.

Cả tòa phúc thẩm lẫn tòa án tối cao của Mỹ đều giữ nguyên quan điểm của tòa sơ thẩm, phủ nhận quan điểm của Thaler. Ông này sau đó cũng cố gắng thử đăng ký bản quyền thiết kế sản phẩm do AI tạo ra ở Anh Quốc, và cũng bị từ chối.

Tháng 8 năm 2023, thẩm phán Beryl A. Howell đã giữ nguyên phán quyết của văn phòng sáng chế Hoa Kỳ, nói rằng những tấm hình do AI tạo ra không thể đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ.

Theo Techspot
9 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình nghĩ là hợp lý
Mình cũng thấy hợp lý.
Tôi thấy rất hợp lý
Hanhsisken
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Vài hôm là anh ấy đổi luật vì lý do khác thôi 😁 luật Mỹ mà
@Hanhsisken Khi nào họ đổi thì lúc đó vô mỉa mai cũng còn kịp.
A.I cảm thấy bị phân biệt đối xử > AI vùng lên phản kháng > bùng nổ chiến tranh giữa con người và máy móc > kẻ hủy diệt is real
Buồn ghê...
Thì người đứng tên hộ AI thôi;
Quản ko đc thì cấm, tư duy y chang mấy thằng v+
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 Lịt pẹ thèng ngôn lù này! Quy luật tự nhiên là chính sách luôn đi sau thực tế xh

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019