Chúng ta thường quen thuộc với việc thời ông bà mình có tới 9-10 người con, tới đời cha mẹ chúng ta chỉ có khoảng 3-5 con, còn bây giờ đời 8X 9X chúng ta chỉ đẻ có 1-2 con mà thôi, nhà nào nhiều lắm thì 3 con, rất ít gia đình 8X nào đẻ trên 4 con. Có một định kiến tồn tại không chỉ ở các nước Á Đông mà ngay cả Âu Mỹ cũng có, đó là nhiều người cảm thấy “quan ngại” giùm cho những đứa trẻ là con một trong nhà, nguyên nhân vì sao, mời anh em cùng đọc bài viết của Chiara Dello Joio, một nữ nhà văn sinh sống và làm việc ở New York, Mỹ.
Chiara Dello Joio: Khi tôi còn nhỏ, là con một trong nhà không có anh chị em, tôi thường xuyên là mối quan ngại của mọi người xung quanh. “Cháu không thấy cô đơn hả?” “Chắc mày thích có em để chơi chung lắm nè.” Người ta thì thường hay hỏi mẹ tôi “Khi nào sinh em cho nó?”
Tác giả Chiara Dello Joio
Khi tôi lớn lên, sự cảm thông đó dần chuyển thành sự nghi ngờ, mọi người cứ lặp đi lặp lại “Mày là con một” như là lý do mỗi khi tôi giả vờ tỏ ra mạnh mẽ, hoặc giả bị bệnh để trốn chơi “banh khờ” với lũ bạn. Ở nơi tôi sống, thành kiến của mọi người về con một thường là những đứa trẻ hư hỏng, ích kỉ, lập dị, hoặc đơn giản là 1 đứa “ông/bà cụ non”.
Chính các thành kiến đó đã vô tình khiến cho những đứa trẻ là con một cảm thấy tiếc nuối cho tuổi thơ của chúng chỉ vì đã không có anh chị em, mà trở thành 1 kẻ lập dị trong mắt người khác.
Chiara Dello Joio: Khi tôi còn nhỏ, là con một trong nhà không có anh chị em, tôi thường xuyên là mối quan ngại của mọi người xung quanh. “Cháu không thấy cô đơn hả?” “Chắc mày thích có em để chơi chung lắm nè.” Người ta thì thường hay hỏi mẹ tôi “Khi nào sinh em cho nó?”
Tác giả Chiara Dello Joio
Khi tôi lớn lên, sự cảm thông đó dần chuyển thành sự nghi ngờ, mọi người cứ lặp đi lặp lại “Mày là con một” như là lý do mỗi khi tôi giả vờ tỏ ra mạnh mẽ, hoặc giả bị bệnh để trốn chơi “banh khờ” với lũ bạn. Ở nơi tôi sống, thành kiến của mọi người về con một thường là những đứa trẻ hư hỏng, ích kỉ, lập dị, hoặc đơn giản là 1 đứa “ông/bà cụ non”.
Chính các thành kiến đó đã vô tình khiến cho những đứa trẻ là con một cảm thấy tiếc nuối cho tuổi thơ của chúng chỉ vì đã không có anh chị em, mà trở thành 1 kẻ lập dị trong mắt người khác.
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng những đứa trẻ con một sẽ hư hỏng hơn trẻ có anh chị em, nhưng có thống kê cho rằng trẻ em 8 tuổi trở lên, bao gồm những đứa là con một, được cho là có thành kiến với các đứa trẻ là con một. Chúng ta không thể trách chúng vì bản thân từ “con một” (only child) đã mang tính phân biệt rõ ràng rồi, only có nghĩa độc nhất, là “đứa trẻ cô đơn”. Người ta thường hỏi nhau “Khi nào mày đẻ con?” (When you'll have kids - số nhiều) chứ không hỏi là khi nào đẻ 1 đứa con?
Gần 140 năm trước, một nghiên cứu tên là “Những đứa trẻ Dị biệt và Đặc biệt” được thực hiện năm 1896 bởi E. W. Bohannon của trường ĐH Clark. Sau khi quan sát 1000 đứa trẻ, ông đã rút ra kết luận chung về “sự đặc biệt” của 46 đứa là con một: Chúng có bạn bè “tự tưởng tượng ra”, thường xuyên nghỉ học, hay bất đồng với bạn bè cùng lứa, thông thường chúng rất được nuông chiều, và đa số chúng có sức khỏe kém."
Tuy nhiên, đa số trẻ em trong nghiên cứu của Bohannon sống ở các nông trại biệt lập, nơi cha mẹ chúng làm việc cả ngày, vì vậy điều dễ hiểu hơn là những đứa trẻ có anh chị em sẽ dễ thích nghi cuộc sống hơn những đứa là con một, không có anh em để tương tác cùng. Tuy nhiên, tiến sĩ tâm lý học G. Stanley Hall (1844 - 1924), chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, đã từng nói “Bản thân con một đã là 1 chứng bệnh.”
Thành kiến về con một càng ngày càng phổ biến hơn ở Mỹ. Năm 1922, nhà tâm lý học A. A. Brill viết rằng: “Sẽ tốt hơn cho mỗi chúng ta nói riêng và nhân loại nói chung, nếu xã hội không có những đứa trẻ là con một.” Nhiều năm sau đó, thời báo The New York Times có bài báo “Hội chứng Con Một”, khuyên các cặp vợ chồng nên nhận nuôi thêm 1 đứa trẻ nếu họ không thể sinh con thứ 2.
Năm 1979, nhà văn, nhà tâm lý học George W. Crane (1901 - 1995) đã khuyên mọi người không nên kết hôn với những người là con một, ông viết: Sự phi lý và kém linh hoạt của họ sẽ làm tăng tỷ lệ ly hôn.
Ngày nay, tỷ lệ sinh của các cặp đôi giảm làm cho con một phổ biến hơn nhiều so với ngày xưa. Tỷ lệ sinh của phụ nữ Mỹ từ 3.6 con hồi năm 1957 đã giảm xuống chỉ còn 1.7 con vào năm 2021. Tuy nhiên, tâm lý của nhiều người vẫn thích có đông con hơn.
Năm 2015, khảo sát của Pew Research Center nói rằng có tới 86% cặp vợ chồng muốn có ít nhất 2 con. Năm 2018, con số đó tăng lên ít nhất 3 con, hoặc nhiều hơn càng tốt.
Toni Falbo, nữ tiến sĩ giảng dạy môn Tâm lý học sinh năm 1947 của trường ĐH Texas (thành phố Austin, Texas, Mỹ), người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu con một và các anh chị em, đúc kết được rằng: áp lực tài chính và sự phấn đấu cho sự nghiệp ảnh hưởng nhiều tới tỉ lệ sinh của phụ nữ. Đặc biệt là hiện nay chi phí nuôi con và cho con học đại học quá cao. Hơn nữa, phụ nữ hiện đại kết hôn và sinh con trễ hơn hồi xưa, khiến cho họ ít còn thời gian để đẻ thêm (nhiều) con. Tuy nhiên, bà Toni Falbo tin rằng những điều đó sẽ giúp kích thích sự hiểu biết của mọi người về hình thức của 1 gia đình sẽ như thế nào.
Quảng cáo
Tất nhiên, mối quan hệ anh chị em sẽ phong phú và có tính chất xây dựng; có lẽ nhiều người (là đứa trẻ có anh chị em) sẽ không thể hình dung được họ sẽ lớn lên như thế nào nếu không có anh mình hoặc em mình. Nhưng điều đó khác hoàn toàn với trẻ em là con một. Con một sẽ có những mối quan hệ khác thay thế được tình anh chị em.
Nghiên cứu cho thấy con một có sự gắn kết hơn với cha mẹ chúng, họ cũng thân thiết với cha mẹ hơn so với các đứa trẻ có anh em. Con một cũng có thể thấy cởi mở hơn khi trò chuyện với giáo viên, có lẽ vì ở nhà chúng chỉ trò chuyện với người lớn (là cha mẹ) chứ không có người cùng trang lứa để nói chuyện.
Trẻ em ngày nay cũng khác với trẻ em sống ở nông trại thời cuối thế kỉ 19 của E. W. Bohannon: dành phần lớn thời gian chơi với bạn bè, ở trường, ở nhà và các hoạt động ngoại khóa. Tác giả Chiara Dello Joio nói: Lớn lên là đứa trẻ con một, tôi có những đứa bạn thân như chị em ruột thịt.
Thực tế, hầu hết các nghiên cứu gần đây không cho thấy con một có các nhược điểm rõ ràng nào, trong khi cho thấy con một thường có chỉ số IQ cao hơn, mục tiêu học hành cao hơn - có lẽ nhờ một phần chúng được cha mẹ yêu thương hơn và được dồn nhiều nguồn lực tài chính hơn.
Một nghiên cứu của Viện sức khỏe trẻ em và sự phát triển con người Hoa Kỳ, cho thấy trẻ em có anh em và trẻ em là con một, đều có tỉ lệ bằng nhau về công việc làm, hôn nhân, sự xê dịch (đi lại, du lịch) và số con cái trung bình.
Năm 1960, một nghiên cứu dài hạn được thực hiện khi phỏng vấn hơn 400.000 trẻ vị thành niên, và phỏng vấn thêm 3 lần nữa vào các mốc 1 năm, 5 năm và 11 năm sau khi chúng tốt nghiệp cấp 3 (hoặc đáng lý sẽ tốt nghiệp đối với các em nghỉ học sớm). Kết luận rằng trẻ em con một có xu hướng thích ở 1 mình hơn và ít tham gia các hội nhóm.
Quảng cáo
(Bản thân tác giả cũng vậy, hồi nhỏ bà thường dành nhiều thời gian để đi các hội chợ sách, có những nhóm bạn tưởng tượng là các nhân vật hư cấu trong truyện, bà không biết rằng bà lúc nhỏ cũng từng có thời gian không hòa đồng).
Năm 2016, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã chụp MRI não và phát hiện rằng trẻ con một có tính linh hoạt cao hơn trẻ có anh chị em, trong khi mức độ hài lòng của chúng về mọi thứ lại thấp hơn. Tính linh hoạt là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số sáng tạo của trẻ em.
Có thể thấy, trẻ em con một không hòa đồng thường là do định kiến xã hội đã không khuyến khích chúng. Thật khó để phân biệt được các “tố chất” có được của trẻ em con một so với trẻ có anh chị em. Nghiên cứu cuối thế kỉ 19 của Bohannon từng như 1 miếng kẹo sing-gum dính dưới đế giày, tôi đã phải mất nhiều năm để gột bỏ định kiến đó trong đầu mình, tác giả Chiara Dello Joio nói.
Tác giả Chiara Dello Joio kết lại: Tôi đã viết 1 bài luận dài để lập luận rằng trẻ em con một bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng bây giờ khi đã tới phần kết luận, tôi cũng không chắc là mình đã làm được điều đó hay là chỉ làm suy yếu đi lập luận của mình. Có lẽ, để khẳng định trẻ con một bình thường như mọi người, chỉ có chính những đứa trẻ con một đó mới có thể tự chứng minh được mà thôi.
Theo TheAtlantic